Tâm lí của người dân Hồng Kông trước việc Hồng Kông trở về Đại Lục

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KHÔI PHỤC CHỦ QUYỀN HỒNG KÔNG QUA LÍ LUẬN “MỘT ĐẤT NƯỚC HAI CHẾ ĐỘ” (Trang 26 - 29)

II. Những trở ngại trong việc thu hồi Hồng Kông

4.Tâm lí của người dân Hồng Kông trước việc Hồng Kông trở về Đại Lục

Sự kiện Hồng Kông trở về với Đại Lục là một sự kiện trọng đại đối với đời sống chính trị của Hồng Kông, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội của Hồng Kông. Đứng trước vấn đề này dư luận Hồng Kông có nhiều phản ứng.Theo các kết quả thăm dò dư luận, có tới 80% dân chúng Hồng Kông tin vào tương lai tốt đẹp của Hồng Kông. Người Hoa chiếm 96% cư dân Hồng Kông nói chung sẽ vui mừng khi mảnh đất của tổ quốc Trung Hoa thoát khỏi sự chiếm đóng của ngoại bang từ hơn một thế kỉ. Họ cùng một nguyện vọng là Hồng Kông trong tương lai vẫn tiếp tục phồn vinh và ổn định và nhân dân sẵn sàng thích nghi với xu thế mới.Nhưng bên cạnh đó một đặc điểm rõ ràng rằng do sự cách biệt về chế độ chính trị - kinh tế giữa Hồng Kông và Đại Lục, và nhất là do ảnh hưởng văn hóa phương Tây đậm nét ở Hồng Kông nên tâm lý e ngại, thậm chí lo sợ đối với tương lai Hồng Kông sau ngay Trung Quốc khôi phục chủ quyền là điều khó tránh khỏi. Trong cuộc thăm dò dư luận nhân dịp đoàn tiền trạm Trung Quốc vào Hông Kông của tờ Minh Báo, câu hỏi đặt ra là “Sợ hay không sợ quân đội Trung Quốc?”. Trong số 1584 người trả lời qua điện thoại, có 29% trả lời “sợ”, 35% trả lời “không sợ”, số còn lại trả lời không có cảm nghĩ sợ hay không sợ. Bên cạnh đó trong dư luận Hồng Kông cũng có một bộ phận luôn giữ thái độ hoài nghi và không hợp tác với Chính phủ Trung ương như một sồ nhân vật trong đảng Dân chủ Hồng Kông. Những hoài nghi ấy xuất phát từ những vấn đề xoay quanh sự đảm bảo cho sự phát triển của Hồng Kông: Liệu Chính phủ Bắc Kinh có giữ đúng lời hứa không? Có thể nói thu hồi Hồng Kông là nguyện vọng chung của toàn dân tộc Trung Hoa nhưng nó còn là tâm niệm là tâm huyết của người đứng đầu Chính phủ, người đề ra chủ trương chính sách này – Đặng Tiểu Bình vì thế việc giải quyết vấn đề Hồng Kông liên quan đến

vai trò, uy tín, những lời hứa và những họat động của ông. Một vấn đề đặt ra là khi đến lúc người hùng của Trung Quốc (Đặng Tiểu Bình) rời khỏi “sân khấu” thì những người ủng hộ ông mà ông đã chỉ định điều hành Đảng, chính quyền và các lực lượng vũ trang vẫn còn cầm quyền có tiếp tục đi theo con đường cũ mà ông đã chọn không? Cũng xuất phát từ sự khác biệt giữa hai thể chế dẫn đến những hoài nghi từ phía Hồng Kông: Những con người nắm quyền ở Trung Quốc có thể là những người có những tư tưởng Thực dụng chủ nghĩa, song họ vẫn là những người theo Chủ nghĩa Mác – Lênin bị chi phối theo Chủ nghĩa Mao Trạch Đông trong 3 thập kỉ. Điều quan trọng hơn nữa là họ nắm quyền kiểm soát một nước đã mấy ngàn năm bị cai trị bởi một lớp tinh hoa là quan lại. Cả hai yếu tố đó đều khuyến khích một tâm lí kinh tế chỉ huy. Khi các nhà lãnh đạo Bắc Kinh ban hành các điều lệnh, họ chờ đợi các mệnh lệnh ấy được người ta vâng lời làm theo song rất chậm chạp và không hiệu quả điều này trái ngược hoàn toàn với cơ chế vận hành của Hồng Kông hoạt động theo cơ chế thị trường, hạn chế sự ảnh hưởng của Nhà nước. Một điểm nữa làm giảm lòng tin của Hồng Kông là trong nhiều năm trước đây toàn Trung Quốc được coi như thống nhất quanh trí tuệ ưu việt của một con người “nạn sùng bái lãnh tụ”. Hồng Kông đã nghe những lời rập khuôn trong sách đỏ như “nhờ sự dẫn dắt của tư tưởng Mao Trạch Đông và nhờ sự lãnh đạo của Đảng…”. Mặc dù hiện nay Trung Quốc đã có những cải biến lớn nhưng những tàn dư của một cơ chế cũ vẫn còn ảnh hưởng đến tâm lí của người Hồng Kông ở một mức độ nhất định. Từ đó người dân Hồng Kông còn nảy sinh những mối lo sợ mặc dù có những lời hứa không động đến Hồng Kông nhưng các quan chức sẽ can thiệp vào công việc của Hồng Kông và họ cũng nghi ngờ năng lực của các quan chức này khi tệ nạn tham nhũng và quan liêu vẫn còn là vấn đề bức xúc của Đại Lục. Những quan chức ở Bắc Kinh chuyên phụ trách các công việc Hồng Kông cũng tỏ ra không hiểu biết gì về sự hoạt động của một trật tự xã hội Tư bản.

Vào tháng 5/1984 một sự kiện xảy ra làm Hồng Kông bàng hoàng. Từ năm 1982 các quan chức Trung Quốc vẫn nói rằng Bắc Kinh sẽ không đưa quân đội sang Hồng Kông. Ngày 21/5/1984 Cảnh Tiêu – phó chủ tịch Quốc hội đã

nhắc lại lời cam kết đó. Tuy nhiên 4 ngày sau Đặng Tiểu Bình nói với các phóng viên Hồng Kông phủ định những lời tuyên bố của Cảnh Tiêu. Ông nói: “tất nhiên là binh lính sẽ tới đóng ở Hồng Kông”.Ông cúng tuyên bố: “…thà có một Hồng Kông hỗn loạn còn hơn nhân nhượng một điểm về chủ quyền”. Lời nói thẳng thừng này có thể bắt nguồn từ một cuộc đấu tranh về chính sách đối ngoại hoặc từ việc những người theo đường lối cứng rắn trong giới quân sự đòi có vai trò của Hồng Kông. Để lí giải điều này Đặng Tiểu Bình cho rằng sau năm 1997, Trung Quốc thu hồi chủ quyền ở Hồng Kông, đóng quân hay không đóng quân là quyền của Trung Quốc. Đồng thời chỉ rõ việc đóng quân chỉ có tính chất tượng trưng cho việc giữ chủ quyền của Trung Quốc, có tác dụng phòng ngừa và ngăn chặn động loạn, không quản lí việc trị an cụ thể, không can dự vào công việc nội bộ của Hồng Kông. Nhưng dù là nguyên nhân gì cũng làm tăng sự lo ngại của người dân: Hồng Kông có thể trở thành nạn nhân của một cuộc đấu tranh nội bộ với chính phủ Bắc Kinh. Điều đó có thể dẫn đến khủng hoảng lòng tin nhất là trong giới kinh doanh, thúc đẩy các luồng dân di cư mang theo số vốn lớn và sản nghiệp ra nước ngoài. Tháng 3/1984 việc hãng Jardine Matheson – một trong những hãng buôn lâu đời nhất của Anh đã rút từng phần về nước đã chứng tỏ điều đó cũng như sự phá sản trước đó 5 tháng của nhóm bất động sản Carrian. Theo ông Pirapon, chỉ tịch Hội đồng quản trị công ty Kim Cương Kim Tự Tháp, công ty lớn nhất Thái Lan chuyển khẩu đá quý sang Hồng Kông quả quyết rằng: “Ba năm sau ngày trao trả, Hồng Kông sẽ trở nên điêu tàn…”.Ông còn cho rằng cơ cấu quản lí của Trung Quốc “sẽ đục rỗng Hồng Kông. Các xí nghiệp lớn bỏ đi. Các xí nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị phá sản”. Với đa số dư luận không đồng tình với những cách nhìn nhận bi quan quá khách đó. Những người bi quan dự đoán rằng nguồn nhân lực lao động trình độ cao sẽ “dứt áo ra đi”. Quả vậy từ năm 1997 số người Anh sống ở Hồng Kông giảm 8,5%. Số người nước ngoài sống ở Hồng Kông giảm khoảng 100.000 người so với thập kỉ trước. Điều này có thể khiến cho Hồng Kông rơi vào rối loạn và bất ổn. Như vậy sự suy giảm lòng tin của người dân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định và phát triển của Trung Quốc đòi hỏi Chính phủ Trung Quốc phải có chính sách điều

hòa, phát triển một cách đúng đắn nhằm thu hút, lôi kéo Hồng Kông trở về Đại Lục không phải chỉ trên giấy tờ, thủ tục mà còn biến Hồng Kông trở thành một bộ phận không thể thiếu của Trung Quốc, là nhân tố, là nguuồn lợi quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KHÔI PHỤC CHỦ QUYỀN HỒNG KÔNG QUA LÍ LUẬN “MỘT ĐẤT NƯỚC HAI CHẾ ĐỘ” (Trang 26 - 29)