1.2.2.1 Rủi ro về chủ đầu tư.
* Rủi ro về năng lực pháp lý của chủ đầu tư.
- Hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư giao cho ngân hàng gồm có: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư Ninh Bình cấp số 2700284216 ngày 25/08/2005; điều lệ hoạt động của khách hàng; quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc/ giám đốc số 0208/QĐ-HĐQT ngày 26/08/2008 do hội đồng quản trị công ty cổ phần xi măng Hướng Dương lập; quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng 12/QĐ-HD ngày 29/02/2008; cùng một số giấy tờ quan trọng khác.
Kết luận: công ty cổ phần xi măng Hướng Dương có đầy đủ tài liệu chứng minh năng lực pháp lý và dân sự. Do vậy, rủi ro liên quan đến năng lực pháp lý là rất thấp.
* Rủi ro về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
Ngành nghề sản xuất xi măng là hợp pháp và phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế, khi mà trong bối cảnh đất nước ta đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông phục vụ sự phát triển của nền kinh tế..
Bên cạnh việc đã đầu tư dây chuyền 1cho nhà máy, nhận thấy được tiềm năng và sự cần thiết của việc mở rộng, lắp đặt thêm dây chuyền 2 để nâng công suất nhà máy lên cao, nhà máy sẽ hoạt động ổn định và đem lại hiệu quả cao.
Về mô hình bố trí lao động: mô hình được bố trí nhịp nhàng, các phòng ban có quan hệ chặt chẽ với nhau.Công ty có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực khá chặt chẽ: lao động sau khi được tuyển dụng sẽ được cử đi đào tạo lại, một số sẽ được gửi đến các trường đại học và cao đẳng có uy tín trong nước, một số cán bộ chủ chốt sẽ được cử đi học tập tại các nước có công nghệ gần giống với công nghệ lúc chạy thử của nhà máy.
Về năng lực điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp:
Năng lực quản lý điều hành, phối hợp hoạt động của ban lãnh đạo công ty là khá đồng thuận và chặt chẽ.
Công ty cổ phần xi măng Hướng Dương là doanh nghiệp tư nhân, được thành lập nên từ sự góp vốn của các cổ đông. Trong đó, ông Đặng Lê Hoa là cổ đông lớn nhất, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của nhà máy.
Kết luận: năng lực quản lý điều hành của ban lãnh đạo là khá đồng thuận và chặt chẽ. Sự thành công trong việc đưa dây chuyền 1 vào sản xuất là tiền đề cho việc đưa dây chuyền 2 vào khai thác, sử dụng, hứa hẹn sự mở rộng thị trường, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Do đây là một dự án đầu tư mở rộng sản xuất nên việc đánh giá năng lực tài chính của chủ đầu tư qua các báo cáo tài chính là rất khó. Vậy nên, chỉ đi sâu vào phân tích khả năng thu xếp vốn tự có của doanh nghiệp.
Ta có:
Theo như luận chứng của chủ đầu tư đưa ra thì phần vốn tự có là : 409, 677 tỷ đồng, phần vốn này sẽ do các cổ đông trong công ty góp vốn và đặc biệt là ông Đặng Lê Hoa là cổ đông lớn nhất của công ty thì khả năng thu xếp vốn là không khó.
Kết luận: rủi ro về năng lực tài chính của chủ đầu tư là rất thấp, do được đảm bảo bởi cổ đông lớn nhất là ông Đặng Lê Hoa.
1.2.2.2 Rủi ro dự án đầu tư.
a. Đánh giá định tính các rủi ro đầu tư của dự án. * Rủi ro về nguồn cung cấp nguyên vật liệu.
- Có thể nói nguyên vật liệu là vấn đề sống còn của các nhà máy sản xuất xi măng. Do vậy, chủ đầu tư đã tính toán đến các phương án đảm bảo cho nhà máy hoạt động ổn định.
- Đá vôi và đá sét: sử dụng đá vôi ở mỏ Nam Sơn, cách nhà máy theo hướng Đông Nam, đá sét ở mỏ Đông Sơn gần nhà máy. Chủ đầu tư đã được cấp phép thăm dò các mỏ này, và đang chờ các cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác theo giấy phép hoạt động khoáng sản 18/GP-ĐCKS và 19/GP-ĐCKS ngày 26/12/2006. Tuy nhiên, trước mắt để có nguyên liệu phục vụ cho sản xuất Công ty đã sử dụng mỏ đá vôi nằm ngay cạnh nhà máy với quy mô 11,7 ha thuộc phạm vi mở rộng mặt bằng nhà máy theo công văn số 944/UBND-VP4 ngày 5/11/2008.
- Cung cấp than: sử dụng than cám 3c HG và 4a HG của mỏ than Hòn Gai. Tổng công than Việt Nam đã có công văn số 4133/CV- TTNĐ ngày 20/09/2005 xác nhận đảm bảo cung cấp than cho nhà máy Hướng Dương, với khối lượng 100.000 tấn/ năm.
- Đối với dây chuyền II của nhà máy dự kiến phương án cung cấp nguyên vật liệu như sau: + Giá than giao trên phương tiện người mua tại Quảng Ninh là: 655.000đ/ tấn.
+ Phương tiện vận chuyển: tàu phà qua sông.
+ Tuyến vận chuyển: Cẩm Phả - Cảng Ninh Phúc – Nhà máy.
+ Giá than về đến nhà máy ước tính: 780000đ/tấn ( bao gồm cả thuế VAT). - Phương án cung cấp các nguyên: chuyên doanh để cung cấp cho nhà máy. Nhận xét:
- Trong sản xuất xi măng thì 2 nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất là: đá vôi và đá sét, dự án đã có sẵn lợi thế lớn về vùng nguyên liệu.
- Công ty đã được Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam - Bộ Tài nguyên và môi trường cấp phép hạt động với 2 mỏ sét và đá vôi. Theo đó, công ty được cấp phép thăm dò mỏ nguyên liệu đá vôi làm nguyên liệu xi măng đến cốt +50 tại khu vực Hang Nước 2, xã Đông sơn, thị xã Tam điệp, tỉnh Ninh Bình. Mỏ đá sét tại khu vực Trà Tu, xã Đông Sơn, thị xã Tam điệp, tỉnh Ninh Bình. Mặt khác, trong khi đang chờ các cơ quan chức năng phê duyêt, cấp phép khai thác 2 mỏ trên, công ty đã tận dụng nguồn nguyên liệu ngay cạnh nhà máy để phục vụ sản xuất. Vậy nên nguồn cung cấp đầu vào cho dây chuyền hoạt động ổn định, rủi ro về nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào là rất ít. * Rủi ro về kỹ thuật, vận hành.
- Thiết bị cho dây chuyền II của nhà máy xi măng Hướng Dương là thiết bị mới 100%, chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, chủ đầu tư đang cố gắng tận dụng sử dụng các thiết bị thay thế trong nước góp phần làm giảm chi phí đầu tư,nhằm đảm bảo hiệu quả của dự án.
- Hiện nay thiết bị nhập khẩu chính được chủ đầu tư đang chọn nhà cung cấp. Có 2 nhà cung cấp tên tuổi đang được chủ đầu tư cân nhắc lựa chọn đó là: công ty Khải Thịnh ( Thượng Hải) và công ty Tây Phổ ( Nam Kinh). Công ty Khải Thịnh đã cung cấp thiết bị cho các nhà máy xi măng ở Việt Nam như Nghi sơn, còn công ty Tây Phổ là nhà cung cấp dây chuyền cho nhà máy xi măng Hướng Dương với chất lượng đảm bảo vì khả năng vận hành của dây chuyền 1 hiện nay là rất tốt, công nghệ sản xuất không thua kém gì công nghệ của Châu Âu.
- Việc lắp đặt dây chuyền II sẽ do công ty Lilama 69.3 đảm nhiệm, dưới sự giám sát của phía nhà thầu là 1 trong 2 công ty mà chủ đầu tư sẽ lựa chọn nêu trên.
- Trong phạm vi, quy mô của dự án và khả năng khai thác nguyên liệu tại chỗ thì quy mô và công suất như thiết kế của công ty là phù hợp. Việc lựa chọn phương án kết hợp giữa thiết bị ngoại nhập và trong nước có thể giảm chi phí đầu tư, hơn thế nữa họ đã có kinh nghiệm trong việc đầu tư dây chuyền 1 nên việc lựa chọn công nghệ cho dây chuyền II sẽ hiệu quả hơn.
- Một vấn đề không kém phần quan trọng khi xem xét khía cạnh kỹ thuật của dự án đó là rủi ro về cơ sở hạ tầng phục vụ cho dự án:
+ Nguồn cung cấp điện: tổng công suất lắp đặt của Nhà Máy xi măng Hướng Dương cho cả 2 dây chuyền là :40000 kw chủ đầu tư đã huy động vốn để đầu tư cả đường dây 110 KV dài 1,1km và trạm biến áp đầu mối và sẽ mua điện ở cấp điện áp 110KV. MẶt khác, nguồn cung cấp từ đường dây 110 KV lộ 180-181 E23.1 Ninh Bình – Tam Điệp, chi nhánh điện lực Ninh Bình cũng đã có công văn thoả thuận về việc cung cấp điện cho nhà máy.
+ Nguồn cung cấp nước: lượng nước cần thiết cho dây chuyền 1 là: 1800m3/ ngày. Đêm, lượng nước cần thiết cho dây chuyền 2 là: 1750m3/ngày. Đêm. Căn cứ vào Quyết định số 52QĐ-UBND
nước dưới đất cho công ty cổ phần xi măng Hướng. Nguồn nước phục vụ sản xuất sẽ do chủ đầu tư tự khoan và khai thác nguồn nước ngầm.
+ Giao thông:
Giao thông cũng được coi là vấn đề khá quan trọng đối với dự án này, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu và giá thành sản phẩm
Các tuyến giao thông quan trọng nhất đối với nhà máy xi măng Hướng Dương:
+> Đường bộ: quốc lộ 1A từ cầu Đoan Vĩ đến Dốc Xây dài 34km, chạy sát hàng rào phía Bắc của nhà máy. Trong tương lai, sẽ xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, đoạn chạy qua thị xã Ninh Bình với tổng chiều dài là: 35km.
+> Đường sắt: tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua địa phận tỉnh Ninh Bình với chiều dài 19km với 4 ga: Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh, Đồng Giao. Các ga này chủ yếu là các ga hỗn hợp vừa tác nghiệp dỡ hàng hoá vừa đón khách. Riêng ga Ninh Bình là ga lớn nhất tỉnh, ngoài ra còn có 2 tuyến đường sắt nối vào cảng Ninh Bình và đường nhánh nối từ ga Cầu Yên và Hệ Dưỡng. Ga Đồng Giao cách nhà máy xi măng 1km hiện đang là ga bốc dỡ hàng hoá cho Nhà máy xi măng Tam Điệp.
+> Đường sông: tuyến Cửa Đáy - cảng Ninh Bình trên sông Đáy, tuyến đạt tiêu chuẩn cấp 1 với B = 60m, H = 3.6m cho tàu biển, phà sông đi vào.
Cảng Ninh Bình gồm 2 bộ phận: cảng Ninh Bình cũ và cảng Ninh Phúc. Bộ giao thông vận tải đã có quy hoạch phát triển cảng Ninh Bình. Theo quy hoạch thì cảng Ninh Bình được xây dựng và mở rộng trên cơ sở vị trí cảng cũ, nằm trên bờ hữu sông Đáy…
+> Hàng không:
Trong tương lai sau năm 2020, dự kiến Ninh Bình sẽ nghiên cứu đề nghị phát triển một sân bay nhỏ với diện tích khoảng 30000 km2 tại khu vực thị xã Tam Điệp.
+ Hệ thống thông tin liên lạc:
Thông tin liên lạc đã được đấu nối vào mạng thông tin có sẵn của thị xã Tam Điệp.
Kết luận: với những phân tích nêu trên thì chúng ta thấy rằng dự án này có nhiều thuận lợi về giao thông do nằm sát quốc lộ 1A bên cạnh đó cũng dễ tận dụng tối đa ưu thế của các loại đường thuỷ, đường sắt… do đó giảm thiểu được chi phí sản xuất, vận tải và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đối với các nguồn cung cấp điện, nước… phục vụ sản xuất thì do đã đầu tư hoàn chỉnh ở giai đoạn 1 nên giai đoạn 2 nên không phải đầu tư. Vậy nên, rủi ro về cơ sở hạ tầng phục vụ cho dự án là rất ít.
Mặt khác: về vấn đề kỹ thuật và vận hành đã được chủ đầu tư xem xét một cách kỹ lưỡng nên khả năng xảy ra rủi ro là rất ít.
- Chủ đầu tư đưa ra phương án về các nhà thầu thực hiện dây chuyền II như sau:
Bảng 1.4: Phương án lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu.
Gói thầu Nhà thầu thực hiện Trị giá Thời gian thực hiện
Xây lắp Trung tâm dịch vụ thương nghiệp và xây lắp
497.823.475.000đ 500 ngày kể từ ngày 28/7/2008.
Thiết bị sản xuất chính
Công ty cơ khí quốc tế Khải Thịnh 21.152.000,00USD 18 tháng kể từ khi hợp đồng nhập khẩu có hiệu lực Thực hiện lắp đặt Công ty cổ phần Lilama 69.3
Theo từng gói thầu
( Nguồn: Hồ sơ vay vốn của khách hàng)
Về xây lắp:
- Trung tâm dịch vụ thương nghiệp và xây lắp là doanh nghiệp thuộc sở hữu của gia đình ông Đặng Lê Hoa, đây là đơn vị đã thi công xây lắp giai đoạn 1 cho nhà máy với chất lượng được đảm bảo. - Việc xây lắp cho dây chuyền 2 vẫn tiếp tục được Trung tâm dịch vụ thương nghiệp và xây lắp đảm nhiệm.
- Việc cung cấp thiết bị:
-Dây chuyền 2 được chủ đầu tư xem xét lựa chọn một trong 2 công ty: công ty Khải Thịnh và công ty Tây Phổ Trung Quốc. Cả 2 công ty đều là những công ty có tên tuổi ở Trung Quốc. Hình thức đầu tư của dây chuyền 2 là: chủ đầu tư tự thực hiện lắp đặt kết cấu thép, cơ khí, điện và tự động hoá dưới sự giám sát của chuyên gia kỹ thuật bên bán.
- Các thông số kỹ thuật cho thấy dây chuyền 2 khá giống dây chuyền 1. - Nhà thầu thực hiện đều có kinh nghiệm trong các lĩnh vực được lựa chọn.
Kết luận: từ những phân tích nêu trên thì rủi ro về thi công xây lắp dây chuyền 2 là rất ít do lựa chọn được những nhà thầu có đầy đủ kinh nghiệm và năng lực tài chính.
* Rủi ro về cơ chế, chính sách.
- Căn cứ vào định hướng phát triển công nghiệp của Việt Nam, vào tầm nhìn công nghiệp đến năm 2020, ta đều thấy phát triển ngành công nghiệp sản xuất xi măng là rất hợp lý.
- Hơn thế nữa, căn cứ vào định hướng phát triển vùng công nghiệp 2 cho thấy: vùng công nghiệp 2 bao gồm 15 tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ: Bắc Ninh, Hà Nội,Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc. Định hướng là: tập trung phát triển ngành cơ khí, nhiệt điện, phát triển điện
Tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp may mặc, da giầy phục vụ xuất khẩu. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản. Phát triển nhà máy sản xuất xi măng là hợp lý với định hướng phát triển công nghiệp của vùng. Theo quy hoạch phát triển của ngành thì dự kiến quy hoạch phát triển xi măng tại 8 vùng trọng điểm kinh tế là: vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc trung bộ, vùng Nam trung bộ, vùng Tây nguyên, Vùng Đông nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo quy hoạch phát triển của vùng xi măng liên quan đến thị trường đầu ra của nhà máy xi măng Hướng Dương thì đó là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đồng bằng sông Hồng với thủ đô Hà Nội là thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhất nước ta, năng lực sản xuất xi măng cũng vào loại lớn nhất nước khoảng 18triệu tấn/ năm.
- Tuy nhiên, nếu chỉ khai thác nhu cầu hiện tại thì đến năm 2015 đồng bằng sông Hồng sẽ thiếu khoảng 2 triệu tấn xi măng. Do vậy, việc đầu tư mở rộng sản xuất của nhà máy xi măng Hướng Dương là hợp lý.
Kết luận: việc đầu tư mở rộng sản xuất của nhà máy xi măng Hướng Dương là hợp lý, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, vùng.
* Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán.
- Nhà máy xi măng Hướng Dương được xây dưng tại Ninh Bình, thị trường tiêu thụ của Nhà máy sẽ là các tỉnh từ Quảng Bình trở vào Miền Nam. Tuy nhiên, nếu sản phẩm có chất lương tốt thì có thể xuất khẩu và có thể tiêu thụ rộng rãi trên toàn quốc.
- Nhu cầu xi măng toàn quốc vào năm 2010 vào khoảng 42,2 và 51,4 triệu tấn, năm 2015 là: 59,5- 65,6 triệu tấn, năm 2020 là 68 – 70 triệu tấn.
- Những lợi thế so sánh của nhà máy xi măng Hướng Dương: