Cơ cấu vốn tự huy động

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hà Tây (Trang 34 - 42)

4. Thanh toán vốn 25.741 3.3 6124 9.3 187.702 26 Điều chuyển vốn 25.7416124187

2.2.2. Cơ cấu vốn tự huy động

Bảng 2.3: Kết cấu nguồn tự huy động qua các năm

Đơn vị: triệu đồng

chỉ tiêu năm 2005 năm 2006 năm 2007

giá trị % giá trị % giá trị % Tổng vốn tự huy

động 422057 100 532745 100 717924 100 1. tiền gửi tổ chức

kinh tế 192409 45.6 203418 38.2 335183 46.7 2. tiền gửi tiết kiệm 217556 51.5 296725 55.7 378482 52.7 3.phát hành công cụ

nợ 12092 2.9 32602 6.1 4259 0.6

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy lượng vốn tự huy động năm 2005 mới chỉ là 422057 trđ thì đến năm 2006, đã tăng lên 532745 trđ, tăng 26% so với năm 2005. năm 2007 đạt 717924 trđ, tăng 34% so với 2006 và tăng 70% so với 2005.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là nguồn tiết kiệm dân cư. Tiền gửi tiết kiệm tăng dần qua các năm với tốc độ tăng ổn định, tạo điều kiện cho ngân hang có thể sử dụng vốn một cách chủ động và mang lại hiệu quả cao. Nhưng đây cũng là nuồn rất nhạy cảm chị ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: lãi suất, sự biến động của nền kinh tế,.. nên chi nhánh cần có kế hoạch sử dụng hợp lý để không làm ảnh hưởng xấu đến kết quảkinh doanh.

Tiền gửi tổ chức kinh tế cũng tăng lên nhanh chóng, nếu năm 2005 nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 192409 trđ chiếm 45,6% tổng nguồn tự huy động thì đến năm 2007, sau 2năm con số đã lên đến335.183 triệu đồng tăng 74,2% so với 2005, chiếm tỷ trọng 46,7% nguồn tự huy động.

Xuất phát từ nhu cầu tín dụng, NHCT Hà tây đã cho phát hành các công cụ nợ là các loại kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, CCTG trong cả 3 năm,

kết quả thu được : năm 2005 là 12092 trđ, năm 2006 tăng lên 32602 trđ tăng xấp xỉ 3 lần so với 2005, chiếm 6,11% tổng vốn tự huy động, sang đến 2007 đã giảm xuống xhỉ còn 4.259 triệu giảm 86,9% so với 2006.

Điều này không thể hiện được chất lượng hay hiệu quả cókhả quan hay không mà phụ thuộc vào thời gian và nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh. Xét về dài hạn, đây là nguồn trung và dài hạn cần thiết để cân đối tỷ trọng giữa nguồn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, chi phí cho việc huy động vốn bằng phát hành các loại giấy nợ này cao hơn nhiều so với các hình thức khác nên sẽ làm cho chi phí đầu ra cao hơn tương ứng. Như vậy sẽ gây khó khăn cho ngân hang trong việc sử dụng và quay vòng vốn.

Để hiểu rõ hơn về sự biến động các loại tiền gửi, ta sẽ xem xét sự biến động của từng loại tiền gửi qua các năm

Đối với tổ chức kinh tế

Bảng 2.4: kết cấu nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế

Đơn vị: triệu đồng chỉ tiêu năm 2005 năm 2006 năm 2007

giá trị % giá trị % giá trị % Tổng tiền gửi tổ chức kinh tế 192409 100 203418 100 335183 100 1. không kỳ hạn 148708 77.29 158372 77.9 280037 83.5 2. dưới 12 tháng 3951 2.05 905 0.4 4650 1.4 3. từ 12 - 24 tháng 31986 16.62 9309 4.6 0 4. trên 24 tháng 0 0 0 5. tiền gửi quản lý và

giữ hộ 50 0.03 26858 13.2 42729 12.7 6. tiền gửi đảm bảo

Do đặc trưng riêng của loại tiền gửi tổ chức kinh tế, đây là nguồn mà tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng với mục đích chủ yếu là nhờ ngân hàng thu hộ, chi hộ và biến động thường xuyên nên kết cấu nguồn này cũng có sự khác biệt so với nguồn tiền gửi dân cư, cụ thể:

Chủ yếu tiền gửi tổ chức kinh tế là nguồn không kỳ hạn, chiếm 80% - 90% tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế. Đây là nguồn đem lại lợi nhận lớn cho ngân hàng vì với loại tiền gửi không kỳ hạn, chi phí trả lãi là rất thấp (hoặc bằng 0) và có tính chất ổn định vì các doanh nghiệp thường có quan hệ làm ăn lâu dài với ngân hang.

Năm 2005, tiền gửi không kỳ hạn là 148708 trđ tương đương 77.28% nhưng sang đến 2007 tăng vọt lên 280037 trđ tương đương 83.5% tăng gấp gần 2 lần so với 2005. Đây là xu hướng chung của các doanh nghiệp là tận dụng tối đa vốn tự có để kinh doanh không để vốn nhàn rỗi, khi tạm thời chưa dung đến họ đều tập trung gửi ngân hang vừa đảm bảo an toàn, tiện lợi trong thanh toán lại có thể thu được một phần lợi nhuận.

Nguồn ngắn hạn (dưới 12 tháng) cũng là nguồn có sự biến động lớn: Năm 2005 là 3951 trđ, thì đến 2006 giảm xuống chỉ còn 905 trđ tương đương 77,1% và đến 2007 lại tăng lên 4650 trđ gấp 4lần so với 2006.

Như đã nói ở trên, các tổ chức kinh tế thường tận dụng tối đa nguồnvốn vào kinh doanh, không để vốn nhàn rỗi và do đặc thù kinh doanh nên một doanh nghiệp khó có thể tính toán một cách chính xác sẽ có bao nhiêu vốn tạm thời nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định để gửi vào ngân hang với kỳ hạn tương đương vì vậy tỷ trọng của nguồn này trong tổng nguồn thấp là điều dễ hiểu, đặc biệt năm 2007 tiền gửi tổ chức kinh tế không có loại hình gửi trung hạn (từ 1 -2 năm) trong khi năm 2005 tiền gửi trung hạn chiếm 16,6% tổng nguồn tương đương 31986 trđ.

Một số loại hình tiền gửi khác chỉ áp dụng đối với tổ chức kinh tế như: tiền gửi quản lý và giữ hộ, tiền gửi ddảm bảo khả năng thanh toán cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Đối với tiền gửi quản lý và giữ hộ, ngân hàng không được sử dụng để kinh doanh và thay vào đó ngân hàng sẽ nhận đựoc một khoản phí dựa trên tổng số tiền khách hàng gửi. Khi thực hiện chức năng thanh toán hộ khách hàng, đặc biệt là thanh toán xuất nhập khẩu, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải có một tài khoản tiền gửi đảm bảo khả năng thanh toán với số dư nhất định, tài khoản này như là một sự đảm bảo của khách hàng về khả năng tài chính của mình. Đây là nguồn đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng vì ngân hàng có thể sử dụng khoản tiền này với chi phí thấp hoặc bằng 0

* Đối với tiền gửi tiết kiệm

Bảng 2.5: Kết cấu tiền gửi dân cư

giá trị % giá trị % giá trị % Tổng tiền gửi tiết

kiệm 217556 100 296725 100 378482 100 1. không kỳ hạn 338 0.16 345 0.12 6 0.00 2. dưới 12 tháng 105127 48.32 156028 52.58 220411 58.24 3. từ 12 - 24 tháng 104858 48.20 133298 44.92 154116 40.72 4. trên 24 tháng 7233 3.32 7054 2.38 3949 1.04 (nguồn: phòng tổng hợp tiếp thị)

Nguồn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng công thương Hà tây chiếm trên 50% tổng vốn của ngân hang, đây là nguồn huy động chủ yếu để đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn của ngân hang. Vì đây là nguồn nhạy cảm với lãi suất và người gửi tìên mong muốn có được một khoản thu nhập từ tiền lãi nên họ thường lựa chọn loại hình gửi tiết kiệm có kỳ hạn trong khi các tổ chức kinh tế thường chỉ gửi nhằm mục đích thanh toán thuận tiện, thanh khoản dễ dàng nên chỉ lựa chọn gửi không kỳ hạn.

Năm 2005, nguồn không kỳ hạn của tổ chức kinh tế chiếm 77,28% tổng nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế thì nguồnkhông kỳ hạn của loại hình tiền gửi tiết kiệm dân cư chỉ chiếm 1,5% tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm tương đương 338 trđ. Khác với tổ chức kinh tế, lôại tiền này tăng nhanh hàng năm thì đối với tiền gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn lại giảm mạnh : năm 2007 tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chỉ còn 6 trđ trong tổng số 378482 trđ tiền gửi tiết kiệm dân cư, giảm 98,2% so với 2005. Sự sụt giảm nhanh chóng của nguồn này là do lãi suất của loại hình này rất thấp và người dân không có nhu câù chi tiêu thường xuyên, thêm vào đó là việc các ngân hàng đưa ra rất nhiều kỳ hạn gửi tiền khác nhau cho khách hàng lựa chọn như: 1 tháng, 2tháng, 3 tháng,… với mức lãi suất hấp dẫn hơn so với không kỳ hạn

Nguồn có kỳ hạn tăng dần qua các năm, mạnh nhất vẫn là loại hình tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, đối với loại hình này người gửi tiền có thể chủ động hơn trong chi tiêu mà vẫn có được một khoản lãi đáng kể, nếu cùng một số tiền người gửi đem gửi tiết kiệm với kỳ hạn dài, mặc dù lãi suất cao hơn nhưng khi có nhu cầu sử dụng tiền khách hàng phải đến ngân hang rút tiền và phải chịu mức lãi phạt tương đương với lãi của tiền gửi không kỳ hạn, như vậy lựa chọn tối ưu cho người gửi tiền là gửi với kỳ hạn ngắn hơn như 3 tháng, 6 tháng.. khi đến hạn nếu khách hang không đến rút, lãi vẫn được nhập gốc và tính lãi cho kỳ hạn tiếp theo. Như vậy người gửi sẽ có thêm một khoản lãi của lãi. Sự biến động của loại tiền gửi này thể hiện năm 2005 nguồn dưới 12 tháng đạt 105127 trđ chiếm 48,32% tổng tiền gửi tiết kiệm và tăng lên 156028 trđ năm 2006 tương đương 48.4% so với 2005 và đến 2007 đạt 220411 trđ tương đương 58,23% tổng tiền gửi tiết kiệm.

nguồn tiền gửi trung và dài hạn đạt 112091 trđ tương đương 51,5% tổng nguồn huy động thì đến năm 2006, con số tuyệt đối đã lên đến 140352 trđ nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn lại giảm chỉ còn 47,3%. Sang 2007 nguồn trung và dài hạn đạt 158065 trđ trong đó 154116 trđ là nguồn trung hạn từ 12 – 24 tháng và nguồn trên 24 tháng chỉ đạt 3949 trđ trong khi nguồn này năm 2005 và 2006 đều đạt trên 7000 trđ.

Thông thường thì nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu vẫn là nguồn huy động nội tệ, nhưng do điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp đòi hỏi phải dùng đồng ngoại tệ mạnh đặc biệt là USD nên trong những năm gần đây hầu hết các ngân hàng đều muốn thu hút nguồn tiền gửi ngoại tệ bằng cách nâng mức lãi suất huy động ngoại tệ và NHCT hà tây cũng không nằm ngoài xu hướng đó

Bảng 2.6: cơ cấu vốn huy động giữa VNĐ và USD

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu năm 2005 năm 2006 năm 2007

giá trị % giá trị % giá trị % VNĐ 310737 75,8 375990.0 75,2 589466.0 82,6 USD 99228 24,2 124153.0 24,8 124199.0 17,4

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy huy động vốn chủ yếu cảu NHCT hà tây chủ yếu là đồng nội tệ, ngoại tệ chỉ chiếm một phần nhỏ, thể hiện: tỷ trọng đồng VNĐ và USD năm 2005 là 75,8% VND và 24,2% USD tương đương 99228 trđ được huy động bằng đồng ngoại tệ vàchủyêú là huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư. Trong 2006, do nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu cũng như chính sách đối với đồng ngoại tệ được nới lỏng nenhuy động ngoại tệ tăng vọt từ 99228 trđ năm 2005 lên 124560 trđ năm 2006

tăng 25%, trong đó 108592 trđ huy động từ tiết kiệm dân cư 15560 trđ từ tổ chức kinh tế nhưng cơ cấu giữa đồng nội tệ và ngoại tệ lịa không có sự thay đổi đáng kể: 75,2% VND và 24,8% USD.

Từ tháng 3 năm 2007, NHNN cho phép NHTM tự thoả thuận tiền gửi lãi suất có kỳ hạn bằng đồng ngoại tệ nhưng sự thay đổi cơ cấu giữa đồng nội tệ và ngoại tệ lại có xu hướng giảm xuống, ngoại tệ đạt 124199 trđ tương đương 17,4% tổng nguồn huy động trong khi đồng nội tệ chiếm 82,6%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đồng ngoại tệ để thanh toán xuất nhập khẩu thường là với số lượng ít do qui mô nhỏ làmcho hiệu quả sử dụng đồng vốn của ngân hàng chưa cao. Hơn nữa còn do tâm lý lo ngại sự biến động về tỷ giá nên các doanh nghiệp đều muốn vay bằng đồng nội tệ. Còn đối với người gửi tiền khi các ngân hàng TMCP đều đồng loạt tăng lãi suất huy động đối với đồng ngoại tệ cao hơn các NHTM nhà nước thì tất yếu người gửi tiền sẽ không mặn mà khi đến gửi đồng ngoại tệ tại NHTM nhà nước đã làm cho lượng vốn huy động bằng ngoại tệ tăng chậm trong năm 2007,cụ thể: nguồn huy động VND tăng 85,1%; nguồn ngoại tệ tăng 9,7% trong năm 2007.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hà Tây (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w