3.2 Những hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu v1144 (Trang 34 - 56)

Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn ở trên ta có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã giảm trong trong một số năm. Điều đó cho thấy công tác quản lý và sử dụng vốn đã có nhiều vướng mắc cần phải tháo gỡ để tiếp tục sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo.

* Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định:

Trong năm 2004 hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đều giảm. Sở dĩ như vậy là do doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng chậm so với sự gia tăng của vốn cố định bình quân. Năm 2004 lợi nhuận của công ty giảm so với năm 2003 khiến cho hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm nhiều. Như vậy một hạn chế cơ

bản là tài sản cố định đầu tư mới đã không phát huy được tác dụng. Tài sản cố định tăng liên tục trong các năm 2003 và 2004 song doanh thu và lợi nhuận lại không tăng tương ứng. Nguyên nhân là do các tài sản cố định mới đầu tư ít được sử dụng do khối lượng công việc tăng không đáng kể, công suất của máy móc cũ có thể đáp ứng được yêu cầu của các công trình. Vì vậy, máy móc thiết bị mới hầu như ít được dùng trong khi đó vẫn phải tính và trích khấu hao đối với số máy móc thiết bị mới này. Điều đó làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị. Như vậy vốn cố định bình quân tăng nhanh trong khi doanh thu và lợi nhuận tăng lên chậm hoặc giảm đi là một hạn chế trong công tác quản lý sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.

Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động:

Năm 2004 hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giảm chứng tỏ công tác thu hồi nợ của công ty kém, tồn kho cũng như các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển...lớn khiến doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, giảm tốc độ luân chuyển cũng như sức sinh lợi của vốn lưu động.

Trong cơ cấu vốn lưu động của công ty có một bộ phận quan trọng nằm trong khâu sản xuất và khâu dự trữ nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục. Bộ phận chủ yếu của vốn lưu động nằm trong khâu sản xuất là giá trị của sản phẩm dở dang hay chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trong các doanh nghiệp xây dựng, đây có thể là các công trình, các hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng công tác dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán hoặc chi phí phát sinh từ khi khởi công công trình đến thời điểm kiểm kê đánh giá đối với các công trình quy định thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ. Vì đặc điểm của ngành xây dựng là có chu kỳ sản xuất dài, giá trị sản phẩm dở dang lớn nên nếu các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng cơ bản đẩy nhanh được tốc độ lưu chuyển bộ phận vốn lưu động này thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho. Tỷ trọng hai khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu tồn kho trong tổng vốn lưu động của đơn vị đang tăng trong hai năm qua. Nguyên nhân là do chu kỳ sản xuất

kéo dài nên nhiều công trình chưa được hoàn thành và công ty phải duy trì sẵn sàng nguyên vật liệu cho thi công các hạng mục này. Một số công trình thi công bị gián đoạn vì bên A sửa thiết kế hay do thiếu vốn khiến công ty không có tiền thanh toán nguyên vật liệu và trả lương cho công nhân. Ngoài ra hai năm qua còn có một số các công trình chậm được quyết toán do nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan ... gây ra tình trạng công trình chậm được nghiệm thu hoặc thanh toán, nguyên vật liệu phải sẵn sàng ở trong kho để sử dụng tăng tức là nguyên vật liệu tồn kho tăng. Do đó hiện tượng ứ đọng vốn lưu động tác động xấu đến công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp. Đây cũng là một vấn đề cần xem xét tìm ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY

3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới

- Về đời sống, việc làm: Ban hành Quy chế trả lương thưởng, bảo hiểm, tiền trách nhiệm xã hội, xét nâng lương, nâng bậc, thi tay nghề, thăm hỏi, hiếu hỷ, ủng hộ quỹ người nghèo, và nhiều quy định khác cho phù hợp với thời kì mới. Tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên và con em có việc làm.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dây chuyền công nghệ trong xây dựng cầu đường và các ngành nghề khác. Cải tiến máy móc, thiết bị cũ, đầu tư mua, nhập khẩu những máy móc hiện đại, tiên tiến cho phù hợp với đòi hỏi của chất lượng công trình ngày nay. Bên cạnh đó cũng phải trích ngân quỹ đào tạo cán bộ công nhân viên, nâng cao tay nghề cho tương xứng với trình độ công nghệ.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý của công ty đặc biệt là cơ chế quản lý cấp đội. Đây là một trọng tâm trong vấn đề chống thất thoát, chống lãng phí.Công ty cần triển khai như sau:

+ Tùy từng công trình mà chọn mô hình khoán cho phù hợp.

+ Điều tra giá cả, thương thảo hợp đồng sau đó mới giao cho Đội tiêp nhận, tiến hành giao khoán.

+ Kiểm tra số lượng, bảng kê, nhật trình đối chiếu với định mức vật tư.

+ Vay vốn theo mẫu, mang hình thức cân đối nhanh về sản lượng, doanh thu, chi phí và công nợ.

+ Dừng các đội trưởng và kế toán đội có số dư nợ lớn hoặc đã kết thúc công trình để hoàn thiện chứng từ, làm rõ công trình nào mất cân đối.

+ Hình thành tổ thu hồi công nợ, yêu cầu cấp đội phải chịu trách nhiệm đến giai đoạn nghiệm thu và bàn giao công trình.

- Nâng cao trình độ tin học của cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị và quy hoạch bồi dưỡng cán bộ phát triển Đảng.

Bảng :Mục tiêu trong những năm tới

Bảng 17: Mục tiêu trong những năm tới

STT Tên chỉ tiêu chính Đơn vị Kế hoạch

1 Tổng giá trị sản lượng kế hoạch Tr.đ 75.356

2 Tổng giá trị doanh thu kế hoạch Tr.đ 70.900

- Doanh thu thuần Tr.đ 66.000

- Thuế VAT Tr.đ 4.900

3 Kế hoạch thu tiền Tr.đ 70.442

- Thu nợ tồn năm trước Tr.đ 20.361

- Thanh toán trong năm Tr.đ 45.700

- Tạm ứng Tr.đ 5.000

4 Lợi nhuận kế hoạch Tr.đ 1.444

5 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu thuần % 2.19

6 Trích lập các quỹ Tr.đ 260

7 Trả cổ tức trong năm (12%) Tr.đ 780

8 Quỹ tiền lương kế hoạch Tr.đ 8.168

9 Tiền lương bình quân Đ 1.816.000

10 Kế hoạch mua sắm thiết bị mới Tr.đ 3.720

11 Kế hoạch khấu hao TSCĐ Tr.đ 3.360

12 Kế hoạch khấu hao sửa chữa lớn Tr.đ 702

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật)

- Xây dựng mô hình đa sở hữu, đa dạng hóa loại hình liên doanh liên kết và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty 3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

3.2.1.1. Lựa chọn phương pháp trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn dần cho đến khi hết thời hạn sử dụng. Phần giá trị hao mòn của tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. Tại các Công ty xây dựng nói chung và Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây nói riêng thì tổng giá trị tài sản cố định tương đối cao, do vậy chi phí khấu hao tài sản cố định cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Hơn nữa, phần giá trị hao mòn được tích luỹ trong quỹ khấu hao của doanh nghiệp để sẵn sàng thay thế tài sản cố định cũ khi đã hết thời hạn sử dụng. Vì vậy, việc tính toán chính xác mức khấu hao tài sản cố định có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Đối với Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây, việc tính toán và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý đang là một yêu cầu cấp bách và điều kiện quan trọng để cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung cũng như hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty nói riêng.

Trong công tác khấu hao tài sản cố định, Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với tất cả tài sản cố định. Có nghĩa là công ty xác định thời gian sử dụng cho mỗi tài sản cố định theo quy định của Nhà nước, từ đó xác định mức khấu hao hàng năm theo nguyên giá và thời hạn sử dụng đó. Việc xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định chủ yếu dựa trên các thông số kỹ thuật cũng như định mức của ngành xây dựng mà chưa quan tâm đến mức độ và cường độ sử dụng tài sản cố định tại công ty. Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán mức khấu hao hàng năm, hàng tháng, hàng quý khá đơn giản, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ổn định không bị đột biến. Nhưng với cách tính khấu hao này cũng có những nhược điểm nhất định của nó, mức trích khấu hao như vậy không phản ánh được cường độ sử dụng tài sản trong Công ty. Do đó thời điểm kết thúc trích khấu hao tài sản cố định không trùng với thời điểm tài sản cố định bị hao mòn hết tính năng và công suất. Một số tài sản cố định do có cường độ

sử dụng cao nên nhanh hỏng, chúng hết giá trị sử dụng trong khi vẫn được trích khấu hao hoặc có một số tài sản cố định dùng ít nên có thể kéo dài được thời gian sử dụng nhưng trong khi chúng vẫn còn giá trị sử dụng thì đã trích khấu hao xong. Hơn nữa, việc tính toán không chính xác thời gian sử dụng tài sản cố định khiến mức tích luỹ khấu hao (quỹ khấu hao tài sản cố định) có thể không đủ để thay thế tài sản cố định cũ khi chúng hết hạn sử dụng thực sự. Việc tính mức khấu hao như vậy sẽ khiến cho Ban lãnh đạo trong Công ty không có những số liệu chính xác về chi phí cho những công trình thi công do vậy nó làm cho quá trình quản lý vốn sẽ khó khăn và điều đó cũng tạo ra những cơ hội cho những cán bộ, công nhân viên có phẩm chất kém có quyền hành lợi dụng khe hở đó để tham ô, chiếm đoạt tài sản của Công ty làm của riêng.

Là Công ty hoạt động trong ngành xây dựng nên Công ty luôn phải tính toán chi phí cho việc tham gia đấu thầu và thi công gói thầu nếu chúng. Điều này giúp Công ty theo dõi sát sao công tác thu hồi vốn cố định, dự tính trước được chi phí phát sinh trong kỳ để có biện pháp quản lý và sử dụng vốn sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức cách tính khấu hao này sẽ dẫn tới một điều là Công ty sẽ không phản ứng linh hoạt trước những thay đổi của giá nguyên vật liệu. Vì vậy trong những năm tới Công ty có thể xác định mức khấu hao theo cách sau:

Vẫn áp dụng khấu hao theo đường thẳng nhưng việc tính toán thời gian sử dụng tài sản cố định cần điều chỉnh lại cho phù hợp với cường độ sử dụng tài sản . Các loại trang thiết bị có cường độ làm việc cao thì sẽ điều chỉnh cho thời gian trích khấu hao giảm và những tài sản, thiết bị có cường độ làm việc thấp thì thời gian trích khấu hao cần điều chỉnh tăng lên cho phù hợp. Việc tính toán, xác định cường độ làm việc của thiết bị dựa trên các báo cáo về tình hình sử dụng tài sản cố định của các đội thi công, kế hoạch công việc định kỳ của phòng kế hoạch cũng như những định mức kinh tế - kỹ thuật khác.

tài sản cố định quan trọng, thời gian làm việc lớn và cường độ làm việc cao để có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh và đảm bảo phản ánh đúng mức độ sử dụng của tài sản cố định. Việc xác định cường độ làm việc của tài sản cố định dựa trên số lượng công việc cần thiết bị đó cũng như số lượng thiết bị tương ứng hiện có tại doanh nghiệp. Với cách xác định như vậy, mức khấu hao sẽ phản ánh đúng mức độ dịch chuyển giá trị của tài sản cố định vào sản phẩm và quỹ khấu hao thu được đủ để bù đắp chi phí cho việc thay thế tài sản cố định cũ đã hết thời hạn sử dụng.

Như đã phân tích việc tính toán trước khấu hao (mức khấu hao theo kế hoạch) là một phần trong việc xác định trước chi phí sản xuất kinh doanh nhằm dự báo lợi nhuận trong tương lại. Đây chỉ nên là định mức kế hoạch cho công ty chứ không phải là chuẩn khấu hao để tiến hành trích lập định kỳ. Mức khấu hao thực tế có thể lớn hơn hay nhỏ hơn mức khấu hao kế hoạch tuỳ theo những hao mòn hữu hình và vô hình trong thời kì nó tồn tại và được sử dụng. Xác định được điều này thì tính chính xác trong việc theo dõi giá trị tài sản cố định của công ty chắc chắn sẽ được nâng cao và phù hợp với mồi trường kinh doanh ngày càng biến động ngày nay.

3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định.

Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây có lượng tài sản cố định với số lượng lớn để sẵn sàng thực hiện các công trình ở các địa bàn khác nhau. Việc đổi mới tài sản cố định đối với công ty là nhu cầu thường xuyên và là điều kiện trọng yếu để công ty có thể tồn tại và phát triển được. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định thường theo hai xu hướng:

Thứ nhất là đầu tư "đón đầu" . Đây là cách được sử dụng khá phổ biến ở các doanh nghiệp xây dựng hiện nay. Đó là cách doanh nghiệp thực hiện đầu tư mua sắm Tài sản cố định trước khi tham gia đấu thầu công trình. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là nhờ đầu tư tài sản cố định làm tăng năng lực về máy móc thiết bị cũng như công nghệ tiên tiến, tăng tính đồng bộ của máy móc thiết bị, đảm bảo khả năng thi công với kỹ thuật cao. Điều đó giúp công ty hạ được giá thành sản phẩm, tăng chất lượng công trình cũng như giảm thời gian thi công, sẵn sàng thi công sau khi nhận thầu, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty khi tham gia đấu thầu.

Tuy nhiên, nếu không trúng thầu thì việc đầu tư theo cách này thường gây ra tình trạng máy móc thiết bị đầu tư mới phải nằm chờ việc, doanh nghiệp phải mất chi phí bảo quản, trích khấu hao cho tài sản mà không phát huy được năng lực, không phản ánh đúng tình hình sử dụng máy móc của công ty. Hơn nữa nếu tài sản cố định

Một phần của tài liệu v1144 (Trang 34 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w