Nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại SGD – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 25 - 35)

II. Hoạt động thẩm định tài chính dự án vay vốn tại SGD – Ngân hàng

2. Công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại SGD

2.1. Nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn

Các nội dung của thẩm định tài chính luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy quy trình thẩm định tín dụng tại SGD tiến hành theo các nội dung sau: thứ nhất là xác định tổng dự toán vốn đầu tư và các nguồn tài trợ cũng như phương thức tài trợ vốn; thứ hai, xác định dòng tiền của dự án; thứ ba, xác định lãi suất chiết khấu đối với dự án; thứ tư, xác định các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính; thứ năm là đánh giá rủi ro trong dự án. Dựa trên các kết quả phân tích trên sẽ đưa ra các kết luận chung về tính khả thi về tài chính của dự án để làm căn cứ ra quyết định cho vay.

2.1.1. Xác định tổng dự toán vốn đầu tư và các nguồn tài trợ

Tổng mức dự toán vốn đầu tư là mức vốn đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động của dự án, xác định tổng mức dự toán và độ biến động của chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình thực hiện dự án đầu tư. Phương pháp sử dụng để tính toán tổng vốn đầu tư thường kết hợp giữa phương pháp cộng chi phí và phương pháp định mức dựa trên việc so sánh đối chiếu với các dự án cùng loại khác hoặc những dự án tương tự; đối với những dự án mới thì việc xác định tổng mức vốn đầu tư sẽ trở nên khó khăn hơn vì chưa có cơ sở để phân tích mà chủ yếu dựa trên những ước lượng.

Đối với phía chủ đầu tư, dự toán tốt tổng vốn đầu tư sẽ đảm bảo dự án được diễn ra đúng tiến độ, đảm bảo khối lượng công việc, giúp chủ đầu tư chủ động các tình huống có thể diễn ra nếu có sự biến động ảnh hưởng tới dự án. Đồng thời là cơ sở để các ngân hàng quyết định mức vốn cho vay, thời gian, quy mô, phương thức giải ngân vốn vay. Nếu dự toán mức vốn đầu tư sai lệch nhiều so với thực tế thì sẽ ảnh hưởng ngay tới các chỉ tiêu tài chính của dự án, ngoài ra nếu quá thấp thì dự án sẽ thiếu hụt vốn, lâm vào tình trạng trì trệ; nếu dự toán vốn quá cao thì sẽ gây nên tình trạng lãng phí, sử dụng vốn không hiệu quả.

Vì vậy, khi thẩm tra tổng dự toán vốn đầu tư, tại SGD luôn chú ý kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của các chỉ tiêu, thông số chi phí của dự án. Để làm được điều này, trước hết là kiểm tra sự đầy đủ của các khoản mục chi phí, như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, chi phí sản xuất ban đầu nhất là vốn lưu động, chi phí lãi vay trong thời gian thực hiện đầu tư; sau đó là khâu thẩm tra thiết kế, kiểm tra khối lượng các công việc và thông tin về giá theo đơn giá ban hành hoặc theo đơn giá thị trường tùy vào từng loại công việc. Tính toán tài sản lưu động ròng là khoản dễ bị chủ đầu tư nhầm lẫn. Tài sản lưu động ròng là chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Nhầm lẫn ở đây chính là việc chấp nhận tài trợ toàn bộ vốn lưu động thay vì vốn lưu động ròng, nguyên nhân bởi khoản nợ ngắn hạn như phải trả người bán, lương phải trả hay thuế phải trả là khoản tăng lên trong quá trình sản xuất mà cụ thể ở đây là trong giai đoạn đầu đi vào sản xuất, sự tăng lên của nguồn vốn này đã tự động tài trợ cho một phần tăng lên của tài sản lưu động. Tuy nhiên các dự án tại đây mới chỉ dừng lại trên số vốn lưu động mà khách hàng đưa ra, chưa có sự lưu tâm thích hợp tới vốn lưu động ròng, như vậy sẽ làm tăng nhu cầu vốn đầu tư, sai lệch kết quả các chỉ tiêu tài chính.

Không chỉ mức dự toán mà cơ cấu nguồn tài trợ cũng có ảnh hưởng tới kết quả các chỉ tiêu tài chính, bởi xác định nguồn tài trợ cho dự án sẽ xác định cơ cấu vốn cho dự án. Một dự án có cơ cấu vốn càng tối ưu, càng sử dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính thì dự án càng có hiệu quả. Thông thường, mỗi một dự án được tài trợ bởi hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay, trong đó lượng vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn.

Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn dài hạn (D/E), nó ảnh hưởng tới việc xác định dòng tiền của dự án và lựa chọn lãi suất chiết khấu hợp lý. Đối với việc xác định dòng tiền phù hợp của dự án, cùng một khoản lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thì

việc sử dụng nợ theo một cơ cấu thích hợp sẽ làm tăng giá trị của dự án cũng như của doanh nghiệp. Lấy điển hình là công thức tổng quát xác định NPV:

NPV = -CFO +

Trong đó: CF0 là tổng vốn đầu tư ban đầu

n là tuổi thọ dự án CFi là dòng tiền năm i.

Tại năm cuối dự án, CFn thường được cộng thêm hai khoản mục sau: + Tiền ròng thu được từ thanh lý TSCĐ

+ Giá trị vốn lưu động ròng thu hồi được

Việc xác định lãi suất chiết khấu cũng khác với lãi suất cho vay. Đứng trên góc độ nhà đầu tư, lãi suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, đứng trên góc độ ngân hàng như MSB, khi tiến hành thẩm định thường lấy “lãi suất chiết khấu = lãi vay của MSB + % biên độ lãi ròng do MSB quy định”; tuy hai góc độ khác nhau, nhưng nói chung đều dựa trên cơ cấu vốn của dự án để đưa ra quyết định cuối cùng.

2.1.2. Thẩm định dòng tiền của dự án

Dòng tiền của dự án là sự chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án theo từng năm.

Dòng tiền từng năm được kí hiệu là CFi, tùy vào cơ cấu vốn và phương thức trả nợ thì có cách xác định CFi khác nhau. Trong trường hợp này ta chỉ đề cập tới cơ cấu vốn hỗn hợp và do trong thực tế có hai phương thức thanh toán nên dòng tiền được xác định như sau:

+ Thanh toán theo niên kim tức là xem trả vốn vay hàng năm là một dòng tiền ra

CFi = LNST + Khấu hao TSCĐ – trả gốc vay CFo = vốn chủ sở hữu

đời dự án

CFi = LNST + Khấu hao TSCĐ + lãi vay CF0 = vốn chủ sở hữu + vốn đi vay

Với các dự án có quy mô tương đối lớn tại SGD hiện nay, để đảm bảo tính an toàn thì thường yêu cầu chủ đầu tư trả gốc và lãi vào cuối các năm theo yêu cầu về thời gian, quy mô.

Để đảm bảo tính chính xác trong việc tính toán doanh thu, chi phí cần đảm bảo sự đầy đủ về các tiêu chí thực thu, thực chi cũng như xác định hợp lý doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở so sánh với thực tế hoặc cân đối với giá thị trường.

Khi xác định dòng tiền, công tác thẩm định luôn chú trọng vào các tiêu chí dễ gây nhầm lẫn trong cách tính toán như chi phí chìm, chi phí cơ hội hay thẩm định cả cách xử lý lạm phát.

Việc loại bỏ chi phí chìm là điều cần thiết ra khỏi việc tính toán chi phí bởi nó phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án, việc dự án có thực hiện hay không thì nó đã xảy ra rồi, nếu đưa khoản mục này vào sẽ làm tăng nhu cầu vốn đầu tư, tăng thêm trách nhiệm trả nợ của dự án đồng thời làm giảm các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội. Các loại chi phí chìm có thể kể tới như chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm, chi phí nghiên cứu tiếp thị, chi phí thuê chuyên gia lập dự án... Còn đối với chi phí cơ hội tuy không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn cần được tính vì khi dự án được thực hiện sẽ cần một khoản đầu tư nhất định tức là doanh nghiệp sẽ mất đi một khoản thu nhập, tuy nhiên khoản mục này lại chưa được đem vào xem xét vì thực tế giá trị này thường rất khó ước lượng hoặc nếu có ước lượng thì cũng không đảm đảo sự chính xác.

Lạm phát là yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới kết quả của dự án, ước lượng tỷ lệ lạm phát là điều kiện cần thiết tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng lạm

phát không chỉ tác động lên yếu tố đầu vào của dự án mà còn tác động lên sản phẩm đầu ra của dự án; vì vậy điều kiện đủ khi xét đến tác động của lạm phát là cần đánh giá được mức độ tác động lên doanh thu và chi phí của dự án. Nếu sự tác động là tương đối đồng đều thì ta có thể bỏ qua yếu tố lạm phát, nếu lạm phát tác động làm tăng doanh thu lớn hơn hay nhỏ hơn tới chi phí thì khi đó cần có sự đánh giá, ước lượng rõ ràng hơn để đảm bảo tính chính xác của các chỉ tiêu tài chính.

Bên cạnh đó việc tính hợp lý việc phân bổ chi phí khác cũng được quan tâm chi phí quản lý chung (chi phí quản lý, chi phí hành chính, chi phí bảo hiểm, tiền lương...), các khoản thuế, nhất là thuế đầu vào, đầu ra, khoản thuế được khấu trừ. Tùy vào đặc thù của từng dự án mà có sự điều chỉnh phù hợp với các chi phí này, như các dự án có sản phẩm cần nhập khẩu nguyên vật liệu, xuất khẩu sản phẩm....

2.1.3. Thẩm định lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, là cái giá mà chủ sở hữu vốn đó (nói chung cho cả chủ đầu tư và ngân hàng) phải trả khi đầu tư vào dự án hay nói cách khác đây là suất sinh lời yêu cầu tối thiểu mà dự án phải đạt được. Việc xác định chính xác lãi suất chiết khấu là điều tối quan trọng để đánh giá độ tin cậy của NPV tuy nhiên vấn đề xác định lãi suất chiết khấu của các dự án hiện nay vẫn đang còn khá đơn giản, chủ yếu vẫn dựa trên lãi suất cho vay tức là chỉ xét trên quan điểm của ngân hàng. Đứng trên góc độ doanh nghiệp khi tiến hành xác định lãi suất chiết khấu thường mang tính chủ quan, ước lượng nhiều hơn là đánh giá thực tế, các doanh nghiệp thường lấy mức lãi suất tiền gửi trên thị trường ngân hàng để tính toán.

Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu đó là phân tích rủi ro, khả năng sinh lời của dự án và việc lựa chọn cơ cấu vốn.

chi phí cơ hội của vốn đầu tư, nếu độ rủi ro của dự án cao hơn độ rủi ro của doanh nghiệp thì suất sinh lời tối thiểu của dự án phải cao hơn suất sinh lời của doanh nghiệp.

Cơ cấu vốn hỗn hợp tối ưu trong điều kiện doanh nghiệp đi vay ngân hàng là cơ cấu có chi phí sử dụng vốn bình quân nhỏ nhất. Chi phí vốn của dự án được xác định là chi phí vốn bình quân WACC (sau thuế):

WACC = Trong đó, E là giá thị trường của vốn chủ sở hữu

D là giá thị trường của nợ

Tc là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

RD ,R E là chi phí sử dụng nợ, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Chính vì vậy, để đảm bảo tính chính xác của lãi suất chiết khấu thì các dự án tại SGD luôn được tiến hành thẩm định lại thông qua việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp tự động theo 5 bước bao gồm các khía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, quy mô, đánh giá các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính:

- Bước 1: xác định ngành, lĩnh vực và cơ cấu doanh thu theo ngành

nghề, lĩnh vực

Có 4 nhóm ngành, lĩnh vực là nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, cơ sở phân loại là dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp đó. Việc xác định ngành, lịch vực kinh doanh là cơ sở cho các bước tiếp theo.

- Bước 2: chấm điểm quy mô

Đây là bước xác định loại doanh nghiệp lớn, trung bình hay nhỏ dựa trên tổng điểm của các tiêu chí về vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách.

- Bước 3: chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

- Bước 4: chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Bao gồm các tiêu chí:

+ Các chỉ tiêu vĩ mô liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp: môi trường kinh doanh, chu kỳ kinh doanh, triển vọng tăng trưởng của ngành,áp lực cạnh tranh, nguồn cung ứng đầu vào.

+ Các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp: thời gian hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá về sản phẩm, thị phần, công nghệ, tính ổn định của nguồn nguyên liệu, địa điểm kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, trình độ - tư cách – kinh nghiệm nhà lãnh đạo.

+ Uy tín trong quan hệ tín dụng với tất cả các TCTD: trả nợ đúng hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ vay của doanh nghiệp, tỷ lệ lãi quá hạn trong vòng 12 tháng và số lần cam kết mất khả năng thanh toán (L/C, bảo lãnh, cam kết khác...)

+ Mức độ quan hệ với MSB: mức độ quan hệ tín dụng, doanh thu chuyển qua MSB/ tổng doanh thu trong 12 tháng qua, giá trị tài sản bảo đảm tại MSB/ dư nợ tại MSB, cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác theo yêu cầu của MSB.

- Bước 5: tổng hợp điểm và xếp hàng khách hàng

Sau khi tổng hợp điểm, phần mềm sẽ tự động tính toán để xếp hạng doanh nghiệp. Các thang hạng giảm dần như AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C.

Có thể thấy các tiêu chí khi đánh giá doanh nghiệp rất đầy đủ, nó đã bao gồm tất cả mọi khía cạnh từ đánh giá các rủi ro tài chính, rủi ro phi tài chính, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Vì vậy, đối với từng hạng doanh nghiệp mà có một mức lãi suất cho vay nhất định. Từ đây, ngân hàng sẽ quyết định lãi suất chiết khấu theo công thức sau:

2.1.4. Thẩm định chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư

Trong quá trình lập dự án khi quyết định đầu tư khách hàng thường dựa trên kết quả của hệ thống các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR, PI, PP, BP. Tuy nhiên với mong muốn được ngân hàng chấp nhận cho vay vốn nên các con số này thường cố tình được sửa đổi, hơn nữa phương pháp tiến hành còn đơn giản nên việc thẩm định, tính toán lại các chỉ tiêu tài chính là rất quan trọng. Bên cạnh các chỉ tiêu trên thì các dự án tại SGD hiện nay còn đánh giá thêm 1 số chỉ tiêu khác như ROE, khả năng trả nợ bình quân để làm công cụ đánh giá thêm độ an toàn của dự án.

Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value)

Đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại các dòng tiền ròng kỳ vọng thu được với giá trị hiện tại của vốn đầu tư bỏ ra tại mốc 0. Công thức xác định NPV như sau:

NPV = - CFO

Trong đó: r là lãi suất chiết khấu, giả định không thay đổi qua các năm n là tuổi thọ của dự án

Hiện nay có thể tính NPV trên phần mềm Excel bằng cách nhập các thông số thông qua hàm NPV:

NPV = (rate, value1,value2...) Rate là r – lãi suất chiết khấu

Value1, value 2 là dòng tiền hàng năm. Ý nghĩa kinh tế của NPV như sau:

+ NPV > 0 nghĩa là dự án có suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại SGD – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w