1. Tính cấp thiết của đề tài
2.3.4 Tăng cường công tác Quản lí Nhà nước trong môi trường mạng
QLNN về ANTT trong môi trường CNTT là những hoạt động cơ bản của lực lượng Công an, dựa trên cơ sở pháp luật nhằm phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và bọn tội phạm lợi dụng CNTT tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; góp phần đảo bảo sự tồn tại và phát triển bình thường của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cung cấp, sử dụng các dịch vụ tin học tại Việt Nam, đảm bảo ANTT trong môi trường CNTT.
Cần kiến nghị xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung pháp luật về ANTT trong môi trường CNTT.
- Công an các địa phương tham mưu với UBND ban hành các văn bản pháp luật cụ thể hóa, chi tiết hóa hơn nữa những quy định liên quan đến ANTT tại các văn bản như: Nghị định 55/2001/NĐ-CP, Quyết định 71/2004/QĐ-BCA và Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-BCVT- CA-KHĐT cho phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.
- Tham mưu UBND ra quyết định ban hành quy chế đảm bảo ANTT trong việc quản lí, cung cấp, sử dụng Internet tại địa phương.
- Công an các địa phương chủ động phát hiện những bất hợp lí tại các văn bản pháp luật liên quan, đề xuất lên Tổng cục An ninh xây dựng phương án sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời.
- Các đơn vị, cán bộ tham gia công tác QLNN về ANTT cần làm tốt vai trò tham mưu cho Ban giám đốc và chính quyền địa phương trong việc xây dựng, ban hành các quy định thực hiện công tác QLNN về ANTT, Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước, Pháp lệnh Bưu chính – Viễn thông.
+ Để đảm bảo bí mật thông tin và ANTT toàn mạng, cần phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Chính phủ: không sử dụng máy tính có chứa tài liệu mật kết nối Internet. Máy tính nối mạng Internet phải tách rời về mặt vật lý đối với mạng nội bộ.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của xã hội, Internet đã thực sự khẳng định được vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển của tất cả các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Với sự bùng phát của mạng Internet, một xa lộ thông tin mà tại đó tất cả mọi người đều có thể dễ dàng truy cập thông tin và thực hiện nhiều hoạt động trực tiếp trên Internet. Cùng với sự bùng phát đó thì một loại tội phạm mới được xuất hiện “tội phạm mạng”. Đây là loại tội phạm mới, tội phạm sinh sau đẻ muộn nhưng nó đã gây ra thiệt hại không thể lường trước được và cũng không thể thua kém bất cứ loại tội phạm nào trước đó, và nó đã trở thành một mối đe doạ mang tinh toàn cầu. Với những thông tin toàn cầu mạng Internet, mạng máy tính, con người được mang đến thời đại mới, thời đaiị của công nghệ thông tin, thời đại của những phương thức làm việc và tư duy mới. Bên cạnh những mặt tích cực mà nó mang lại, hàng loạt những vấn đề xuất hiện buộc ta phải có cách nhìn nhận, cách giải quyết phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay cũng như sự phát triển trong tương lai. Việt Nam là một nước có sự phát triển công nghệ thông tin nhanh chóng, chính vì thế mà tội phạm mạng ở nước ta phát triển nhanh chóng và gây ra những thiệt hại đáng kể trong thời gian qua. Trong khi đó hệ thông lý luận về tội phạm mạng cũng như công tác đấu tranh phòng chống tội này ở nước ta còn nhiều hạn chế, khó khăn trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý, điều tra, truy tố, xét xử còn nhiều khó khăn, vướng mắt nhất định do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan.
Qua nghiên cứu đề tài, tác giả đã đưa ra những lý luận mang tính khái quát về tội phạm mạng, làm rõ tính nguy hiểm cũng như phương thức thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm, đồng thời đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của tội phạm mạng ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mạng ở nước ta hiện nay.
Trước mắt, để ngăn chặn tội phạm mạng đang hỗn loạn hiện nay, giải pháp lâu dài được nhiều chuyên gia đề xuất chủ yếu là hoàn thiện hành lang pháp lý và trang bị thêm công cụ cho các cơ quan chức năng. Cụ thể là một số giải pháp sau:
-Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân -Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Hình sự hiện hành
-Tăng cường công tác bảo vệ mạng, bảo vệ hệ thống thông tin -Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực mạng
Mặc dù tác giả có nhiều cố gắng nhưng do hệ thống lý luận chính thống về tội phạm mạng còn chưa hoàn thiện, ngoài ra còn một số khó khăn nhất định như hạn chế về mặt thời gian cũng như khả năng của bản thân còn nhiều hạn chế, thiếu sót nhất định. Song hy vọng
những gì đã được trình bày, đề tài sẽ mang lại cho chúng ta những thông tin bổ ích và có cái nhìn toàn diện hơn về tội phạm mạng và những giải pháp trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm này. Tác giả cũng rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét và ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài...1
CHƯƠNG 1...4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM MẠNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM...4
1.1 Nhận thức chung về tội phạm mạng...4
1.1.1 Tổng quan về mạng Internet...4
Lịch sử hình thành...4
Hệ thống tổ chức Internet...6
Mốt số ứng dụng phổ biến của Internet...6
1.1.2 Khái niệm tội phạm mạng...7
1.1.3 Những quy định của pháp luật Việt Nam về phòng chống tội phạm mạng 10 1.1.3.1 Quy định của pháp luật Hình sự...10
Đặc điểm của tội phạm mạng được Luật hình sự Việt Nam quy định...11
Sự khác biệt giữa tội phạm trong môi trường mạng với tội phạm thường...14
1.1.3.2. Các văn bản pháp luật khác có liên quan...15
CHƯƠNG 2...17
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ĐẤU TRANH VỚI TỘI PHẠM MẠNG, VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT...17
2.1 Tình hình hoạt động của tội phạm mạng ở nước ta từ năm 2000 đến nay...17
2.1.1 Nguyên nhân làm tội phạm mạng gia tăng...18
2.1.2 Trong môi trường ngân hàng...21
2.1.3 Trong môi trường bưu chính viễn thông...24
2.1.4 Trong môi trường thương mại điện tử...27
-Hành vi làm biến dạng các dữ liệu thương mại điện tử...29
2.1.5 Trong môi trường văn hóa – nghệ thuật...33
2.2 Những quy định của pháp luật hiện hành còn nhiều hạn chế...35
2.2.1 Những hạn chế trong quy định của luật Hình sự...35
2.2.2 Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan vẫn còn nhiều hạn chế...37
+ Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet ở Việt Nam...37
+ Các văn bản pháp luật quy định về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ...38
2.2.3 Những khó khăn trong công tác xử lý tội phạm...38
Trong công tác điều tra...38
Trong công tác truy tố...40
2.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm mạng...43
2.3.2 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Hình sự ...44
2.3.3 Tăng cường công tác bảo vệ mạng, bảo vệ hệ thống thông tin...46
2.3.4 Tăng cường công tác Quản lí Nhà nước trong môi trường mạng...47