Tình hình đáp ứng nhu cầu tin cho người khiếm thị tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng

Một phần của tài liệu Công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Thành phố Hà Nội (Trang 25 - 31)

7. Cấu trúc Khóa luận

2.1.3. Tình hình đáp ứng nhu cầu tin cho người khiếm thị tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng

chung và tại Hà Nội nói riêng

* Tại Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, có hơn 900.000 người (chiếm 1,2% dân số) có khuyết tật về mắt, bao gồm 600.000 người mù hoàn toàn.

Những năm gần đây, ở Việt Nam, các hoạt động phục vụ cho NKT trong các thư viện công cộng đã có nhiều thay đổi. Năm 1998, từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia về văn hoá đã xây dựng thí điểm 2 phòng đọc sách cho người khiếm thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ở một số thư viện tỉnh, thành cũng lần lượt xuất hiện các hình thức phục vụ như Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Tây, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Hải Dương, Thanh Hoá... Đến nay đã có hơn một nửa các thư viện tỉnh, thành phố tổ chức phòng đọc cho NKT. Một số Tỉnh Hội, Thành Hội Người mù đã có các thông tin nội bộ như

- Hà Nội: tập chí “Tri thức và đời sống” bằng băng cassette ra

hàng tháng.

- Thành phố Hồ Chí Minh: Bản tin chữ Braille ra mỗi năm 1 kỳĐài PT-TH Hải Phòng phối hợp Thành Hội Người mù Hải Phòng thực hiện chương trình phát thanh “Vòng tay ánh sáng” vào Chủ nhật v…v

Hầu hết các cấp Hội đều có thư viện và tủ sách, cung cấp tài liệu học tập và thông tin quan trọng cho hội viên.

Song vốn tài liệu phục vụ người khiếm thị quá ít. Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh có 392 bản sách chữ nổi, 8 loại báo- tạp chí với 448 bản, 493 băng casette, 620 đĩa CD. Phòng đọc ở các thư viện tỉnh, thành phố khác cũng có bình quân từ 100-300 bản sách chữ nổi, 80 - 140 đĩa CD, băng cassette. Ở một số thư viện tỉnh miền núi, phòng đọc càng nghèo nàn hơn. Vốn tài liệu phục vụ ở các thư viện tỉnh, thành phố chủ yếu được cung cấp từ Hội Người mù Việt Nam, Vụ Thư viện, Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh, Hội Người mù TP. Hà Nội. Ngân sách của các thư viện tỉnh, thành phố bổ sung vốn tài liệu phục vụ còn rất ít. Ngoài Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh và Thư viện Hà Nội có kinh phí bổ sung vài chục triệu đồng/ năm, phần lớn chỉ có 2-3 triệu đồng và vẫn còn một số thư viện tỉnh không bổ sung tài liệu phục vụ . Lý do chính là không có nguồn tài liệu để mua hoặc lượng bạn đọc khiếm thị đến thư viện ít, khai thác vốn tài liệu không nhiều... Đó là những khó khăn lớn và khó khắc phục.

Hiện nay, ở Việt Nam không có thư viện đặc biệt dành riêng cho NKT, các nhà xuất bản ở Việt nam không quan tâm đến loại tài liệu này. Hầu hết thông tin cho NKT là sách chữ nổi được được Hội Người Mù sản xuất. Bởi vậy, có sự thiếu hụt trầm trọng về nguồn lực thông tin cho NKT. Mặc dù không có một thống kê chính thức về tài liệu chuyển dạng cho NKT ở Việt Nam, nhưng có thể nhận thấy rõ là tài liệu cho NKT hiện không được quan tâm đúng mức.

Kế đến là các dạng tài liệu khác như sách nói dạng băng cassette. Có một số tổ chức như hệ thống các trường phổ thông đặc biệt ở Việt Nam – Trường Nguyễn Đình Chiểu sản xuất sách chữ nổi cho học sinh Tiểu học và Trung học. Các tổ chức từ thiện khác sản xuất sách nói dạng analog như Hội Phụ nữ Từ thiện TP. Hồ Chí Minh, và Trung tâm Vì Người Mù Sao mai (sản xuất sách nói DAISY và tập huấn tin học cho NKT). Gần đây, sách nói kỹ thuật số định dạng DAISY được sản xuất bởi dự án do quỹ FORCE tài trợ.

Hiện tại, các thư viện tỉnh, thành phố tổ chức phục vụ chủ yếu là tại chỗ và cho mượn về nhà. Một số thư viện phối hợp với Hội Người mù mang sách, báo, thiết bị đến phục vụ tại hội, chi hội, các trường dạy nghề, mái ấm tình thương... Với tinh thần “Sách đi tìm người”, Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Giang, Cao Bằng, Quảng Ngãi... đã luân chuyển tài liệu xuống các cơ sở . Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008 đã bắt đầu phục vụ bằng xe thư viện lưu động. Hình thức này rất được hoan nghênh bởi đã đáp ứng nhu cầu đọc và giải trí của ở những vùng xa xôi, giúp họ tiếp cận với những phương tiện hiện đại mới.

Vào thập niên 90, cùng với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các lĩnh vực xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt là do nhu cầu của bộ phận NKT, các trường chuyên biệt cho NKT và các tổ chức từ thiện cho người mù, một số nhóm hỗ trợ về CNTT đã bắt đầu thiết kế và thực hiện các phần mềm chuyên dụng để NKT dễ dàng tiếp cận với máy tính. Trong thời điểm này, các thư viện Việt Nam vẫn chưa có dịch vụ cho NKT. Nhận thấy sự cần thiết của dịch vụ này trong việc hỗ trợ NKT tiếp cận với nguồn lực thông tin phong phú và đa dạng, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã đầu tư thí điểm cho 02 phòng đọc cho NKT tại TVHN và TVKHTH thông qua “Chương trình Quốc gia Mục tiêu về Văn hóa”. Đây chính là hoạt động khởi xướng đầu tiên về dịch vụ cho NKT tại Hệ thống Thư viện công cộng tại Việt Nam.

TVKHTH là thư viện công cộng đầu tiên đã ứng dụng CNTT vào các dịch vụ nhằm nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm cho NKT. Hơn 8 năm qua, nhờ sự hỗ trợ của Quỹ FORCE (Hà Lan), các dịch vụ cho NKT ở TVKHTH phát triển rất nhanh. Thêm vào đó, sự hợp tác chặt chẽ giữa Vụ Thư Viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Quỹ FORCE, dịch vụ cho NKT đã được mở rộng đến 64 thư viện công cộng trong cả nước. Trong đó, TVHN liên kết với Hội Người Mù Việt Nam là đơn vị duy nhất của Thủ đô trong lĩnh vực phục vụ thông tin cho NKT.

Từ năm 2003, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (viết tắt là TVKHTH) đã trở thành thư viện công cộng đầu tiên sản xuất sách nói theo định dạng DAISY này, với 02 studio sản xuất và phân phối sản phẩm cho toàn Hệ thống Thư viện Công cộng Việt Nam và các tổ chức khác. Hơn thế nữa, TVKHTH bắt đầu sản xuất các loại tài liệu khác như hình minh họa nổi, sách minh họa nổi. Đến cuối năm 2008, thêm 01 studio sản xuất sách nói được thành lập tại TVHN cũng do Quỹ FORCE tài trợ nhằm tăng cường số lượng sách nói cho cả Việt Nam.

Tại Việt Nam, các Dự án cung cấp thông tin cho NKT ứng dụng CNTT đang được quan tâm & đầu tư . Có thể đơn cử như Dự án “Thư Viện Sách Nói Kỹ Thuật Số Cho Người Khiếm Thị” (Digital Talking BookProjects) - Chủ nhiệm dự án: PGS. TS: Đặng Hoài Phúc

Dự án “Xây dựng thư viện sách nói kỹ thuật số và trình đọc màn hình tiếng Việt dành cho người khiếm thị” với tổng kinh phí 59.535 USD đã được triển khai từ năm 2005. Đây là một dự án phát triển công cụ trợ giúp và nguồn tài liệu tương thích nhằm giúp NKT tiếp cận với tin học một cách hiệu quả và nhanh nhất; tạo một nguồn tài liệu phong phú nhằm phục vụ cho các học sinh, sinh viên khiếm thị. Dự án được chia thành hai phần chính:

Phần 1: Xây Dựng Thư Viện Sách Nói Kỹ Thuật Số. Trong phần này dự án sẽ tiến hành chuyển tòan bộ các bộ sách giáo khoa sang sách nói kỹ

thuật số theo chuẩn DAISY Với lọai sách này, NKT có thể vừa đọc được văn bản bằng chữ nổi hoặc nghe sách đọc, tăng hoặc giảm tốc độ đọc, chuyển đổi giữa các trang nhanh hơn, tìm nội dung dễ hơn, đánh dấu hoặc ghi chú trực tiếp trên sách dựa trên thông tin riêng của từng người... So với lọai sách nói hiện nay, chỉ đơn giản được đọc và thu trên băng cassette nên các tính năng nêu trên hoàn toàn không được hỗ trợ. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho NKT trong việc đọc sách và tìm tài liệu. Hơn thế nữa, với lọai sách nói kỹ thuật số sẽ giúp cập nhật một bộ sách mới nhanh hơn nhiều lần.

Phần 2: Dự án phát triển bộ đọc tiếng Việt theo chuẩn Sapi với giọng đọc mới. Giọng đọc hiện nay còn thiếu và không hỗ trợ nhiều từ trong tiếng Việt.

Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ tích hợp bộ đọc vào các trình đọc màn hình phổ biến hiện nay bao gồm Jaws, NVDA, đặc biệt là NVDA, một trình đọc màn hình mã nguồn mở.

Được sự cho phép và hỗ trợ đầu sách của Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Dự án đã chuyển toàn bộ nội dung sách giáo khoa sang dạng sách nói kĩ thuật số dành cho NKT theo chuẩn DAISY, với tổng số 85 đầu sách từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là dự án tập trung chủ yếu vào vấn đề giáo dục cho NKT nhằm đem lại cho NKT nguồn tài liệu học tập phong phú giúp họ sớm hòa nhập cuộc sống cộng đồng.

* Tại Hà Nội,

Thư viện dành cho NKT tại TVHN ra đời năm 1998 đã trở thành sự kiện văn hóa đối với những NKT, góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống văn hóa - giáo dục cho NKT, đặc biệt là lớp trẻ. Đầu tháng 12/2006, Thư viện âm thanh cho người khiếm thị ra đời với sự giúp đỡ của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam và Công ty cổ phần Vincom.

Thư viện âm thanh ra đời với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các em khiếm thị tại Hà nội tự học tập và nâng cao kiến thức. Đây là một thư viện nhỏ gồm tư liệu âm thanh dưới dạng băng cassette và đĩa CD với các nội dung như đọc sách văn học, đọc sách phổ biến kiến thức khoa học và xã hội, đọc sách nâng cao kiến thức văn hoá, xã hội, đọc sách giáo khoa, ca nhạc... Kinh phí ban đầu xây dựng thư viện âm thanh là 70 triệu đồng.

Thư viện được đặt tại Trung tâm phục hồi chức năng và Dạy nghề cho người mù trẻ Hà Nội (gọi tắt là PDM - địa chỉ 21B - phố Lạc Trung - Hà Nội), nơi đón tiếp các em khiếm thị lui tới thường xuyên để tham khảo tài liệu, trao đổi ý kiến hay giải trí, nghe nhạc…

Thành Hội Người Mù Hà Nội cũng là địa chỉ cung cấp thông tin cho NKT. Tại Thành Hội (Cơ sở 1 - số 22 Lý Thái Tổ và Cơ sở 2 - Đường Tô Hiệu - Hà Đông) đều có tủ sách, phòng đọc và các thiết bị máy hỗ trợ NKT đọc tài liệu tại chỗ. Hàng năm, Thành Hội Người mù Hà Nội đã phối hợp với TVHN chuyển dịch hàng chục đầu sách, hàng ngàn trang văn học xã hội, lịch sử, khoa học thường thức… sang chữ Braille. Thành Hội cũng tổ chức nhiều hoạt động câu lạc bộ tuyên truyền, giới thiệu sách và nhiều lĩnh vực khác thu hút sự tham gia của hàng ngàn người. Ngoài hoạt động phối hợp với TVHN, Thành Hội còn chủ động mỗi năm sản xuất, luân chuyển hàng chục đầu sách chữ Braille và trên 1.000 băng cassette “Sách nói”, tạp chí truyền thanh từ nguồn của Trung ương Hội và Thư viện Sách nói TP.HCM gửi tặng, đưa về cơ sở phục vụ hội viên. Thành hội cũng đã chỉ đạo mỗi một đơn vị Quận, Huyện trực thuộcphải xây dựng một tủ sách ở địa phương và hàng năm có kế hoạch làm sách bổ sung thêm vào tủ nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ của bạn đọc.

Tuy nhiên, việc tiếp cận sách báo, tài liệu của NKT tại Hà Nội vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê của Hội Người Mù Hà Nội, toàn thành phố, lượng sách chữ nổi Braille mới chỉ đáp ứng 2 - 3 % nhu cầu của NKT.

Số cuốn (bản) sách cho mỗi đầu sách còn rất hạn chế, gây khó khăn, chậm trễ cho việc luân chuyển sách đến từng bạn đọc có nhu cầu. Các thiết bị hỗ trợ đọc còn thiếu: số lượng máy đọc Daisy Book chỉ đếm trên đầu ngón tay; số NKT có và có thể sử dụng máy vi tính chưa nhiều (chỉ khoảng vài trăm người).

Một phần của tài liệu Công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Thành phố Hà Nội (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w