Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế pdf (Trang 28 - 29)

Qui hoạch là việc nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống những dự kiến, định hướng hành động nhằm đạt được các mục đích và mục tiêu cụ thể [ ]. Qui hoạch gắn liền với các biện pháp quản lý, cả không gian phân bố và chiến lược phát triển cho các hoạt động sản xuất cũng như tổ chức xã hội. "Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ về thực chất là một phương pháp tiếp cận tổng hợp, xem xét, nghiên cứu để bố trí lại các ngành sản xuất, kinh tế, xây dựng những định hướng phát triển một cách toàn diện cho từng vùng, từng miền lãnh thổ sao cho phù hợp với tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội chung, đồng thời dự báo xu thế phát triển trong một tương lai lâu dài và theo từng khu vực riêng cũng như trong phạm vi cả nước nói chung" [23, tr. 139]. Khái niệm quy hoạch có thể được nghiên cứu theo các góc độ: QHSDĐ, quy hoạch vùng, quy hoạch môi trường. QHSDĐ tập trung vào việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất, quy hoạch vùng tập trung vào việc nghiên cứu thiết kế sơ đồ phân bố của các đối tượng kinh tế xã hội [54, tr.57], [95, tr. 211], còn quy hoạch môi trường lấy việc giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển làm mục tiêu chủ yếu[24, tr. 297].

QHSDĐ là tổng hợp các kết quả đánh giá đất đai theo yêu cầu sử dụng hay các kết quả phân loại khả năng sử dụng (tiềm năng đất đai), với các nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội, thị trường, đề xuất các phương hướng sử dụng đất hay đưa ra quy hoạch sử dụng đất. C.Sys. Vanranst và Debaveye (191) [93] đã đưa ra sơ đồ các bước nghiên cứu trong quy hoạch sử dụng đất như thể hiện trong hình.

Nghiên cứu khái quát các tài nguyên phục vụ sử dụng đất Khảo sát các điều kiện tài nguyên và môi Tìm hiểu các yêu cầu, đòi hỏi của con

người Khảo sát các điều kiện kinh tế, xã hội Xác định sơ bộ các loại hình sử dụng đất

Theo sơ đồ này ta có thể thấy: mục đích chính của quy hoạch sử dụng đất là lựa chọn dạng, loại sử dụng đất tối ưu cho một đơn vị đất xác định, có tính đến các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như các phương hướng bảo vệ môi trường và đất trong tương lai.

Nguồn hay cơ sở để quy hoạch đất đai gồm các thông tin về:

- Điều kiện tự nhiên: các yếu tố khí hậu, thực vật, thủy văn, các loại đất, (các kết quả đánh giá, phân loại đất).

- Điều kiện nhân văn: khả năng canh tác và sử dụng đất của người lao động hay chủ sở hữu đất, hiện trạng sử dụng đất.

- Điều kiện kinh tế xã hội; cơ sở vật chất và mặt bằng phát triển kinh tế của xã hội, vốn đầu tư phát triển sản xuất. QHSDĐ là một quá trình thực hiện có định hướng để đạt được các quyết định về loại hình sử dụng đất thích hợp, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường" [30. tr.43].

Các mục tiêu của QHSDĐ được gộp thành 3 nhóm: Hiệu quả, công bằng và chấp nhận được, bền vững. QHSDĐ gắn liền với hệ thống phân loại khả năng sử dụng đất đai. Khả năng sử dụng đất đai được xác định bởi hai yếu tố là khả năng đất đai và hiện trạng sử dụng đất đai.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế pdf (Trang 28 - 29)