I.7.1.1 Khái niệm chung.
Ngôn ngữ siêu văn bản HTML (Hypertext Markup Langure) là một cách đưa vào văn bản nhiều thuộc tính cần thiết để có thể truyền thông quảng bá trên mạng toàn cầu WWW (World Wide Web). HTML cho phép đưa hình ảnh đồ hoạ vào văn bản và tạo những tài liệu siêu văn bản có khả năng đối thoại tương tác với người dùng.
HTML chủ yếu xoay quanh khái niệm “thẻ” (tag) làm nền tảng, và chỉ cần nắm vững các thẻ của HTML.
Một trong những điểm mạnh của HTML là một văn bản bất kỳ nếu tuân thủ tiêu chuẩn HTML đều có thể hiện được lên màn hình hay in ra, tóm lại là hiểu được, bởi bất kỳ loại phần mềm hay máy tính nào mà người dùng có, không phân biệt Netscape trên Windows, hay Lynx trên Unix, thậm chí cho người khiếm thị bằng phần mềm đặc biệt.
I.7.1.2 Đặc tả về HTML.
Các từ khoá định dạng cấu trúc tài liệu.
Các thành phần xác định cấu trúc tài liệu là bắt buộc phải có trong tài liệu HTML.
• <HTML>. . . </HTML> : Cặp từ khoá này giúp nhận dạng tài liệu
có chứa các thành phần tuân thủ theo chuẩn về ngôn ngữ HTML.
• <HEAD>. . .</HEAD> : Thành phần mở đầu của một tài liệu HTML
chứa các thông tin về tài liệu đó. Trong đó cặp từ khoá đặt tiêu đề cũng là bắt buộc:
Các thành phần sau đây liên quan tới thành phần mở đầu tài liệu tuy không trực tiếp định dạng nhưng nếu sử dụng lại cung cấp những thông tin quan trọng đối với bộ duyệt:
<BASE> Cho phép khai báo địa chỉ cơ sở của tài liệu
<LINK> Chỉ ra mối quan hệ giữa các tài liệu
<META>Cung cấp thông tin hữu ích cho chế độ Server/Client
• Thẻ <BODY>. . .</BODY>: Phần thân của trang Web chứa tất cả các thành phần khác cũng như nội dung từ lời văn đến hình ảnh cấu thành một tài liệu, song không dính dáng gì đến sự bài trí của tài liệu đó. • Từ khóa điểm liên kết <A>. . .</A>: Đánh dấu cụm từ chỉ đến một kết nối siêu văn bản (Hypertext link) mà khi trỏ tới nó, bộ duyệt sẽ dẫn dắt đến một tài liệu hoặc một đoạn văn khác. Có nhiều thuộc tính nhưng hoặc NAME hoặc HREF là thuộc tính bắt buộc.
• HREF : Nếu có thuộc tính HREF, cụm từ đứng giữa sẽ trở thành siêu
văn bản, nghĩa là nó trỏ đến một văn bản khác chứ không chỉ mang nội dung thuần tuý. Khi chọn vào cụm từ đó, một tài liệu khác hoặc một đoạn tài liệu khác trong cùng tài liệu đang xem mà địa chỉ được chỉ ra bởi thuộc tính HREF sẽ được hiện lên.
• NAME : Dùng để đặt tên cho điểm móc nối và vì vậy phải là duy
nhất trong nội bộ tài liệu hiện thời mặc dù tên có thể đặt một cách tuỳ ý
• TITLE : Thuộc tính này chỉ có ý nghĩa thông báo và được dùng để
đặt đầu đề cho tài liệu mà địa chỉ đó do HREF chỉ ra. Đầu đề cần phải là duy nhất đối với tài liệu đích.
Các từ khoá định dạng khối
Các thành phần định dạng khối dùng để định dạng cả một đoạn văn bản và phải nằm trong phần thân của tài liệu. Có những cặp từ khoá quan trọng sau đây:
• <ADDRESS>. . .</ADDRESS> Định dạng phần địa chỉ
• <Hn>. . .</Hn>(n là chữ số từ 1 đến 6) Định dạng sáu mức tiêu đề. HTML có 6 mức tiêu đề bao hàm kiểu phông chữ, cách đoạn trước sau cũng như khoảng trống cần thiết để thể hiện tiêu đề. Mức cao nhất là <H1>, kế đến là<H2>...cho đến <H6>.
• <HR> Đường phân cách ngang tài liệu
• <P>. . .</P> Giới hạn một Paragraph • <BR> Bẻ dòng
Định dạng mẫu ký tự
• <B>. . .</B> Thể hiện chữ đậm • <I>. . .</I> Chữ nghiêng
Từ khóa để đưa hình ảnh vào <IMG. . .>
• ALIGN: Căn lề trên (TOP), giữa (MIDLE) hay dưới (BOTTOM),
các ký tự văn bản đối với hình ảnh.
• SRC: Đây là thuộc tình bắt buộc, với gía trị là một URL của hình ảnh
được lồng vào. Cú pháp cũng như ở HREF trong thành phần liên kết
<A>.
Các từ khóa lập mẫu biểu bảng (Forms)
• <FORM>. . .</FORM> Giới hạn một bảng
ALIGN: Các giá trị cho phép hoàn toàn giống như thuộc tính
ALIGN của thành phần <IMG. . .>
CHECKED: Để chỉ một nút chọn kiểu đánh dấu hay kiểu nút Radio.
MAXLENGTH: Số ký tự tối đa có thể gõ vào một trường (mặc định là vô hạn), được phép lớn hơn SIZE và khi đó trường này sẽ được cuộn.
NAME: Thuộc tính hay dùng nhất để chỉ tên gọi tượng trưng, dùng khi truyền đi nội dung.
SIZE : Khai báo kích thước hay độ chính xác của một trường
tuỳ theo kiểu của nó. Ví dụ để khai báo một trường rộng 24 ký tự thì ta khai báo như sau:
TYPE: Khai báo kiểu số liệu ( ngầm định là ký tự), với các kiểu
sau:
+CHECKBOX: Dùng cho kiểu logic Bool với giá trị mặc định là
‘on’
+HIDDEN: Không hiện lên đối với người sử dụng nhưng vẫn
được gửi cùng với nội dung của bảng.
+IMAGE
+PASSWORD: Cũng giống như TEXT có điều ký tự không hiện
lên khi người dùng gõ vào (như khi vào mật khẩu).
+RADIO: Để nhận một giá trị trong số các giá trị có thể có, và
đòi hỏi phải có VALUE đi kèm.
+RESET: Là nút mà khi bấm vào sẽ đặt các trường Input về các
+SUBMIT: Là nút mà khi bấm vào sẽ kết thúc quá trình vào số liệu và bảng sẽ được gửi đi. Thuộc tính VALUE cho phép gán nhãn cho nút.
+TEXT: Dùng để vào một dòng kí tự, thường đi cùng với SIZE và MAXLENGTH.
+VALUE: Dùng để khai báo giá trị ban đầu (cũng có nghĩa là
mặc định) của trường kí tự hay số, hoặc giá trị trả lại khi được chọn đối với trường logic Bool.
+<SELECT>. . .</SELECT> Một thành phần lựa chọn thì bao
gồm nhiều tuỳ chọn.
+<TEXTAREA >. . .</TEXTAREA> Một trường nhận số liệu
nhiều dòng.
+<TABLE>...</TABLE> Giới hạn bảng, mặc định bảng không
có đường bao nếu không đi với thuộc tính BORDER. +<TR>. . .</TR> Định nghĩa một hàng.
+<TD>. . .</TD> Định nghĩa một ô. +<TH>. . .</TH> Ô chứa tiêu đề.
+<CAPTION>. . .</CAPTION> Đầu đề của bảng.
I.7.2 Ngôn ngữ JavaScript
JavaScript là mô hình mới của ngôn ngữ lập trình Web, được gọi là Scripting Language, dưới dạng các Script có thể gắn với các file HTML. Nó không được biên dịch mà được trình duyệt diễn dịch. Không giống Java phải chuyển thành các mã dễ biên dịch, trình duyệt đọc JavaScript dưới dạng mã nguồn.
JavaScript là ngôn ngữ dựa trên đối tượng, có nghĩa là bao gồm nhiều kiểu đối tượng, ví dụ đối tượng Math với tất cả các chức năng toán học. JavaScript có thể đáp
ứng các sự kiện như tải hay loại bỏ các form, khả năng này cho phép JavaScript trở thành một ngôn ngữ script động.
Giống với HTML và Java, JavaScript được thiết kế độc lập với hệ điều hành; nó có thể chạy trên bất kỳ hệ điều hành nào có trình duyệt hỗ trợ JavaScript. Ngoài ra JavaScript giống Java ở khía cạnh an ninh: JavaScript không thể đọc và viết vào file của người dùng.
I.7.2.1 Các đặc điểm của ngôn ngữ Javascript.
Javascript là một ngôn ngữ thông dịch (interpreter), chương trình nguồn của nó được nhúng (embedded) hoặc tích hợp (integated) vào tập tin HTML chuẩn. Khi file được load trong browser (có support cho javaScript), browser sẽ thông dịch các script và thực hiện các công việc xác định.
Javascript là một ngôn ngữ có đặc tính: Đơn giản, động (Dynamic), hướng đối tượng (Object Oriented).
I.7.2.2 Đối tượng trong JavaScript.
Một trong những đặc tính quan trọng của ngôn ngữ JavaScript là khả năng tạo và sử dụng các đối tượng (Object). Các Object này cho phép người lập trình sử dụng để phát triển ứng dụng.
Trong JavaScript, các Object được nhìn theo 2 khía cạnh:
• Các Object đã tồn tại.
• Các Object do người lập trình xây dựng.
Trong các Object đã tồn tại được chia thành 2 kiểu:
• Các Object của JavaScript (JavaScript Built-in Object) : JavaScript cung cấp 1 bộ các Built-in Object để cung cấp các thông tin về sự hiện hành của các đối tượng được load trong trang Web và nội dung của nó.Các đối tượng này bao gồm các phương pháp (Method) làm việc với các thuộc tính (Properties) của nó.
I.7.2.3 Sự kiện trong JavaScript
JavaScript là ngôn ngữ định hướng sự kiện, nghĩa là sẽ phản ứng trước các sự kiện xác định trước như kích chuột hay tải một văn bản. Một sự kiện có thể gây ra việc thực hiện một đoạn mã lệnh (gọi là các chương trình xử lý sự kiện) giúp cho chương trình có thể phản ứng một cách thích hợp.
Chương trình xử lý sự kiện (Event handler): Một đoạn mã hay một hàm được thực hiện để phản ứng trước một sự kiện gọi là chương trình xử lý sự kiện. Chương trình xử lý sự kiện được xác định là một thuộc tính của một thẻ HTML:
<tagName eventHandler = "JavaScript Code or Function">
Ví dụ sau gọi hàm CheckAge() mỗi khi giá trị của trường văn bản thay đổi:
<INPUT TYPE=TEXT NAME="AGE" onChange="CheckAge()">
Đoạn mã của chương trình xử lý sự kiện không là một hàm, nó là các lệnh của JavaScript cách nhau bằng dấu chấm phẩy. Tuy nhiên cho mục đích viết thành các module nên viết dưới dạng các hàm.
Một số chương trình xử lý sự kiện trong JavaScript:
onClick Xảy ra khi người dùng kích vào các thành phần hay liên kết
của form.
onChange Xảy ra khi giá trị của thành phần được chọn thay đổi
onLoad Xảy ra trang Web được tải.
onSelect Xảy ra khi người sử dụng lựa chọn một trường nhập dữ liệu
trên form.
I.7.2.4 Nhúng JavaScript vào trang Web
Cú pháp: <SCRIPT LANGUAGE=”JavaScript”>
JavaScript Program </SCRIPT>
Thuộc tính của thẻ SCRIPT
• SRC :Địa chỉ URL chỉ đến tập tin chương trình JavaScript (*.js)
• LANGUAGE: Chỉ định ngôn ngữ được sử dụng trong Script và các phiên
bản sử dụng (ví dụ như :JavaScript ,JavaScript .1.2 vv… ,VBScript).
I.7.2.5 Biến và kiểu dữ liệu trong JavaScript
Tên biến trong JavaScript phải bắt đầu bằng chữ hay dấu gạch dưới. Các chữ số không được sử dụng để mở đầu tên một biến nhưng có thể sử dụng sau ký tự đầu tiên.Phạm vi của biến có thể là một trong hai kiểu sau:
Biến toàn cục: Có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trong ứng dụng. được khai báo như sau :
x = 0;
• Biến cục bộ: Chỉ được truy cập trong phạm vi chương trình mà nó khai báo. Biến cục bộ được khai báo trong một hàm với từ khoá varnhư sau:
var x = 0;
Biến toàn cục có thể sử dụng từ khoá var, tuy nhiên điều này không thực sự cần thiết.
Khác với C++ hay Java, JavaScript là ngôn ngữ có tính định kiểu thấp. Điều này có nghĩa là không phải chỉ ra kiểu dữ liệu khi khai báo biến. Kiểu dữ liệu được tự động chuyển thành kiểu phù hợp khi cần thiết.
Các kiểu dữ liệu được dùng trong JavaScript:
Kiểu nguyên (Interger)
Kiểu dấu phẩy động (Floating Point) Kiểu lôgic (Boolean)
Kiểu chuỗi (String)
I.7.2.6 Các toán tử dùng trong JavaScript
Toán tử được sử dụng để thực hiện một phép toán nào đó trên dữ liệu. Một toán tử có thể trả lại một giá trị kiểu số, kiểu chuỗi hay kiểu logic. Các toán tử trong JavaScript có thể được nhóm thành các loại sau đây: gán, so sánh, số học, chuỗi, logic và logic bitwise.
I.7.2.7 Các lệnh dùng trong JavaScript
Có thể chia các lệnh của JavaScript thành ba nhóm sau: • Lệnh điều kiện.
• Lệnh lặp.
• Lệnh tháo tác trên đối tượng.
I.7.2.8 Các hàm
JavaScript cũg cho phép sử dụng các hàm. Mặc dù không nhất thiết phải có, song các hàm có thể có một hay nhiều tham số truyền vào và một giá trị trả về. Bởi vì JavaScript là ngôn ngữ có tính định kiểu thấp nên không cần định nghĩa kiểu tham số và giá trị trả về của hàm. Hàm có thể là thuộc tính của một đối tượng, trong trường hợp này nó được xem như là phương thức của đối tượng đó.
Lệnh function được sử dụng để tạo ra hàm trong JavaScript.
Cú pháp
function fnName([param1],[param2],...,[paramN])
{
//function statement }
CHƯƠNG 8: GIỚI THIỆU VỀ SQL SERVER 2000.
I.8.1 Quản lý Device.I.8.1.1 Định nghĩa I.8.1.1 Định nghĩa
Device là một file của hệ điều hành, dùng để lưu trữ các database và các transaction log hoặc dùng để backup. Các device có extersion là *DAT. Device được tạo là MASTER.DAT, MSDB.DAT và MSDBLOG.DAT, đây là các device chứa databse cơ sở của MS-SQL Server giúp toàn bộ hệ thống hoạt động được.
Kích thước tối thiểu của MASTER là 25Mb, được xác định lúc cài đặt.
I.8.1.2 Các loại Device
• Database device: device dùng để lưu trữ database và transaction log. • Dum device: được dùng để backup database và transaction log.
Các database device có thể đặt thuộc tính 12 default. Điều này có nghĩa là khi chúng ta tạo database mà không xác định tên device chứa nó thì MS-SQL Server sẽ tạo default device.
I.8.2 Database.
I.8.2.1 Định nghĩa.
Database là một tập hợp được tổ chức để chứa data, tập hợp này có cấu trúc logic và được hiểu bởi MS-SQL Server, MA-SQL Server mở rộng khái niệm data, cho phép bao gồm số liệu và các loại object khác nhau như view, stored procedure, triggers,…
I.8.2.2 Transaction Log.
Transaction Log là tập hợp nhật ký các quá trình data được thay đổi, nhờ vào quá trình này, khi cập nhật số liệu, nếu quá trình cập nhật bị hỏng nửa chùng thì MS-SQL Server có thể dựa vào transaction lò để khôi phục giá trị của database trước khi quá trình cập nhật hỏng xảy ra.
Khi ta tạo database ta có thể khai báo kích thước, vị trí của transaction log. Nếu ta không khai báo, MS-SQL Server sẽ tự động tạo. Ta có thể yêu cầu
MS- SQL Server thực hiện transaction cho các lệnh của mình bằng cách dùng lệnh sau ở bắt đầu tập hợp lệnh:
BEGIN TRANSACTION [ transaction_name] Và báo kết thúc bằng lệnh:
COMMIT TRANSACTION [ transaction_name]
Thực chất, transaction log là một bảng chứa trong database, bảng này tên là syslogs. Lưu ý là một device có thể chứa nhiều database.
I.8.3 Các loại Object trong Database.I.8.3.1 Table. I.8.3.1 Table.
Table dùng để lưu các số liệu của chúng ta và được tổ chức thành hàng và cột (record and field). mỗi một cột xác định một loại số liệu khác nhau.
Cột: mỗi cột cần được xác định tên, loại số liệu, chiều dài và có được là null (nullabiliti) hay không
Tên cột phải duy nhất trong một bảng (không trùng tên bảng khác).
Category Datatype Comments
String Char(n), varchar Stores character strings
Binary Binary(n), varbinary Stores binary information in two byte pairs
Interger Int ,smallint, tinyint Stores interger values Approximate
Numeric Float, real
Stores approximate numeric information
Exact Numeric Decimal,numeric Stores exact numeric information Special Bit ,text ,image
Stores a single bit, character information greater than bytes or image data
Data and time Datatime, small
datetime Stores dates and times Money Money, smalltime Stores currency values Auto_incremen
ting Identify ,timestap
Store valuesthat are incremented or set by the SQL Server
own datatypes
I.8.3.2 Nullability
Nếu giá trị của cột không cần có một giá trị nào đó, cột được gọi là nullability. Không cần giá trị không có nghĩa có giá trị là không.
I.8.3.3 View.
View cho phép tạo những số liệu chọn lọc từ hàng và cột của một hoặc nhiều bảng, điều này có nghĩa cho phép người sử dụng chọn lọc một số dòng và cột thoả những điều kiện nào đó.
I.8.3.4 Sử dụng View có những thuận lợi sau.
Điều khiển những gì người sử dụng được quyền xem, giúp cho tính chất dễ dùng và bảo mật của database server, làm đơn giản việc giao tiếp với người sử dụng bằng cách tạo view từ những lệnh truy xuất thường dùng.
Cú pháp tạo View
Createview[owner,]view_name[(column_name[,column_name])] [withenctyption] As select_statement
Ví dụ:
Create view *from tblSinhvien,tblKhoahoc
I.8.3.5 Stored procedure.
Khi chúng ta thi hành một lệnh, toàn bộ lệnh đó sẽ chuyển về MS-SQL Server dưới nguyên dạng văn bản của nó, khi MS-SQL Server nhận được lệnh này, nó sẽ phân tích, biên dịch thi hành và trả về kết quả cho user. Nếu mỗi tập lệnh nào đó được thường xuyên thi hành, thì MS-SQL Server sẽ thường xuyên lặp lại quá trình phân tích, biên dịch giống nhau, stored procedure nhằm làm giảm quá trình này.
I.8.3.6 Trigger.
Trigger là một loại stored procedure đặc biệt sẽ tự động thi hành khi user cập nhật data nào đó đã được liên kết với trigger này, khi chúng ta cập
nhật data trong một bảng hay nhiều bảng nào đó mà bảng này được liên kết