Một số kiến nghị trong công tác phát triển nguồn nhân lực tại huyện Lập

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số ý kiến về phát triển nguồn nhân lực trong huyện Lập Thạch ppt (Trang 56 - 61)

Thạch

Nguồn nhân lực trong một đơn vị là tất cả mọi cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế. Nó được coi là nguồn tài nguyên quý báu nhất. Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này có hiệu quả hay không quyết định đến sự suy thoái và phát triển của một nền kinh tế.

Nguồn nhân lực của huyện chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài các yếu tố này tác động trực tiếp đến sự phát triển của một nguồn nhân lực, thể hiện nên các đặc điểm riêng biệt sau:

- Nguồn nhân lực tạo ra được sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của huyện bằng sức lao động và cùng với các hoạt động nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động. Nguồn nhân lực của huyện với một cơ cấu trẻ và có nhiều tiềm lực sẽ sử dụng công cụ lao động và trí tuệ… tác động vào đối tượng lao động tạo ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ… Mặt khác, các hoạt động của huyện bao gồm các hoạt động kinh tế, văn hoá, chính trị… đây thể hiện sức mạnh đặc trưng của một huyện và nguồn nhân lực cũng có chiều hướng tác động tích cực trở lại nếu đó là một nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Nguồn nhân lực được đánh giá dựa trên các tiêu chí về chất lượng và số lượng, cơ cấu và tính năng động, phản ánh thông qua số lượng chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức làm việc, tinh thần tự giác, kết quả công việc, tuổi tác, giới tính. Một yêu cầu tất yếu đặt ra cho chương trình phát triển của huyện Lập Thạch hiện nay là phải thay đổi về các phương diện trên sao cho phù hợp với mục tiêu, phương hướng đặt ra của mỗi thời kỳ.

- Cũng như các nguồn lực khác, nguồn nhân lực cũng bị hao phí và hao mòn trong quá trình sử dụng. Cho nên nguồn nhân lực phải luôn luôn được tái sản xuất bằng nhiều hình thức khác nhau. Sự khôi phục, củng cố và phát triển nguồn nhân lực này được coi là vấn đề quan trọng, là yếu tố quyết định sự sống còn của một đơn vị kinh tế. Sức mạnh vật chất và tinh thần của nguồn nhân lực có nguồn gốc từ cá nhân (người lao động). Nó phát sinh từ động cơ và động lực thúc đẩy cá nhân. Nói

cách khác chỉ có thể phát huy và sử dụng nguồn nhân lực này trên cơ sở khai thác động cơ của từng cá nhân, kết hợp với động cơ này để thúc đẩy chung cho toàn huyện.

-Không giống như các nguồn nhân lực khác, nguồn nhân lực luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài như quan hệ sản xuất và phương thức sản xuất xã hội, các thể chế, các quan hệ xã hội, trình độ tổ chức quản lý nhân sự cũng như các cấp lãnh đạo, đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu và động cơ cá nhân, hoàn cảnh và môi trường làm việcl..

-Việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực phải được xem xét trên hai mặt: + hiệu quả kinh tế: mang lại nhiều lợi ích cho các hoạt động kinh tế, cải thiện tình hình đời sống của người dân trong huyện, làm tiền đề, cơ sở cho từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hoá, có thể tiếp thu các thành tựu khoa học vào sản xuất, tạo ra các nguồn nhân lực khác.

+ hiệu quả xã hội: làm ổn định tình hình chính trị, an ninh của huyện, phát triển thêm văn hoá truyền thống, đặc trưng của dân tộc, nâng cao nhận thức cho nhân dân với những đặc trưng này nên vấn đề phát triển nguồn nhan lực tác động đến toàn bộ các mặt khác trong một huyện, không có hạn chế cho bất kỳ điều kiện nào.

- Nguồn nhân lực không phải tự nhiên mà có và cũng khôngphải tự nhiên nó đáp ứng được mọi đòi hỏi của các mục tiêu, phương hướng được đề ra, mà nó phải có một quá trình lâu dài nghiên cứu và thực hiện, luôn luôn phải được quan tâm hàng đầu trong mọi công tác phát triển và bằng moịi biện pháp dưới nhiều hinhf thức để đem lại hiệu quả cao nhất.

- Qua nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong huyện Lập Thạch ta thấy được một số các hình ảnh cụ thể. Nhìn chung vấn đề này trong huyện Lập Thạch vẫn chưa được giải quyết và quan tâm đúng đắn và triệt để, nhằm thích ứng hơn nữa với thời đại ngày nay, thời đại của một nền khoa học văn minh với các thành tựu khoa học mới, công nghệ hiện đại đang được đưa vào sử dụng sản xuất, thông qua một số đặc điểm thực tế của huyện chúng ta phải nhận thức và đưa ra những phương hướng cụ thể tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể đối với huyện Lập Thạch ta phải thực hiện các mục tiêu như: Đối với nguồn

nhân lực thì cần phải có chương trình về đào tạo và bồi dưỡng thích hợp tuỳ theo từng loại lao động khác nhau để đào tạo phù hợp với chuyên môn của họ, tuỳ theo mục tiêu, yêu cầu của tổ chức để có có hình thức bồi dưỡng đào tạo và phát triển phục vụ cho nhu cầu, quá trình thực hiện công việc để tránh gây tình trạng thất nghiệp, gây lãng phí nguồn nhân lực.

- Cấp cấp lãnh đạo của huyện phải có phương hướng chỉ đạo thành lập một mạng lưới các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bố trí mạng lưới đào tạo dưới mọi cấp cấp cơ sở phải có sự thích hợp nhất định, đáp ứng theo nhu cầu của thời đại, mở rộng mối quan hệ với bên ngoài để tiếp thu các phương thức, các kinh nghiệm nhằm tạo thuận lợi trong công việc thiết lập chương trình, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của huyện.

Để đào tạo và phát triển được nguồn nhân lực của huyện đáp ứng được mục tiêu đặt ra thì phải mất một chi phí khó lớn và đòi hỏi huyện phải có một nguồn ngân sách lớn, có chính sách đầu tư về vốn, về các nguồn lực khác một cách hợp lý

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực là tiền đề cho sự phát triển của huyện nhưng bên cạnh đó sử dụng hợp lý, tiết kiệm và vận dụng hiệu quả một cách tối đa các nguồn nhân lực cũng là vấn đề quan trọng, để giải quyết vấn đề này một cách tốt chúng ta phải có các hình thức đi kèm theo như mở rộng ngành nghề kinh tế, tạo thêm được nhiều công ăn việc làm mới, tạo nên được một môi trường thuận lợi cho hoạt động của nguồn nhân lực, làm cho mọi cá nhân có nhu cầu mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có các chính sách bố trí lao động phù hợp với ngành nghề, theo khả năng để người lao động có khả năng phát huy một cách tối đa năng lực của mình.

Phần IV Kết luận

Phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề rất quan trọng mà nhà nước ta nói chung và huyện Lập Thạch nói riêng phải có biện pháp giải quyết và phát huy. Nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hiện nay, huyện phải đáp ứng được các yêu cầu đặt ra tiến theo đà phát triển của xây dựng, của toàn cầu với các công nghệ ngày càng hiện đại. Đứng trước tình hình này đòi hỏi phải có một tầng lớp cán bộ quản lý có ý thức, có trình độ, có các chính sách tạo thuận lị cho nguồn nhân lực phát triển dưới nhiều hình thức, nhiều phương pháp.

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực được quan tâm đúng mức, sẽ là nhân tố chính thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế trong tương lai, nếu triển khai công tác này không được tốt thì sẽ gây ra lãng phí, nguồn nhân lực kém phát triển và đây cũng là nhân tố chính kìm hãm sự phát triển. Đề tài này đã đưa ra được các vấn đề phát triển nguồn nhân lực của huyện Lập Thạch.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Các yếu tố tác động đến mức sinh ở Việt Nam - Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội và truyền thông dân số

2. Khổng Văn Mẫn. Chính sách dân số và giảm mức sinh 3. Một số vấn đề về dân số học. Nguyễn Can

4. Thông tin dân số năm 1998-1999

5. UBDS và KHHGĐ Trung tâm nghiên cứu thông tin –tư liệu 6. Tạp chí lao động xã hội số 4.8.9 năm 1998 số 9,12 năm 1999

7. Niên giám thống kê từ năm 1989 đến 1999 của Phòng thống kê huyện Lập Thạch

8. Giáo trình kinh tế lao động

Chủ biên: PTS Mai Quốc Chánh và PGS.PTS Nhà giáo ưu tú Phạm Đức Thành

9. Giáo trình dân số và phát triển Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 1997

10. Giáo trình quản trị nhân lực. Nguyễn Hữu Thân. NXB Thống kê 1998 11. Tạp chí lao động và xã hội số : T4/1996, T2/2997, T3/1997 , T4/1997, T12/1997.

Mục lục

Phần I Lý luận chung về vấn đề phát triển nguồn nhân lực ... 3

I. Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ... 3

1. Đặc điểm, vị trí của phát triển nguồn nhân lực ... 3

2. Đối tượng, nội dung phát triển nguồn nhân lực ... 5

3. Vai trò, mục đích của phát triển nguồn nhân lực ... 7

II. Công tác phát triển nguồn nhân lực ... 10

1. Tiến trình xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ... 10

2. Một số phương pháp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. ... 17

Phần II Thực trạng về vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong huyện Lập thạch. ... 23

I>Đặc điểm, vị trí và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng đến đạc điểm của nguồn lực nhân... 23

1.Đặc điểm, vị trí địa lý. ... 23

2. Kinh tế- xã hội ... 24

3. An ninh chính trị ... 28

II> Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của huyện Lập Thạch ... 28

1) Thực trạng về tình hình biến động dân số của huyện ... 29

2> Tình hình biến động của nguồn lao động. ... 33

Phần III Các giải pháp cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong huyện lập thạch ... 52

I. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực trong huyện Lập Thạch ... 52

1. Biện pháp giảm và ổn định mức sinh ... 52

2. Phương hướng cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ... 54

II. Một số kiến nghị trong công tác phát triển nguồn nhân lực tại huyện Lập Thạch ... 59

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số ý kiến về phát triển nguồn nhân lực trong huyện Lập Thạch ppt (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)