1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KT-XH TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
1.2.2. Đầu tư xây dựng các khu vực khác
Đầu tư xây dựng đến năm 2015 cơ bản hoàn thành kiên cố hoá kênh mương kênh loại III và 70% kênh loại II, hoàn thành nhựa hoá các tuyến đường tỉnh lộ, tập trung xây dựng các tuyến đường huyện, đảm bảo 75-85% đường giao thông liên thôn, liên xã được bê tông hoá, đầu tư cải tạo nâng cấp các trạm bơm hiện có, xây dựng một số trạm bơm đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Đầu tư xây dựng trung tâm y tế huyện, các bệnh viện chuyên khoa đảm bảo đủ điều kiện phục vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Đảm bảo xây dựng các trạm y tế xã kiên cố đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
Đầu tư xây dựng trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trường tiểu học đảm bảo kiên cố 100%. Xây dựng mỗi cấp học sẽ tăng số trường đạt chuẩn quốc gia.
Đầu tư xây dựng các công trình văn hoá, phát thanh truyền hình, bưu điện, đảm bảo 100% nhân dân trong tỉnh được phủ sóng truyền hình của Tỉnh, mỗi thôn có một nhà văn hoá, câu lạc bộ vui chơi, cứ 10 người dân có 6 người có điện thoại.
Phấn đấu đến năm 2015 Vĩnh Phúc có hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở trình độ cao trong giai
đoạn tiếp theo. Xây dựng Vĩnh Yên trở thành một trong những thành phố vệ tinh quan trọng của Hà Nội.
Ước tính nguồn vốn đầu tư xã hội bình quân mỗi năm khoảng 2.200 – 2.700tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn đầu tư tập trung từ ngân sách nhà nước khoảng 200-220 tỷ đồng.
Để có thể thực hiện mục tiêu phương hướng trên cần huy động mọi nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Một yếu tố quan trọng là sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các Bộ, Ngành TW và bằng nỗ lực của địa phương để huy động từ các nguồn cho đầu tư phát triển.