Giải pháp phát triển NNL

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nguồn nhân lực Việt Nam: Lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế pptx (Trang 38 - 51)

Trong thời gian tới để đảm bảo NNL có đầy đủ thể lực, tinh thần, trí tuệ, trình độ kĩ thuật,… ta cần phải tiến hành một số biện pháp sau:

1) Gải pháp nâng cao trạng thái, sức khoẻ cho dân cư, NNL.

Tại sao phải nâng cao chất lượng NNL và làm thế nào để cải thiện nó ?

Cùng với nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động thì việc nâng cao trạng thái sức cho dân cư là tiên đề hết sức quan trọng, là bước có tính chất đột phá cho vấn đề nâng chất lượng NNL bởi sức khoẻ là cái quý nhất của con người, không có sức khoẻ con người không phải là nguồn lực của xã hội. Mặt khác khi đất nước bước vào thời kì CHN-HĐH và hội nhập thì sức khoẻ lại vô cùng quan trọng, nó không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà cong có ý nghĩa lâu dài. Để giải quyết vấn đề này ta nên tập trung vào vấn đề sau:

Trong những năm qua ta đã giải quyết được khâu lương thực và là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Song không phải vì thế mà mọi dân cư đều có bữa ăn no đầy đủ chất lượng mà nhiều người trong số đó còn thiếu ăn , ăn đói. Vì vậy, để mọi người có đủ ăn, ta cần phải tăng cường phát triển sản xuất, khuyến khích vùng sâu, vung xa, các địa phương phát huy nội lực địa phương để nâng cao đời sống cho người lao động. Nhà nước có biện pháp điều tiết lương thực nhằm giúp các nơi, các vung khó khăn chưa đủ sức giải quyết được. Song song với đảm với việc đảm bảo số lượng lương thực bữa ăn cho sao cho đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt là chú ý đến đối tượng trẻ em dinh dưỡng vì đó là nguồn nhân lực trong tương li.

Nhà nước cần phải có các chương trình nghiên cứu chế độ dinh dưỡng cho dân cư và người lao động, có thang đo về định lượng, định tính cụ thể so sánh với các tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và thế giới để điều chỉnh cho phú hợp, sau đó tuyên truyền giáo dục chế độ lương thực, thực phẩm cần thiết cho bữa ăn. Tạo ra nhiều việc làm, tạo cơ hôi cho người lao động có thu nhập cao để họ có thể cải thiện được bữa ăn cho mình. Khuyến khích các chương trình khuến nông, khuyến lâm, giúp cộng đồng phát triển kinh tế VAC tăng lương thực thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, sử dụng vốn vay hiêu quả.

Tăng cường chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Đây là điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa quan trọng đối với một nước nằm khu vực nhiệt đới như nước ta. Kinh tế khó khăn làm cho công tác đầu tư cho phòng bệnh và chữa bệnh còn hạn chế, công tác phòng bệnh còn gặp trở ngại do vốn ít. Bên cạnh đó do hậu quả của sự phát triển kinh tế làm một bộ phân không nhỏ dân cư sa ngã vào các tệ nạn xã hội như: ma tuý, mại dâm,… Môi trường sinh thái bị huỷ hoại do rác thải công nghiệp, thuốc trừ sâu... Điều này làm cho sức khoẻ cộng đồng bị huỷ hoại dần, lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp nhiều.

Vì vậy, để đảm bảo sũc khoẻ dân cư và người lao động nhà nước cần có xây dựng các chính sách, dự luật bảo vệ môi trường; đầu tư cho ngành y tế để thường xuyên khám chữa bệnh, điều tra tình hình sức khoẻ dân cư, người lao động, phát hiện các dịch bệnh kịp thời để phòng tránh ngăn chăn mọi hiện tượng lây lan. … Tăng số lượng y,

bác si/ đầu dân, đưa bác sĩ về tận vùng xâu vùng xa, tăng số giường bệnh. Giáo dục, tuyên truyền cho người dân biết lợi ích của việc rèn luyện thể thao nâng cao sức khoẻ để lao động, học tập, công tác tôt, bảo vệ môi trường.

Tăng cường chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em.

Phụ nữ chiếm 1/2 dân số, 1/2 tỉ lệ tham gia lực lượng lao động xã hội, giữ chức năng duy trì nòi giống và sản sinh ra nguồn lực cho xã hội. Trẻ em là tương lai của dân tộc bởi vậy việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em và các bà mẹ là hết sức quan trọng.

Nhà nứơc cần có các chính sách, dự án, chương trình, nghiên cứu về phụ nữ trẻ em, thông qua đó tuyên truyền, giáo dục cho họ các biện pháp, phương pháp giữ gìn sức khoẻ. Trao dồi kiến thức đối với các phụ nữ mang thai và cho con bú, nhằm đề phòng các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bệnh thiếu máu, thiếu vitamin và thiếu vi lượng. Hỗ trợ công tác tiêm phòng cho trẻ em dưới 1 tháng tuổi, bà mẹ mang thai.

2) Giải pháp về giáo dục- đào tạo nâng cao số lượng chất lượng NNL

Chúng ta phải xác định số chất lượng được NNL của nước ta đang nằm ở điểm nào trên bản đồ lao động thế giới, đồng thời phải xác định được chiến lược cạnh tranh gay gắt là vấn đề nhân tài phục vụ cho đất nước. Sự cạnh tranh về kinh tế của các nước trên thế giới trong quá trình hội nhập hiện nay gắn liền với việc bồi dưỡng nhân tài; phát huy tiềm năng, tố chất trí tuệ, trình độ tay nghề của người lao động. Vì vậy, công tác đào tạo nguồn nhân lực phải được đặt lên hàng đầu. Công tác này đòi hỏi ta phải mạnh dạn tìm ra những bước đi mới, tránh trùng lặp lại những bước đi cổ truyền hiệu qủa không cao. Đặc biệt là cần học hỏi của các nước đi trứơc, các nước có kinh nghiệm, truyền thống đã thành công trong lĩnh vực này nhằm sớm xác định được bước đi thích hợp. Vì vậy công tác đào tạo NNL cho quá trình phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế của nước ta cần quan tâm đến các điểm sau:

Để đảm chất lượng về mặt thể lực cho lực lượng lao động trong tương lai nhà nước phải có các chương trình chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Quan tâm đầu tư cho các tỉnh vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo để giảm cách sự phát triển kinh tế. Tăng cường tuyên truyển giáo dục, thúc đẩy việc thực hiện tốt các chính sách dân số, tao cân

bằng giới, cân bằng cơ cấu tuổi,ngăn ngừa các tệ nạn ma tuý, mại dâm, phòng chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên, những người trong độ tuổi lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, tivi,…

Trước hết,nhà nước cần nhanh chóng xây dựng các chính sách vĩ mô về giáo dục- đào tạo, ưu tiên phát triển nhân tài, quản lí tốt, xử lí nghiêm khắc đối với các hành vi,vi phạm phạm giáo dục như: hiện tượng thi hộ, bằng giả,… thực hiện công bằng giáo dục. Song song với quá trình này là đưa việc cấp bằng, chứng chỉ đi vào nề nếp bởi đây là biện pháp tôn vinh giáo dục, tôn vinh NNL đã được đào tạo thật sự, giáo dục cho thế hệ trẻ biết quý tróng sức lao động và học tập của chính mình. Đồng thời phải phải tăng cường công tác thanh tra, giám sát chặt chẽ các quá trình đào tạo ở các cấp, đảm bảo chất lượng theo quy định, quy chế đào tạo, tiếp xúc dần với tiêu chuẩn đào tạo quốc tế. Có chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là các nhân tài người Việt đang lao động và làm việc ở nước ngoài bằng chế độ lương bổng, điều kiện môi trường để họ phát huy hết năng lực phục vụ tổ quốc. Phát hiện nhân tài, nhân lực có tiềm năng để đạo tạo họ đúng lĩnh vực chuyên sâu, sở trường.

Chúng ta cần tích cực phân luồng, đánh giá những người lao động tay nghề yếu, không đủ trình độ, đạo đức, năng lực… để từ đó có biện pháp, phương pháp chính sách đào tạo và giáo dục lại một cách hợp lí nhất. Đây là giải pháp khả quan và duy nhất để đảm bảo NNL cho nhu cầu phát triển kinh tế, thúc đẩy nhanh qúa trình hội nhập kinh tế. Trong quá trình cần chú ý nguồn nhân lực mới có chất lượng cao để thay thế dần NNL không đảm bảo nhu cấu phát triển kinh tế.

Tích cực củng có mạng lưới các trường đại học và trung học kĩ thuật chuyên sâu.

Đối với các trường đại học bao gồm: các loại hình đa linh vực, đại học đơn ngành, đại học mở, đại học dân lập. Củng cố các trường đại học, cao đẳng nhằm xây dựng một số trường, trung tâm đào tạo có chất lượng cao và uy tín đối với trong nước, khu vực và thế giơi. Xây dựng các trường dân lập để có thể đáp ứng được yêu cầu, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ phục vụ tốt công tác dạy và học. Đặc biệt đối với các trường này phải chú trọng đến việc kết hợp lí thuyết và thực hành bởi hiện nay tại các

trường đại học chỉ chú trọng đên lí thuyết còn thực hành thì yếu. Điều này giải thích tại sao khi các sinh viên ra trường thường thiếu, thực tiễn hay lúng túng trong công việc. Tăng cường kiểm định công nhận cho các chương trình đào tạo, phi công lập đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Tăng cường sử dụng các phương pháp đào tạo từ xa, đào tạo tại nơi làm việc… Đồng thời phải thanh tra giám sát chặt chẽ đầu vào đối với các trường nhằm đảm bảo công bằng và chất lượng đầu vao.

Đối với mạng lưới cơ sở giáo dục kĩ thuật và nghề nghiệp: Cần hình thành các trường trọng đểm để đẩy mạnh công tác hiện đại hoá và hội nhập kinh tế. Đặc biệt là chú trọng đến các trường dạy nghề ở các trung tâm công ngiệp lớn, các khu công nghiệp lớn, các địa bàn kinh tế trọng điểm bởi ở các nới này nhu cầu nguồn nhân lực lành nghề kỹ thuật cao là rất lớn. Bên cạnh đó cần đưa sâu hệ thống dạy nghế đến tứng địa phương cơ sở, đến các tỉnh miền sâu, miền xa. Tăng cướng hệ thống dạy nghề lưu động tạo cơ hội cho mọi người có cơ hội và mong muốn được học tập.

Tiến hành cùng quá trình này là phải xây dựng một hệ thống đánh giá tiêu chuẩn đào tạo của các trường về chất lượng. Tham khảo hệ thống tiêu chuẩn của các nước phát triển, từ đó tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đào tạo của ta sát sao với hệ thồng tiêu chuẩn của quốc tế. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, băng cách xây dựng tiêu chuẩn cán bộ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề có đủ trình độ, chuyên môn, nâng cao tỉ lệ lệ giao viên trên một học sinh. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kĩ năng nghề nghiệp cho giáo viên thực hành, áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, khoa học vào giảng dạy. Bên cạnh đó phải liên tục đổi mới nội dung các chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu cần đào tạo của từng nghề, tưng lĩnh vực chuyên sâu. Cập nhật các nội dung dạy khoa học,tiến tiến của các nướcđi truớc có uy tín, các nước đạt tiêu chuẩn trong khu vực và thế giới như: Singgapor, Nhật, Anh, Pháp…

Thực hiện chương trinh xã hội hoá giáo dục. Tranh thủ nguồn vốn của tư nhân, các tổ chức quốc tế đầu tư vào đào tạo, kêu gọi nhà đâu tư trong nứơc và nước ngoài đầu tư vào giáo dục. Tạo điều kiên cho việc nâng cao trang thiết bị cho công tác giảng dạy và nghiên cứu. Thông qua hình thức này tạo điều kiên cho NNL Việt Nam nắm bắt

khả năng quản lí, nắm bắt công nghệ, phù hợp với các yêu cầu về trình độ đáp ứng chuẩn quốc tế, mặt khác chuyển nội dung chương trình đào tạo theo hướng hội nhập, đi tắt đón đầu. Bên cạnh đó cần chú trọng phối hợp giữa các doanh nghiệp với các trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề. Phối hợp nhà trường cung doanh nghiệp đào tạo, để từ đó có thể phối hợp giũa lí thuyết và thực hành trong quá trình đào tạo.

Chú trọng đào tạo NNL cho các khu vực đòi hỏi có trình độ cao như: các khu công nghiệp khu chế xuất, khu vực FDI. Đối với khu vực này cần phải xác định nhu cầu cụ thể chính xác, bởi đào tạo cho khu vực này đòi hỏi chi phí rất lớn. Tận dụng hợp tác kinh tế đối với các nước để tranh thủ học hỏi kinh nghiệp, nhờ họ giảng dạy chỉ bảo để nâng cao trình độ cho người lao động. Uu tiên các sinh viên xuất săc, có thành tích cao tronh học tập, đi đào tạo ở nuớc ngoài để nâng cao, tiếp thu trình độ khoa học tiên tiến về phục vụ tổ quốc.

Đào tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động: Nâng cấp chuẩn hoá các cơ sở đàp tạo, định hướng và bồi dưỡng nghề nghiệp cho xuất khẩu lao động bên cạnh đào tạo chuyên môn kỹ thuật , pháp luật về lao động thì phải cần chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ , kỷ luật lao động , văn hoá phong tục tập quán của nước đến làm việc .Hiện đại hoá nội dung, thiết bị giảng dạy, học tập , nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các nhà tuyển dụng nước ngoài. Xây dựng các tiêu chuẩn về lao động chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài phù hợp tiêu chuẩn nước nhận lao động .Tăng cường thông tin thị trường lao động của các nước nhập khẩu lao động xem nhu cầu của họ là gì từ đó có cơ cấu đào tạo các ngành phù hợp đáp ứng nhu cầu nhiều thị trường khác nhau

Chú trọng đào tạo NNL trẻ: Để thực hiện mục tiêu này Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể phải cùng nhau phối hợp cung cấp cho thế hệ trẻ những thông tin về lối sống lành mạnh, sức khỏe vị thành niên qua các hình thức tuyên truyền như báo chí các phương tiện truyền thông khác đồng thời phải thực hiện công tác hướng nghiệp cho thanh thiếu niên. Qua đó giúp họ có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và sơ trường của bản thân mình. Đó chính là cơ sở để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Ngoài ra, phải ưu tiên các chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển nguồn

nhân lực trẻ và cụ thể là xóa đói giảm nghèo, giảm thất nghiệp, phổ cập giáo dục... Đây là chiến lược quyết định sự thành công, hạnh phúc thịnh vượng cho gia đình, xã hội mỗi nước.

Cuối cùng là tăng cường đầu tư tài chính cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách chi cho giáo dục hàng năm tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được việc chi cho các nhu cầu tối thiểu cho giáo dục, từ đó gây ra hậu quả đào tạo NNL không hiệu quả, gây thiệt hại cho đất nước. Đồng thời tăng quản lí, kiểm tra, thanh tra, tổ chức sử dụng nguồn ngân sách cho giáo dục một cách hợp lí, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Hiện nay vẫn còn cơ chế “xin” và “cho” hành chính, còn nhiều đề tài và dự án gây lãng phí tiến của nhà nước và nhân dân, do đó cần chấn chỉnh sớm để lành mạnh hoá hoạt động đầu tư, khuyến khích nâng cấp đầu tư khoa học và công nghệ cho giáo dục đào tạo.

3) Giải pháp quản lí sử dụng NNL có hiệu quả

Chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế theo hướng công nhiệp hoá và hiện đại hoá. Do đó nhiệm vụ phát triển nền kinh tế tri thức, đào tạo nguồn nhân lực đó làm sao cho có hiệu quả đang là cái đích, nhiệm vụ mà phải sớm thực hiện. Đây là vấn đề hết sức phức tạp, khõ khăn, mới mẻ và là thách thức to lớn đối với qúa trình hội nhập kinh tế của Việt Nam cũng như các nước đang phát triển. Đặc biệt ở nước ta hiện nay còn rất nhiều bất cập về công tác quản lí và sử dụng NNL. Đó là sự mất cân đối về

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nguồn nhân lực Việt Nam: Lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế pptx (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)