Đối với chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6 (Trang 88 - 92)

Hiện nay công ty đang tính lương cho công nhân sản xuất trực tiếp, áp dụng hình thức lương khoán theo sản phẩm:

Đơn giá tiền công = Tổng số tiền thanh toán Tổng số công thực hiện

Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân

Tính lương theo phương pháp này không tính đến tay nghề hay cấp bậc người lao động, nên không khuyến khích người lao động nâng cao năng suất. Vì vậy, công ty nên phân cấp tay nghề lao động thành các mức như: A=1.3; B=1.1; C=0.9 ; Hệ số này cùng với số công, tính được lương người lao động theo công thức: ∑ = × × = n i 1 Pi Ki Ci L G § Li = ĐG x Ci x Ki x Pi ĐG: Đơn giá tiền công

L : Tổng số tiền lương được thanh toán Li: Tiền lương công nhân thứ i

Ci: Số công làm việc của công nhân thứ i Ki: Hệ số xếp loại của công nhân thứ i Pi: Hệ số cấp bậc của công nhân thứ i

Ví dụ : Anh Nguyễn Văn Toàn có Số công làm việc trong 1 tháng là 26 công ; hệ số xếp loại : 1.1 ; hệ số cấp bậc : 2. Lại có đơn giá tiền công tính theo công thức trên là 65.000 đ, ta tính được Tiền lương tháng của anh Toàn là : 65.000 x 26 x 1.1 x 2 = 3.718.000 đ.

Theo cách này khuyến khích người làm việc hiệu quả hơn, năng suất lao động cao hơn.

Công ty phải theo dõi và xác định khối lượng hoàn thành do đội thực hiện từng kỳ, nên lập bảng thanh toán nhân công công trình giao khoán theo

Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân

BẢNG THANH TOÁN NHÂN CÔNG CÔNG TRÌNH …….

Hạng mục :

Tổng giá trị giao khoán :

Tên công trình Khối lượng thực hiện hợp đồng giao khoán Luỹ kế thanh toán kỳ trước Thanh toán kỳ này Luỹ kế thanh toán đến kỳ này Tổng cộng

3.2.4 Đối với chi phí sử dụng máy thi công

Công ty nên thay đổi tiêu thức phân bổ, lấy số giờ, ca máy hoạt động làm tiêu thức phân bổ.

Trên thực tế mỗi máy thi công có thể tham gia nhiều công trình trong một thời gian hay hai hoặc ba công trình giao khoán nội bộ khác nhau. Vì vậy công ty nên bố trí nhân viên làm nhiệm vụ theo dõi số ca sử dụng máy thi công, phiếu theo dõi hoạt đông máy thi công nên bổ sung thêm cột “Số ca máy hoạt động” để đảm bảo việc theo dõi chặt chẽ hơn.

Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân

Biểu số 3.4: Đơn vị: Công ty cổ phần LICOGI 16.6

PHIẾU THEO DÕI HOẠT ĐỘNG MÁY THI CÔNG

Tên máy: Máy ủi RRC Tháng 3 năm 2009

Ngày tháng Người điều khiển Công trình Số ca (giờ) Xác

10/3/2009 Lê Trung Hoàn Đập dâng

không tràn

11 giờ

15/03/2009 Lê Trung Hoàn VP công ty 13 giờ

23/3/2009 Lê Trung Hoàn VTV truyền

hình

10 giờ

Tổng cộng 34 giờ

Cuối tháng, kế toán tổng hợp lại số ca, giờ máy hoạt động, số ca, giờ hoạt động của từng công trình, sau đó tiến hành phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các công trình theo tiêu thức số ca (giờ) máy hoạt động.

Công thức tính như sau:

CPSD MTC(A) phân bổ cho công

trình N = Tổng CPSD MTC(A) x Số ca (giờ) MTC(A) phục vụ công trình N Tổng số ca (giờ)MTC(A) hoạt động trong tháng

Giả sử tổng chi phí sử dụng máy ủi RRC trong tháng 3 năm 2009 là 15.000.000 đ. Ta có:

Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân

Với cách phân bổ này thì công trình nào sử dụng máy thi công nhiều hơn sẽ được phân bổ nhiều CPSDMTC hơn. Như vậy, việc phân bổ chi phí hợp lý sẽ phản ánh đúng chi phí phát sinh.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6 (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w