IV. Áp dụng bài toán trung bình phương sai cho danh mục tiếp tuyến
3. Một số chỉ số đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư
3.4. Hệ số α-Jensen
P T f T f P r r r r σ σ − + = Trong đó: rT = 36%, 2 T σ = 34.14%
Nếu chọn danh mục P là danh mục MVP thì: σMVP = 33.64%
P r = 8,5% + ( 33,64% 14 , 34 5 , 8 36− ) = 35.597%
r = 35%
αP = 35.597%-35%=0.597%
Việc thực hiện danh mục MVP không làm cho nhà đầu tư bị lỗ nhưng cũng không đem lại nhiều lợi nhuân cho nhà đầu tư.
Thông qua thuật toan ERB ta đã lọc ra được 4 cổ phiếu trong tổng số 10 cổ phiếu chọn lựa ban đầu.). Ta áp dụng bài toán trung bình phương sai đối với 4 cổ phiếu đã lọc thu được một tập hợp các danh mục hiệu quả để nhà đầu tư có thể lựa chọn. Việc thay đổi cơ cấu danh mục được tự động thay đổi khi nhà đầu tư lựa chọn các tập hợp rủi ro- lợi suất khác nhau. Để xem xét khi nào cần thay đổi cổ phiếu trong danh mục ta có thể đánh giá thông qua cac chỉ số như lợi suất và rủi ro biên của danh mục. Ta cũng có thể đánh giá việc thực thi danh mục thông qua các chỉ số như Shapre, Traynor, α- Jensen.
Tuy nhiên mô hình không phải lúc nào cũng áp dụng được và áp dụng đúng. Bởi trong khi thực hiện mô hình ta không thể thỏa mãn mọi giả thiết, nhưng về cơ bản tất cả các giả thiết quan trọng đều đã được kiểm định và thỏa mãn ( như tính dừng của các chuỗi lợi suất). Nhưng vì vẫn còn những khuyết tật nên mô hình chưa thể thật tốt được. Bởi vậy cần có những đánh giá chủ quan để đưa ra các nhận định chính xác và áp dụng một cách hiệu quả khi đầu tư vào danh mục cổ phiếu đã lựa chọn.
IV. Thị trường chứng khoán Việt Nam và hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán 1. Thị trường chứng khoán Việt Nam 2006 - 2008:
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những lúc rất sôi động trong 3 năm 2006, 2007, 2008. Có những lúc thị trường thăng hoa cực độ và có những thời kỳ rất ảm đạm đến buồn chán. Để có cái nhìn tổng quan về Thị Trường
Chứng Khoán Việt Nam chúng ta hãy nhìn vào sự biến động của nó trong 3 năm 2006, 2007, 2008.
Tiếp đà tăng trưởng của cuối năm 2005, chỉ số VNIndex đã tăng mạnh và liên tục đến 632.69 điểm vào ngày 25/4/2006. Sau đó chỉ số này bắt đầu suy giảm do thị trường tăng lượng cung chứng khoán, nhiều công ty lớn như: STB, PPC, CII, SJS, BMP… chào sàn đã làm cho TTCK hết sức ảm đạm, nhà đầu tư đứng ngồi không yên đến ngày 2/8/2006 chỉ số VNIndex đã là 399.8 điểm. Tại thời điểm này, các nhà đầu tư đón nhận một tin hết sức quan trọng là việc mở room cho nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49%, lực cầu hồi phục nhanh chóng đã làm cho VNIndex kết thúc sự suy giảm của mình và hình thành xu hướng tăng giá mới, xu hướng này kéo dài đến tháng 11 năm 2006. Tuy cuối năm 2006 có những công ty lớn lên sàn như: PVD, TDH, ABT, BHS… cũng không làm cho TTCK VN suy giảm mà với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã làm cho chỉ số VNIndex tăng liên tục đến tận 13/3/2007 và đạt được số điểm là 1178.67, trong thời gian này có rất nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường; bằng chứng là các công ty chứng khoán liên tục quá tải, các lệnh nhập mua bán hết sức khó khăn.
Sau đó chỉ số VNIndex lại có những lúc tăng giảm đầy bất giờ, cú tăng giá trở lại trong tháng 5/2007 được cho là sự tham gia của những nhà đầu tư Nhật Bản nhưng qua tháng 6/2007 thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ra chỉ thị 03 giới hạn cho vay chứng khoán làm cho TTCK lại rơi xuống hố đến ngày 20/8/2007 chỉ số VNIndex chỉ còn 875.46 điểm. Nhà đầu tư được cho vay thế chấp chứng khoán trở lại từ các ngân hàng thương mại nhờ lách chỉ thị 03 đã đẩy thị trường hứng khởi rõ nét về mặt điểm số lẫn khối lượng giao dịch. Nhưng rồi đến cuối năm chỉ số này vẫn không giữ được phong độ của mình đành lao dốc mạnh. Trong xu thế xuống dốc mạnh từ cuối năm 2007 thì đầu năm 2008 đã chứng kiến TTCK VN liên tục rơi tự do với hàng loạt các mã đều giảm điểm khá mạnh, tuy có hồi phục nhẹ trước tết nguyên đán (năm Mậu Tí) nhưng trước nguy cơ hàng loạt các ngân hàng thương mại mất tính
thanh khoản trầm trọng đã bắt buộc các ngân hàng thương mại phải giải chấp rất nhiều hợp đồng vay cầm cố chứng khoán, do đó chỉ số VNIndex lại tiếp tục lao dốc không phanh xuống mức 496.94 vào ngày 25/3/2008.
Trước việc thị trường liên tục “lao dốc không phanh”, nhiều giải pháp tình thế được đưa ra như UBCK Nhà nước thu hẹp biên độ giao dịch, SCIC mua cổ phiếu nhằm bình ổn thị trường… Tuy nhiên, những động thái này chỉ giúp thị trường khởi sắc được trong một thời gian ngắn sau đó lại nhanh chóng trở về với suy thế suy giảm kéo dài tới giữa tháng 6.Tại đây có sự thay đổi biên độ dao động nên đã giúp cho TTCK đảo ngược tình thế và chỉ số VNIndex cũng đã tăng điểm liên tục. Tuy nhiên, những động thái này chỉ giúp thị trường khởi sắc được trong một thời gian ngắn sau đó lại nhanh chóng trở về với suy thế suy giảm kéo dài tới giữa tháng 6. Khoảng thời gian từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 8 là giai đoạn thị trường “tươi sáng” nhất trong năm. Sau khi tạm thiết lập “mức đáy” 366 điểm vào ngày 20/6, VN-Index đã dần lấy lại được đà tăng và băng qua mức 560 điểm vào cuối tháng 8. Tuy nhiên, từ thời điểm này, những dấu hiệu của khủng hoảng tài chính toàn cầu ngày một rõ nét hơn và bắt đầu lan rộng ra thành khủng hoảng kinh tế. Viễn cảnh thị trường lại trở nên xấu đi, cả các nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức đều muốn bán ra để cắt lỗ khiến giá cổ phiếu không ngừng suy giảm. Cùng với đó, VN- Index tiếp tục hành trình “dò đáy”. Sau khi lần lượt tuột dốc các mức 400 điểm và 300 điểm, VN-Index đã thiết lập mức đáy của năm 2008 tại 286,85 điểm. Chỉ số HaSTC Index cũng đã xuống dưới mức 100 điểm khi chỉ còn 97,61 điểm vào ngày 27/11.
Trong ba năm 2006, 2007, 2008 thị trường chứng khoán đã trải qua rất nhiều thăng trầm: sự tăng điểm mạnh của Vnindex và giữa tháng 3/2007 và sự tuột dốc không thể kiểm soát nổi trong năm 2008. Ta đã lý giải phần nào nguyên do của sự thay đổi nhưng không thể coi đó là nguên nhân duy nhất bởi nó còn chịu tác động khác có thể không mạnh bằng nhưng một nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua. Tất cả những diễn biến này tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư chứng khoán, và là những vấn đề quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
2. Thực trạng hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán
2.1. Đầu tư chứng khoán năm 2006
Năm 2006 là một năm bùng nổ thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu mấy năm trước thị trường chứng khoán Việt Nam còn trong tình trạng ảm đạm, kém phát triển thì tới thời điểm cuối năm 2006 đã có những bước thay đổi ngoạn mục. Thị trường ngày càng thu hút được đông đảo các nhà đầu tư – Họ tham gia nhưng chưa có nhiều hiểu biết và cho rằng, TTCK cũng giống như bất kỳ thị trường nào khác, cứ thấy lên là mua. Rất nhiều nhà đầu tư có trong tay vài trăm triệu, không biết Cổ phiếu là gì nhưng vẫn sẵn sàng mua, thậm chí không biết Công ty đó làm gì, ở đâu mà chỉ tính mỗi ngày tăng mấy giá, lãi bao nhiêu.
Nguồn lợi lớn từ việc giá cổ phiếu tăng cao trong một thời gian ngắn đã thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đến với thị trường. Trong số họ có rất nhiều người hiểu biết rất ít hoặc hoàn toàn chưa hiểu biết gì về thị trường. Họ đầu tư theo đám đông, theo phong trào. Và chính yếu tố tâm lý này đã làm đợt sóng
trên thị trường chứng khoán lớn hơn mức cần có của nó cũng như kéo dài hơn thời gian lẽ ra cần có của nó từ mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Tuy nhiên, hầu hết những nhà đầu tư tham gia vào thị trường trong thời kỳ này đều thiếu những kiến thức cơ bản, những kỹ năng phân tích thị trường... mà chủ yếu là đầu tư theo phong trào, chơi theo cảm tính. Vì vậy, một số nhà đầu tư không tránh khỏi có những quyết định, lựa chọn sai lầm gây tổn thất về kinh tế. Kéo theo trào lưu đó là nguồn tiền khổng lồ từ bán đất, từ tiết kiệm, từ kiều hối, từ vay mượn, cầm cố tài sản… đang ùn ùn chảy vào Trường Chứng Khoán . Nguồn tiền này đã tạo nên những cơn sốt thực sự trên sàn giao dịch, khi giá Cổ phiếu cứ liên tục được đẩy lên mức trần. Rất nhiều nhà đầu tư cá nhân mới vào thị trường chủ yếu là bị hấp dẫn bởi sự tăng trưởng của thị trường và thu nhập lớn có được từ đầu tư chứng khoán.
Ta cần hiểu Đầu tư Chứng khoán người tham gia phải nghiên cứu, suy nghĩ, và đánh giá có căn cứ. Nhiều người chỉ trong vài tuần đã lãi hàng trăm triệu đồng, nhưng trên thị trường, một quy luật rõ ràng là tiền chỉ chảy từ túi người này sang túi người khác. Bên cạnh thành công, vẫn cần phải cẩn trọng
2.2. Đầu tư chứng khoán trong năm 2007.
Năm 2007 là năm bùng nổ của TTCK và chưa khi nào hoạt động mua bán chứng khoán diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ như thế. Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán, tính đến cuối tháng 6/2007, thị trường chứng khoán Việt Nam có 243.809 tài khoản tăng 2,3 lần so với tháng 12/2006 (106.393 tài khoản). Trong đó, 242.624 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân và 1.185 tài khoản nhà đầu tư có tổ chức.
Các nhà đầu tư tham gia trên thị trường đều thu về được lợi nhuận khổng lồ. Hoạt động mua bán chứng khoán diễn ra sôi nổi trên cả hai sản.
Tuy nhiên đa phần vẫn tồn tại các nhà đầu tư ngắn hạn, và nhỏ lẻ, các nhà đầu tư vẫn chưa cân nhắc kỹ trong quyết định đầu tư của mình. Dẽ dãi với các quyết định đầu tư.
Vệc thị trường chứng khoán có thể tăng điểm liện tục trong năm 2007 theo phân tích của một số chuyên gia thì tích luỹ vốn của TTCK Việt Nam vẫn đang chiếm một tỷ lệ nhỏ so với GDP. Việc người dân sử dụng tiền để đầu tư vào chứng khoán cho thấy một xu hướng chuyển đổi từ các thị trường bất động san, tiết kiệm, tiêu dùng sang TTCK.
Nhìn chung năm 2007 là năm bùng nổ mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Hoạt động đầu tư chứng khoán chưa khi nào mạnh mẽ như thế. Hoạt động phân tích quản lý chứng khoán theo đó cũng đã có những thay đổi. tuy nhiên sự phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán cũng đặt ra câu hỏi: trạng thái này có phải là thật
2.3. Đầu tư chứng khoán trong năm 2008.
Trong năm 2008 dù thị trường có nhiều biến động với xu hướng giảm mạnh về chỉ số và giá trị giao dịch, nhưng quy mô giao dịch cũng như sự quan tâm của nhà đầu tư trong nước, nước ngoài vẫn có những chuyển biến đáng chú ý. Trong năm 2008, với 248 phiên giao dịch, tổng giá trị giao dịch cả năm tại đây đạt hơn 57.122 tỷ đồng, giảm 10,6% so với năm 2007. Nhưng xét về khối lượng giao dịch trong năm lại tăng khá mạnh, với tổng khối lượng đạt 1.531 triệu cổ phiếu, tăng tới gần 2,5 lần năm 2007 và hơn 15 lần năm 2006.
tăng 148% so với năm 2007; giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 230 tỷ đồng. triệu cổ phiếu và 1.203 tỷ đồng giá trị. Kỷ lục về khối lượng và giá trị giao dịch đã được xác lập ngày 28/8 với 20,5
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng tiếp tục tăng trong năm 2008, đạt 116,3 triệu cổ phiếu, chiếm 5% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường, và tăng 38,5% so với 2007.
Với những quy định khá cởi mở, các nhà đầu tư nước ngoài đã có sự tham gia mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Theo quy định, hiện nay nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết. Đồng thời, các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn và mua cổ phần thành lập liên doanh với tỷ lệ 49% vốn điều lệ. Các nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn tối đa là 30% đối với các ngân hàng thương mại
Hiện có khoảng 5.568 tài khoản giao dịch nhà nhà đầu tư nước ngoài(5.353 tài khoản cá nhân và 215 tài khoản tổ chức) và hiện có khoảng 260 quỹ nhà đầu tư nước ngoàiđầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng giá trị danh mục đầu tư ước tính khoảng 5 tỷ USD. Riêng số tài khoản cá nhân của các nhà đầu tư Nhật chiếm hơn 70% tổng số tài khoản cá nhân của nhà nhà đầu tư nước ngoài
Cổ phiếu của các công ty niêm yết hàng đầu như ACB, STB, BT6, AGF... được các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ ở mức tối đa giới hạn cho phép. Theo nhận xét của Ban phát triển thị trường, điều này cho thấy, nếu thị trường chứng khoán có hàng hóa tốt sẽ thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư bên ngoài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. nhìn chung hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trong năm này diễn ra mạnh mẽ.
Tuy nhiên, năm 2008 là năm thị trường chứng khoán Việt Nam tụt dốc không phanh. Không có con số thống kê chính xác, nhưng có lẽ đến 90% nhà đầu tư cá nhân đang đứng ngoài thị trường, số còn lại giao dịch cầm chừng .
Nhiều tài khoản còn tiền, nhưng nằm im từ nhiều tháng nay. Một số tài khoản mở ra hồi tháng 9 - 10, nhưng không thấy nộp tiền vào. Một số tài khoản chỉ còn toàn cổ phiếu giá cao, chủ tài khoản nằm im chấp nhận trở thành nhà đầu tư dài hạn bất đắc dĩ, quyết ăn thua cùng thị trường.
Hoạt động đầu tư chứng khoán cuối năm 2008 vô cùng ảm đạm: Người có cổ phiếu đang lãi không muốn bán, người mua cũng không quá nhiệt tình. Lửa chứng khoán dường như đang nguội dần trên sàn niêm yết.
Nhing chung, đây là một xu thế đối với những thị trường chứng khoán mới thành lập, Việt Nam không thể tránh khỏi xu thế này. Bởi vậy ta cần nhìn nhận nghiêm túc, khoa học hoạt động phân tích và đầu tư chứng khoán
3. Một số kiến nghị với hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán
3.1 Đối với các nhà đầu tư
+. Lựa chọn cổ phiếu đầu tư
Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi bước chân vào sân chơi chứng khoán đó là tìm kiếm công ty để có thể mua cổ phiếu. Và một khi đã tìm hiểu và nghiên cứu về loại cổ phiếu quan tâm và có một nhà môi giới để giúp mua thì việc mua cổ phiếu là một việc tương đối dễ dàng. Nếu nhà đầu tư chưa thể xác định được nên đầu tư vào cổ phiếu nào thì có thể lựa chọn cổ phiếu theo cách như sau:
Hãy tìm hiểu những báo cáo tài chính công khai của các doanh nghiệp mà có những thông tin liên quan đến chứng khoán.
Hãy phân tích những bản báo cáo hàng quý của công ty đó trong vòng hai hoặc ba năm trở lại đây, và đặc biệt chú ý đến xu hướng lợi nhuận tính theo cổ phiếu và doanh thu của công ty.
Hãy tìm cho mình một công ty có xu thế tăng trưởng ổn định nhất về lợi nhuận tính trên cổ phiếu
Hãy tính tỉ lệ giá cả - lợi nhuận (tỉ lệ PE) của công ty đó, vì đây là một