Về tài khoản sử dụng, phương pháp tính giá,và phương pháp kế toán

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Ngọc Hà (Trang 50 - 53)

Hiện tại công ty áp dụng phương pháp tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Theo em phương pháp này có rất nhiều bất cập: Công ty là đơn vị xây lắp số lượng vật liệu nhiều và thường xuyên phải xuất dùng nếu để đến cuối kỳ mới tập hợp để tính giá xuất kho rồi mới hoàn thiện các phiếu xuất kho, định khoản, ghi sổ chi tiết, sổ nhật ký chung...như vậy công việc bị dồn nhiều khả năng sai sót nhiều và không đáp ứng thông tin kịp thời. Vì vậy em có ý kiến đề xuất công ty thay đổi cách tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước hoặc nhập sau xuất trước. Hai phương pháp này khắc phục được những hạn chế của phương pháp bình quân gia quyền.Việc thay đổi cách tính giá vật liệu xuất được thực hiện vào đầu năm tài chính.

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Ngọc Hà vẫn áp dụng phương pháp kế toán thủ công, khi công ty ngày càng phát triển mở rộng quy mô thì việc ghi chép này đòi hỏi tốn nhiều công sức và không đáp ứng mục đích yêu cầu của các nhà quản lý. Vì vậy công ty nên xem xét để áp dụng hình thức kế toán máy, khi áp dụng hình thức kế toán máy vì việc ghi chép sẽ đơn giản không tốn nhiều công sức.

Hạch toán tạm ứng cho nhân viên mua vật liệu công ty không sử dụng tài khoản 141 mà chỉ viết phiếu chi khi vật liệu được nhập kho thì hạch toán như mua vật liệu thanh toán trực tiếp. Như vậy không theo dõi chặt chẽ việc chi tiền vì vậy công ty nên sử dụng TK141- Tạm ứng để hạch toán các khoản tạm ứng cho nhân viên khi mua vật liệu. Phương pháp hạch toán như sau:

Khi ứng tiền cho nhân viên:

Nợ TK 141(chi tiết từng đối tượng) Có TK 111

3.2.3 Về báo cáo kế toán liên quan tới nguyên vật liệu

Hiện tại hàng tháng vào cuối kỳ kế toán đội lập báo cáo tổng hợp vật liệu xây dựng theo từng nhóm vật liệu để theo dõi tình hình nhập vật liệu và tình hình thanh toán với các nhà cung cấp song lại chưa phản ánh được số tồn đầu kỳ, số xuất

cho sử dụng và tồn cuối kỳ của từng loại vật liệu nên không thuận lợi cho viêc theo dõi các chi phí vật liệu phát sinh cho từng hạng mục công trình. Vì vậy Công ty nên xem xét để các đội xây dựng lập thêm các báo cáo vật liệu để việc theo dõi vật liệu được chặt chẽ hơn.

KẾT LUẬN

Một lần nữa ta có thể khẳng định được kế toán vật liệu có tầm quan trọng trong công tác quản lý kinh tế bởi vì vật liệu chính là một trong ba yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất ở bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào. Kế toán vật liệu giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh theo dõi được chặt chẽ về số lượng, chất lượng, chủng loại giá trị vật liệu nhập xuất trong kho từ đó đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho đơn vị mình.

Qua hơn 2 tháng thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Ngọc Hà do thời gian có hạn nên trong chuyên đề thực tập của mình em chỉ đi vào nghiên cứu 1 số vấn đề chủ yếu của hạch toán nguyên vật liệu tại công ty. Trên cơ sở khát quát thực trạng kế toán vật liệu tại công ty em đã đưa ra định hướng cơ bản và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu tại công ty. Trong thời gian thực tập em đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán . Bên cạnh đó là sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn TS PHẠM ĐỨC CƯỜNG đã truyền đạt những kiến thức và sự góp ý quý báu đã giúp em nghiên cứu một cách khoa học hơn đầy đủ hơn.

Em xin chân thành cảm ơn TS PHẠM ĐỨC CƯỜNG và Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Ngọc Hà đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2010

Sinh viên thực hiện:

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ...1

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG NGỌC HÀ...2

1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Ngọc Hà...2

1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Ngọc Hà...3

1.2.1 Phương thức hình thành ...3

1.2.2. Phương thức sử dụng...4

1.2.3. Đánh giá nguyên vật liệu...5

1.2.4. Hệ thống các kho của công ty...5

1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Ngọc Hà...6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG NGỌC HÀ...8

2.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho và xuất kho tại Công ty CP Tư vấn và xây dựng Ngọc Hà...8

2.1.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho...8

2.1.2 Tính giá nguyên vật liệu xuất kho...10

2.2 Kế toán ban đầu...11

2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Ngọc Hà...13

2.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Ngọc Hà...27

2.4.2 Tài khoản và sổ sách sử dụng ...28

2.4.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Ngọc Hà...28

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG NGỌC HÀ...44

3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Tư vấn và Xây dựng Ngọc Hà và phương hướng hoàn thiện...44

3.1.1- Ưu điểm...44

3.1.2- Nhược điểm...46

3.1.3- Phương hướng hoàn thiện...46

3.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Ngọc Hà...47

3.2.1- Về công tác quản lý nguyên vật liệu...47

3.2.2- Về tài khoản sử dụng, phương pháp tính giá,và phương pháp kế toán.50 3.2.3 Về báo cáo kế toán liên quan tới nguyên vật liệu...50

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Ngọc Hà (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w