Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tình hình xuất nhập khẩu của VIỆT NAM khi gia nhập WTO (Trang 32 - 38)

- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là

c)Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam

(Tính đến 12/2009)

Năm Mặt hàng Nước điều tra Kết quả

07/2009 Kính nổi Việt Nam Chưa có kết luận

c) Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam Nam

Để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài

- Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương,đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, do đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam.

- Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất,xuất khẩu từng ngành hàng của Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó có sự phòng tránh cần thiết.

- Xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá. Theo hướng đó các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản..) các thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Úc..) các thị trường mới (SNG, Trung Đông, Nam Phi...). Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị trường nội địa - một thị trường có tiềm năng phát triển..

- Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng...

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu ,về luật thương mại quốc tế,luật chống bán phá giá của các nước... và phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện.

Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra

* Về phía chính phủ: cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện. - Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện.

- Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện...

* Về phía các hiệp hội ngành hàng: cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp.

- Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của nước ngoài.

- Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện.

- Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả, định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá... để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiếu thông tin.

* Về phía các doanh nghiệp: cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá.

- Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp...

- Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức lobby để vận động hành lang nhằm lôi kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình.

- Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu.

Có thể thấy, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời gian gần đây và việc một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng gia tăng. Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá. Đó là phải thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu , tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về thông tin, tiến hành cam kết giá khi cần thiết...

KẾT LUẬN

Qua những biểu hiện của thị trường xuất nhập khẩu trong thời gian gần đây, ta có thể thấy, tác động tiêu cực của tình trạng suy thoái toàn cầu đã ảnh hưởng rõ nét tới thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam, ngoài nguyên nhân khách quan dẫn tới sự sụt giảm xuất khẩu là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường xuất khẩu Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu.

Ngoài những ưu thế vốn có, xuất khẩu hiện nay chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng thô như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy, hải sản; trong đó dầu thô chiếm hơn 50% giá trị xuất khẩu.

Các mặt hàng công nghiệp như dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính… vẫn mang tính chất gia công, lắp ráp khiến thu nhập ròng từ xuất khẩu rất thấp. Thực tế này đã tạo thế bất lợi trong đàm phán, vì xuất khẩu hàng thô sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam khó đa dạng về mẫu mã chủng loại, khó tạo thương hiệu riêng cho hàng hóa. Do đó, các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam chỉ thu về một phần lợi ích nhỏ trong chuỗi giá trị gia tăng, còn lợi ích cao nhất lại nằm trong tay các nước phát triển. Cơ cấu hàng hóa lạc hậu cũng khiến xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua tăng trưởng nhanh nhưng không ổn định và phụ thuộc lớn vào những biến động của thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách tổng quát, mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2009 sụt giảm song đã tăng vào cuối năm. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng có lượng XK tăng cao như cà phê, hạt điều, gạo tăng từ 8 đến 10%; dầu thô: 6%; cao su: 8%; riêng mặt hàng hạt tiêu tăng tới 43%. Trong bối cảnh giá trị xuất khẩu giảm mà khối lượng hàng hóa vẫn tăng thì đồng nghĩa với việc hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Nhận định về thị trường xuất khẩu thời gian tới, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, hiện có nhiều yếu tố thuận lợi hỗ trợ xuất khẩu. Thêm vào đó, kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu phục hồi sẽ khiến giá các loại hàng hóa cơ bản trên thị

trường thế giới lên cao. Đây chính là cơ sở để xuất khẩu trong thời gian tới đạt tốc độ tăng trưởng khả quan.

Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam là khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ, Australia, Nam Phi, các quốc gia châu Á, là những thị trường được đánh giá là giàu tiềm năng. Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực thi hành sau khi được Quốc hội hai nước phê duyệt vào tháng 6-2009.

Theo đó, từ ngày 1-10-2009, 86% các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Riêng mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất thuế nhập khẩu xuống 1-2% ngay sau khi hiệp định này có hiệu lực.

Bộ Công thương cho biết, Bộ Y tế và Tiêu dùng Tây Ban Nha đã ra thông báo nhấn mạnh, sản phẩm cá tra, cá ba sa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu. Hiện nay, Tây Ban Nha là một trong những nước tiêu thụ cá tra, cá ba sa nhiều nhất trong các nước EU với lượng nhập khẩu mỗi năm ước tính khoảng 40.000 tấn…

Để tạo lực đẩy, hỗ trợ xuất khẩu khôi phục đà tăng trưởng, các chuyên gia kinh tế đã kiến nghị nhiều biện pháp cụ thể. Theo đó, việc sử dụng hợp lý những gói kích cầu của Chính phủ là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp cơ cấu lại nền kinh tế, từ đó tác động tích cực đến chiến lược phát triển của từng ngành.

Bên cạnh đó, cần tận dụng cơ hội phục hồi có được do các gói kích thích kinh tế của các quốc gia trên thế giới triển khai để đẩy mạnh xuất khẩu. Việc tăng cường trang bị luật thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm hạn chế xảy ra những vụ kiện; đồng thời tăng cường quảng bá sản phẩm xuất khẩu cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường xuất khẩu Việt Nam khởi sắc.

Một phần của tài liệu Tình hình xuất nhập khẩu của VIỆT NAM khi gia nhập WTO (Trang 32 - 38)