Văn kiện đại hội, ban chấp hành trung ương Đảng lao động Việt Nam xuất bản, 1960, tập1 tr182,

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội miền Bắc 1954-1960 (Trang 31 - 37)

Ngay khi bắt tay vào thời kỳ đầu khôi phục kinh tế, Hội nghị Bộ chính trị họp tháng 9/1954 đã chỉ thị như sau: “ Cần hết sức coi trọng công tác phục hồi công thương nghiệp, làm cho các xí nghiệp công và tư hiện có được tiếp tục kinh doanh…Công thương nghiệp tư nhân nhất luật được bảo hộ…Phàm là công thương nghiệp có lợi cho quốc kế dân sinh đều được khuyến khích phục hồi và phát triển”. Từ đầu năm 1955, Đảng, chính phủ và nhân dân ta đã được Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN anh em khác giúp đỡ trong việc khôi phục, xây dựng công nghiệp vào giao thông vận tải. Trong 3 năm khôi phục, nhà nước đã chi nhiều nhất vào trong ngành vận tải, bưu điện rồi đến công nghiệp và ngày càng chi nhiều vào công nghiệp. Trong kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957), số vốn bỏ vào công nghiệp chiếm 30 % tổng số vốn xây dựng cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Trong đó năm 1955, vốn chi vào công nghiệp bằng 6,9 % tổng số vốn đầu tư vào việc xây dựng cơ bản, năm 1956 bằng 30,6 % và năm 1957 bằng 41,8 %. So sánh năm với năm trước thì vốn chi vào công nghiệp năm 1956 bằng 781,9% năm 1955 và năm 1957 bằng 133 % năm 1956. Do tình hình kinh tế lúc đó chưa cho phép chúng ta tập trung lực lượng vào xây dựng công nghiệp, nên trước hết ta phải xây dựng công nghiệp bắt đầu từ nông nghiệp. Trước mắt phải gấp rút phục hồi và phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là trọng tâm, để mau chóng chấm dứt nạn đói tạo điều kiện cần thiết cho công nghiệp phát triển. S talin nói: “ Muốn mở mang công nghiệp thì trước hết cần phải tạo ra cho công nghiệp có những điều kiện tiên quyết nào đó về thị trường và về nguyên liệu và lương thực. Tay không mà phát triển công nghiệp thì không thể được, không thể phát triển được công nghiệp nếu trong nước không có nguyên liệu, nếu không có lương thực cung cấp cho công nhân, nếu không có một nền nông nghiệp phát triển ít nhiều đến mức có thể làm thị trường chủ yếu cho công nghiệp nước ta”. 13

Tuy nhiên, sau khi hoà bình lập lại tình hình lúc bấy giờ chưa cho phép chúng ta tập trung lực lượng vào xây dựng công nghiệp, nên trước hết ta phải xây

dựng công nghiệp bắt đầu từ nông nghiệp. Trước hết phải giải quyết nạn đói và tạo một số điều kiện cần thiết cho công nghiệp phát triển. đòi hỏi chúng ta phải tập trung lực lượng vào việc khôi phục nông nghiệp, do đó Hội nghị bộ chính trị Trung ương Đảng họp tháng 9 năm 1954 đã quyết định: “Bây giờ đặt ngay kế hoạch kiến thiết công nghiệp đại quy mô và với tốc độ nhanh thì sẽ không thể thực hiện được. Hiện nay cần chú ý phục hồi và xây dựng ngay một số công xưởng chế tạo hàng cần thiết cho đời sống nhân dân, xưởng sửa chữa giao thông vận tải, bỏ ít vốn mà hiệu qủa nhanh để giải quyết những vấn đề cần thiết cho đời sống nhân dân.”

Trong thời kỳ này, chấp hành chủ trương đó của Đảng, chúng ta chú trọng đến công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đồng thời cũng chú ý khôi phục và một phần xây dựng mới những xí nghiệp công nghiệp nặng cần thiết. Trong thời kỳ ta đã khôi phục và tăng thêm trên 1.100 máy dệt cho nhà máy dệt Nam Định, đã xây dựng nhà máy thuốc lá Thăng Long, nhà máy chè Phú Thọ, đồng thời khôi phục mở rộng các xưởng sửa chữa ô tô, xưởng sửa chữa đống tầu ở hải Phòng, các xưởng sửa chữa xe lửa Gia Lâm, nhà máy cơ khí Hà Nội,…vv. Chúng ta cần làm như vậy và làm được như vậy, vì nước ta là một bộ phận của phe XHCN, trong một thời gian nào đó chúng ta có thể dựa vào nền công nghiệp nặng của các nước anh em.

Trong khi chú trọng công nghiệp nhẹ, chúng ta vẫn phải căn cứ vào yêu cầu và khả năng mà khôi phục xây dựng những xí nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất phục phụ công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, chuẩn bị cơ sở cho công cuộc công nghiệp hoá sau này. về nhiệm vụ nước Nga sau cách mạng tháng Mười, Lê nin có nói: “Chúng tôi tiết kiệm về mọi mặt, tiết kiệm cả đến những trường học, bởi chúng tôi hiểu rằng, nếu không khôi phục được công nghiệp nặng thì chúng tôi sẽ không xây dựng được nền công nghiệp nào cả, và nếu không có công nghiệp thì nói chung, nước chúng tôi sẽ đi đời, không còn là nước độc lập nữa…Nước Nga muốn thoát nạn thì không thể chỉ trông cậy vào mùa màng tốt trong kinh tế nông dân, mà điều đó vẫn chưa đủ, và cũng không thể chỉ trông cậy vào nền công nghiệp nhẹ

thịnh vượng cung cấp được những vật phẩm tiêu dùng cho nông dân, cả diều này nữa cũng chưa đủ, chúng tôi cần phải có một nền công nghiệp nặng nữa”.14Điều Lê Nin phân tích ở nước Nga cũng hoàn toần đúng với tất cả các nước xây dựng CNXH. Vì thế, tuy trước mắt chúng ta lấy khôi phục và phát triển nông nghiệp làm chính và trong công nghiệp trước hết phải chú trọng công nghiệp nhẹ, nhưng Đảng và chính phủ vẫn chi nhiều cho công nghiệp nặng. Trong tổng số vốn đầu tư vào công nghiệp, nhóm A chiếm, năm 1955: 85,8 %, năm 1956: 72,4%, năm 1957:64,2 %, nhóm B chiếm, năm 1955: 14,2%, năm 1956: 27,6%, năm 1957: 35,8 %, tính chung cả 3 năm, nhóm A chiếm 68,7%, nhóm B chiếm 31,3%.

Quá trình khôi phục và phát triển công nghiệp cũng là quá trình lớn mạnh của thành phần kinh tế quốc doanh XHCN. Ngay sau khi hoà bình được lập lại, chính phủ đã trưng dụng và trưng mua tất cả các xí nghiệp trước kia của tư bản Pháp và trong 3 năm đã xây dựng thêm 50 xí nghiệp mới, do đó lực lượng công nghiệp quốc doanh tăng lên nhanh chóng. Giá trị sản lượng công nghiệp quốc doanh năm 1956 so với năm 1955 bằng 411,7%, năm 1957 so với năm 1956 bằng 154,6 % và gấp 7 lần năm 1955. so với giá trị tổng sản lượng công nghiệp nói chung, sản lượng công nghiệp quốc doanh lần lượt chiếm năm 1955: 41,7 %, năm 1956: 60,3 %, năm 1957: 66,6 %.

Tỷ trọng công nghiệp quốc doanh trong sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp vẫn còn bé, năm 1955: 12%, năm 1956: 25%, năm 1957: 28,4%. Trong khi đó thủ công nghiệp và công nghiệp tư bản tư doanh còn giữu một vai trò quan trọng trong việc cung cấp hàng hoá cần thiết cũng như trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, nên chúng ta không thể không chú trọng phát triển thủ công nghiệp và sử dụng công nghiệp tư bản tư doanh. Làm được như vậy nhà nước không những tập trung được vốn vào việc xây dựng công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng mà vẫn đảm bảo được hàng tiêu dùng cho nhân dân. Vì thế trong nghị quyết của hội nghị trung ương lần thứ 7, Đảng và chính phủ đã chủ trương “khôi

phục công nghiệp, chủ yếu là thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp”. “Khuyến khích và sử dụng mặt tích cực của công thương nghiệp tư bản tư doanh…”.

Trước kia do chính sách của bọn đế quốc thực dân nhằm biến nước ta thành thị trượng tiêu thụ hàng hoá của chúng, tận dụng khả năng của họ vào việc xây dựng công nghiệp, phát triển sản xuất, “tư bản tư doanh được khuyến khích trong việc đàu tư vào công nghiệp”, “giữa công nghiệp và thương nghiệp thì công ngiệp được chiếu cố hơn”.15 Tất nhiên trong khi sử dụng mặt tích cực của công thương nghiệp tư bản tư doanh, chúng ta phải hạn chế mặt tiêu cực của họ và tiến hành cải tạo từng bước.

Song song với các chủ trương trên, Đảng và chính phủ rất chú trọng việc đào tạo cán bộ và cải thiện đời sống cho cán bộ, công nhân viên. Ngay sau khi hoà bình được lập lại, một loạt trường Đại học và chuyên nghiệp được xây dựng. Phong trào thi đua thường xuyên được bồi dưỡng.

Chính nhờ những chủ trương sáng suốt đó mà khi hòa bình lập lại, tổng số xí nghiệp quốc doanh do trung ương quản lý chỉ có 19 cái, nhưng sau 3 năm, chúng ta đã có 78 xí nghiệp, trong đó có 50 xí nghiệp mới xây dựng. Như thế, về số lượng xí nghiệp chúng ta đã vượt cả mức trước chiến tranh.

Về thủ công nghiệp đầu năm 1955 chúng ta chỉ có 111.300cơ sở với 298.400 người nhưng đến cuối năm 1957 chúng ta có 156.329 cơ sở với 440.000 người. Do một mặt khôi phục và phát triển công nghiệp quốc doanh, mọt mặt công nghiệp và thủ công nghiệp tăng lên rõ rệt: néu lấy chỉ số năm 1939 là 100 thì giá trị sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp năm 1957 là 299,8%, trong đố nhóm A bằng 134,4%, nhóm B bằng 483,1%. Nhờ đó, chúng ta đã căn bản hàn gắn được vết thương chiến tranh,cung cấp được một phần hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất cho nhân dân, tạo được một số cơ sở cần thiết cho việc cải tạo và phát triển kinh tế.

Khi hoà bình mới lặp lại, tỷ trọng công nghiệp hiên đại trong nền kinh tế quốc dân chỉ có 1,5%, nhưng đến cuối năm 1957 đã đạt được 13,4 % tức là ngang

mức trước chiên tranh. điều đặc biệt đáng chú ý là không những nền công nghiệp của ta phục hồi về số lượng mà còn bắt đầu có sự thay đổi về chất lượng. Việc xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội là cơ sở đầu tiên của nhàng chế tạo máy móc ở nước ta. Một số xí nghiệp đã sản xuất được nhiều mặt hàng mà trước kia ở nước ta hoàn toàn phải nhâp từ nước ngoài vào, như vải phin, rượu mùi, thuốc lá thơm…vv.

Năm 1957 kết thúc thắng lợi thời kỳ khôi phục kinh tế. Thời kỳ cải tạo và phát triển kinh tế theo kế hoạch hoá bắt đầu. Trong thời kỳ khôi phục, nhân dân ta đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng, nhưng nói chung mới chỉ là hàn gắn vết thương chiến tranh, căn bản nền kinh tế miền Bắc vẫn còn ở trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Nạn đói tuy đã được khắc phục , nhưng vấn đề lương thực chưa phải là đã được giải quyết vững chắc. Ngoài ra cây công nghiệp, …cũng còn xa mới thoả mãn được nhu cầu. Sản xuất nông nghiệp của ta lúc này vẫn còn nhiều khả năng phát triển nhanh chóng và sự phát triển của nông nghiệp vẫn có tác dụng quyết định đối với sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Nền công nghiệp vẫn còn nhỏ bé và què quặt. Cơ sở công nghiệp nặng có ít và chưa thành hệ thống, đấy là một mặt. Mặt khác, nếu như trong thời kỳ khôi phục, vật phẩm tiêu dùng hàng ngày của nhân dân ta hết sức khó khăn cho nên về công nghiệp, chúng ta phải phục hồi và xây dựng ngay một số công xưởng thuộc công nghiệp nhẹ thì sang kế hoạch 3 năm 1958-1960, công cuộc cải tạo và phát triển kinh tế lại đòi hỏi ngày càng nhiều tư liệu sản xuất hơn.

Trọng tâm của toàn bộ nhiệm vụ kế hoạch 3 năm là cải tạo và phát triển nông nghiệp. Muốn thúc đẩy công cuộc cải tạo và phát triển nông nghiệp, một điều kiện quan trọng có tác dụng quyết định là phát triển sản xuất, phục phụ nông nghiệp. Ngược trở lại, công cuộc cải tạo và phát triển nông nghiệp càng tiến tới thì càng đòi hỏi nhiều tư liệu sản xuất. Khi nói về phương hướng chung của cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp miền Bắc, đồng chí Trường Chinh đã chỉ rõ điều đó: “ Cải tạo quan hệ sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến kỹ thuật và ngược lại cải tiến kỹ thuật kích thích việc cải tạo quan hệ sản xuất, đẩy mạnh hợp tác hoá nông

nghiệp”. 16Trong tình hình như vậy, hội nghị Trung ương lần thứ 14 quyết định tiếp tục lấy nông nghiệp làm công tác trung tâm. Về công nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng, nhưng đặt nhiệm vụ sản xuất tư liệu sản xuất lên hàng đầu. Đó là một chuyển hướng quan trọng, đánh giấu một giai đoạn phát triển mới trong công nghiệp. Lúc này “ra sức phát triển công nghiệp sản xuất các tư liệu sản xuất, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng” 17là chủ trương duy nhất đúng. Chỉ có đặt sản xuất tư liệu sản xuất lên hàng đầu mới hoàn thành được nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế mới có cơ sở vững chắc để không ngừng cải thiện đời sống nhân dân. Về công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, nhà nước đã đầu tư 73% vốn. Hướng phát triển cụ thể là: điện lực, khai khoáng, luyện kim, chế tạo cơ khí …vv. Phải đặc biệt chú trọng sản xuất tư liệu sản xuất phục phụ nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc cho nông dân. về công nghiệp sản xúât hàng tiêu dùng, hướng phát triển là: dệt, thực phẩm, giấy, đồ dùng thường ngày.

Trong 3 năm cải tạo kinh tế, nhà nước đã chi 43% tổng số vốn đầu tư kiến thiết cơ bản vào phát triển công nghiệp, trong đó nhóm A chiếm 72,9 %, nhóm B chiếm 27 %. Để phát triển công nghiệp với một tốc độ nhanh, mau chóng, cải biến tình trạng lạc hậu của nước ta, chúng ta phải tích cực phát triển công nghiệp địa phương, song song với việc phát triển công nghiệp Trung ương. Những xí nghiệp quốc doanh địa phương chủ yếu là xí nghiệp loại nhỏ, nửa cơ khí, nửa thủ công, dựa vào nguyên liệu, vốn và người của địa phương là chính. Khi thật cần thiết mới xây dựng xưởng quy mô vừa và mới trang bị cơ khí. Nói chung trong việc phát triển công nghiệp địa phương, phải theo phương châm từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, từ thủ công nửa cơ khí tiến lên cơ khí hoá, từ phân tán đến tập trung.

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội miền Bắc 1954-1960 (Trang 31 - 37)