Chỉ số khả năng sinh lợ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG (Trang 31 - 33)

2. Các chỉ số tài chính

2.4.Chỉ số khả năng sinh lợ

Kết quả của các chính sách và quyết định liên quan tới thanh khoản, quản lý tài sản và quản lý nợ cuối cùng sẽ có tác động và phản ánh ở khả năng sinh lợi của công ty. Để đo lường khả năng sinh lợi chúng ta có thể sử dụng các tỷ số sau:

2.4.1. Lợi nhuận trên doanh thu ( Profit margin on sales)

Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Công thức tính tỷ số này như sau:

Tỷ số lợi nhuận/ doanh thu =  Doanh thu

2.4.2. Sức sinh lợi căn bản ( Basic earning power ratio)

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty, nghĩa là chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Công thức xác định tỷ số này như sau:

EBIT

Tỷ suất sinh lợi cơ bản =  Tổng tài sản

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi của công ty, cho nên thường được sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trường hợp các công ty có thuế suất thuế thu nhập và mức độ sử dụng nợ khác nhau.

2.4.3. Lợi nhuận ròng trên tài sản ( Return on total assets- ROA)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Công thức xác định tỷ số này bằng cách lấy lợi nhuận ròng sau thuế chia cho tổng giá trị tài sản.

Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường

ROA = 

Tổng tài sản

ROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty.

Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản hoạt động của công ty

2.4.4. Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ( Return on common equity)

Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Công thức xác định tỷ số này như sau:

Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường

ROE = 

Vốn cổ phần thường

Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị trường. Thông thường hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn vì hệ số này cho biết cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công ty khác

Đánh giá mức sinh lời vốn của chủ doanh nghiệp

ROE càng cao thì vốn cổ đông của công ty càng được sử dụng hiệu quả và ngược lại. Cần chú ý rằng khi vốn chủ sở hữu càng lớn thì ROE càng thấp và nên so sánh các công ty tương đương về vốn.

Mức đầu tư hợp lý đối với doanh nghiệp sản xuất chỉ tiêu này phải đạt 20% trở lên, riêng lĩnh vực tài chính phải từ 15% trở lên.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG (Trang 31 - 33)