Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

Một phần của tài liệu v1150 (Trang 55 - 58)

II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, chúng ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động như đã trình bày ở chương I. Sau đây là các chỉ tiêu cụ thể tính cho Công ty trong năm 2006 và 2007.

Qua bảng số liệu ( trang bên cạnh) cho ta thấy rằng: nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chưa thực sự cao. Trong năm 2006 số vòng quay của vốn kinh doanh là 1,87 thì trong năm 2007 giảm xuống còn 1,5. Như vậy thời gian thu hồi vốn của Công ty đang ngày càng tăng lên hay nói cách khác khả năng thu hồi vốn của Công ty bị sụt giảm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng vốn của Công ty kém hơn so với năm 2006. Nguyên nhân là nợ phải thu và hàng tồn kho tăng lên kéo theo hiệu quả sử dụng VLĐ giảm, hiệu quả sử dụng vốn cũng từ đó mà bị giảm sút.

CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ

Chỉ tiêu ĐV Năm 2006 2007Năm Chênh lệch

Số tuyệt đối (Tr.đ)

Tỷ lệ %

1. Doanh thu thuần Tr.đ 40.246 52.824 +12.578 +31,3

2. Vốn kinh doanh Tr.đ 21.479 35.279 +13.800 +64,2 3. Vòng quay toàn bộ vốn KD Vòng 1,87 1,5 -0,37 -19,8 4. Vốn lưu động bình quân Tr.đ 20.023 33.681 +13.658 +68,2 5. Hiệu suất sử dụng VLĐ Lần 0,05 0,03 -0,02 - 40 6. Hàm lượng VLĐ lần 0,5 0,64 +0,14 +28 7. Số vòng luân chuyển VLĐ Vòng 2,01 1,57 -0,44 -21,9

8. Số ngày bình quân của 1 kỳ luân chuyển VLĐ

ngày 181,6 232,7 +51,1 +28,1

( Số liệu được tính dựa trên các BCTC của Công ty 2 năm 06-07)

Đi vào các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể, trước hết ta sẽ xem xét hiệu quả sử dụng VLĐ. Hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty được phản ánh qua 2 chỉ tiêu: số vòng luân chuyển VLĐ và hiệu suất sử dụng VLĐ. Qua số liệu ta thấy rằng vốn lưu động bình quân vẫn tiếp tục tăng mạnh ( 68,2%) nhưng hiệu quả sử dụng lại có chiều hướng giảm (40%). Nguyên nhân là số vòng quay của vốn lưu động đã chậm lại ( giảm 21,9%), thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động dài hơn (tăng 28,1%) chứng tỏ Công ty đã bị khách hàng nợ đọng nhiều và phải duy trì thường xuyên một khối lượng sản phẩm dở dang lớn. Đây là dấu hiệu không được khả quan, Công ty cần tìm được nguồn cung ứng gần nơi sản xuất và xác định đúng lượng tồn kho hợp lý, thanh lý bớt những công cụ, máy móc không sử dụng tồn từ nhiều năm... Việc thu hồi các khoản nợ chậm có thể gây ứ đọng vốn, gây khó khăn trong tìm nguồn tài trợ mới, làm giảm hiệu quả kinh doanh cũng như giảm lợi nhuận của công ty. Vì vậy công tác thu hồi công nợ và quản lý vốn lưu động trong khâu sản xuất là rất cần thiết. Hàm lượng VLĐ tăng lên từ 0,5 đến 0,64 cộng với hàm lượng VCĐ giảm xuống chứng tỏ trong năm 2007 yếu tố quyết định tăng doanh thu chủ

yếu là từ VLĐ. Song nhìn chung, trong năm 2007, việc sử dụng VLĐ chưa mang lại hiệu quả tốt nhất cho Công ty.

Về hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty được thể hiện qua bảng sau: BẢNG SỐ 15:

CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ

Chỉ tiêu ĐV Năm 2006 2007Năm Số tuyệt Chênh lệch

đối (Tr.đ)

Tỷ lệ %

1. Doanh thu thuần Tr.đ 40.246 52.824 +12.578 +31,3

2. Vốn kinh doanh Tr.đ 21.479 35.279 +13.800 +64,2 3. Vòng quay toàn bộ vốn KD Vòng 1,87 1,5 -0,37 -19,8 4. Vốn cố định bình quân Tr.đ 1.456 1.598 +142 +9,8 5. Hiệu suất sử dụng VCĐ Lần 27,64 33,06 +5,42 +19,6 6. Hàm lượng VCĐ % 0,04 0,03 -0,01 -25

7. Tỉ suất lợi nhuận VCĐ % 69,6 63,4 -6,2 -8,9%

8. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 3,16 4,11 0,95 +30,1

( Số liệu được tính dựa trên các BCTC của Công ty năm 06-07)

Qua số liệu ta thấy rằng: VCĐ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh của Công ty ( chiếm 6,8% năm 2006 và 4,5% năm 2007). Chứng tỏ Công ty đã ít chú trọng đầu tư vào VCĐ. Hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng lên 30,1% trong năm 2007 chứng tỏ trong năm TSCĐ được khai thác hết công suất, đem về cho Công ty mức doanh thu tăng cao. Bên cạnh đó tốc độ tăng của doanh thu (31,3%) cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của VCĐ bình quân (9,8%) dẫn tới hàm lượng VCĐ giảm (25%) và hiệu suất sử dụng VCĐ tăng lên. Điều này có nghĩa là 1 đồng VCĐ năm 2007 sẽ tạo ra nhiều đồng doanh thu hơn so 1 đồng VCĐ năm 2006. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của Công ty giảm 8,9% do lợi nhuận Công ty thu được không tăng trong khi VCĐ bình quân tăng 9,8%. Như vậy có nghĩa là năm 2007, VCĐ đã được Công ty sử dụng một cách hiệu quả hơn song do nhiều yếu tố chi phối tới lợi nhuận dẫn tới hiệu quả sử dụng VCĐ tính theo lợi nhuận bị sụt giảm so với

năm 2006. Công ty có thể tận dụng kết quả này để đầu tư mới vào TSCĐ trong năm tiếp theo.

Tóm lại, qua những phân tích trên ta có thể thấy được Công ty đã đạt được và chưa đạt được những gì trong công tác sử dụng vốn. Hệ thống tài sản cố định của Công ty tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được cho nhu cầu kinh doanh. Công ty đã khai thác có hiệu quả TSCĐ, tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị, nhà kho, mặt bằng, phương tiện vận tải để phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng VCĐ tăng lên song bên cạnh đó công tác quản lý VLĐ chưa thực sự hiệu quả. Vòng quay VLĐ thấp, khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu VLĐ dẫn tới tốc độ luận chuyển vốn chậm, thời gian ứ đọng kéo dài. Do vậy kéo theo hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng bị giảm sút đáng kể. Tuy nhiên, Công ty cũng đã có sự nỗ lực hết mình để tăng doanh thu, tăng nguồn vốn cho mình. Trong thời gian tới, Công ty cần có những chính sách sử sụng vốn hợp lý hơn nữa như cần chú ý tới việc thu hồi các khoản công nợ, tránh tình trạng tồn đọng sản phẩm dở dang quá lâu làm cho thời gian thu hồi vốn bị chậm,... nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu v1150 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w