III. Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạ
1. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thuốc lá
1.1. Bộ phận phụ trách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Phòng Tổ chức-Nhân sự chịu trách nhiệm chính. Cụ thể:
• Xác định nhu cầu, lập kế hoạch về các hoạt động đào tạo trong phạm vi Công ty.
• Tổng hợp tài liệu đào tạo sử dụng trong Công ty trình Giám đốc.
• Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt.
• Theo dõi kiểm tra, đánh giá và tổng hợp kết quả đào tạo.
• Lưu trữ hồ sơ đào tạo. Các bộ phận khác:
• Xác định nhu cầu đào tạo của đơn vị mình theo biểu mẫu, gửi về phòng Tổ chức-Nhân sự.
• Biên soạn tài liệu đào tạo theo sự phân công của Phòng Tổ chức-Nhân sự.
• Tham gia đào tạo theo sự phân công.
• Gửi kết quả đào tạo kèm cặp tại chỗ về Phòng Tổ chức-Nhân sự theo biểu mẫu.
Có thể thấy bộ máy thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Phòng Tổ chức-Nhân sự chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty, các phòng ban, đơn vị đều có cán bộ phụ trách công tác đào tạo thực hiện các công việc có liên quan đến đào tạo tại đơn vị mình. Cụ thể, hàng năm căn cứ và nhu cầu đào tạo do các đơn vị gửi lên, Phòng Tổ chức-Nhân sự lập kế hoạch đào tạo và trình Giám Đốc phê
duyệt. Kế hoạch sau khi được phê duyệt sẽ được phòng Tổ chức-Nhân sự xây dựng chương trình đào tạo và thông báo đến các đơn vị về nội dung khoá học, thời gian, địa điểm, số lượng học viên, tổ chức thi, chấm thi… Trên cơ sở đó các đơn vị lựa chọn người cử đi học, và tuỳ từng nội dung khoá học, các đơn vị sẽ lựa chọn cán bộ làm công tác giảng dạy, xây dựng nội dung bài giảng,…
Nhờ có sự phân công rõ ràng cho từng bộ phận nên công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, không bị chồng chéo về nhiệm vụ.