Đầu tư cơ sở vật chất vào hoạt động bán hàng của công ty

Một phần của tài liệu Hoạt động bán hàng của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ thời đại mới (Trang 68 - 79)

Hiện nay công ty chưa có sự đầu tư vào cơ sở vật chất cho hoạt động bán hàng cũng như môi trường làm việc cho nhân viên. Công ty cần đầu tư xây dựng website của mình thật ấn tượng với hệ thống giao diện hiện đại nhất. Hệ thống đường truyền cần được nâng cấp hơn nữa đê thuận lợi cho nhân viên kinh doanh cập nhật thị trường và tư vấn cho khách hàng.

- Đối với các sản phẩm không có tại showroom công ty cần đầu tư vào hệ thống các thông tin giao diện trên website, hệ thống mạng máy tính có hiệu quả và các phần mềm hoạt động thường xuyên.

- Đối với các ngành hàng có mặt tại showroom công ty nên đầu tư vào công tác dự trữ bảo quản, đảm bảo cho sản phẩm không bị hao mòn. Xây dựng một kho hàng riêng và thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá cho khách hàng.

- Đối với dịch vụ bảo hành, bảo trì đòi hỏi công ty cần có những công cụ cần thiết đáp ứng được đơn hàng bảo hành phát sinh như: máy khoan, các đồng hồ đo..

- Điều kiện làm việc của nhân viên cần được chú trọng hơn vì họ là những người chịu trách nhiệm bán hàng của công ty. Cần mở rộng hơn vị trí làm việc do số lượng nhân viên ngày một nhiều hơn, lắp đặt thêm hệ thống

điều hoà làm mát, cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên trong công ty. Đầu tư thêm mạng điện thoại tư vấn cho khách hàng và điện thoại khi khách hàng gọi điện đến. Đảm bảo sự công bằng và nhanh nhất cho hoạt động của nhân viên kinh doanh. Tăng thêm mạng điện thoại phục vụ cho hoạt động bán hàng của nhân viên kinh doanh. Tạo điều kiện cho kinh doanh bán được hàng với tốc độ nhanh nhất.

3.3 Các điều kiện thực hiện các giải pháp trên.

Để đẩy nhanh hoạt động bán hàng của công ty cũng như hoạt động kinh doanh, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty mà cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng của những người tiêu dùng.

a) Đối với công ty

* Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh

- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên kinh doanh các lớp tập huấn về kỹ năng quản trị, kỹ năng giao tiếp.

- Cần xây dựng kế hoạch hoá nguồn nhân lực,tạo điều kiện cho công ty sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, phân bố phù hợp với kỹ năng, trình độ chuyên môn của nhân viên.

- Tổ chức các cuộc đàm phán với các đối tác để trở thành nhà phân phối chính thức đối với các mặt hang như điện tử cầm tay, máy chấm công..

* Cung cấp các dịch vụ tốt hơn sau bán

Sau khi bán hàng cho khách, công ty tiến hành các hoạt động dịch vụ chăm sóc khách hàng như: gọi điện hỏi thăm sự thoả mãn của họ về sản phẩm mà họ đã mua, củng cố mối quan hệ khách hàng và công ty. Tạo cho khách hàng có cảm giác được quan tâm và chăm sóc họ sẽ là những khách hàng

thường xuyên quen thuộc của công ty. Tạo điều kiện cho nhân viên có nhiều thời gian chăm sóc khách hàng bằng cách gọi điện thoại cho khách hàng qua hệ thống điện thoại di động của công ty.

* Xây dựng chiến lược giá cho sản phẩm của công ty.

Công ty phải xây dựng được chiến lược giá phân biệt cho sản phẩm của mình. Khách hàng luôn lựa chọn sao cho mua được sản phẩm ở mức giá có lợi cho họ. Vì vậy việc đưa ra một mức giá cho khách hàng cần có khoảng xê dịch nhất định để khách hàng được lựa chọn và trả giá cho sản phẩm và công ty vẫn đảm bảo có lãi.

Giá là một biến số marketing tương đối nhạy cảm và có sự biến động theo môi trường. Do đó việc điều chỉnh giá, bớt giá, chiết khấu giá theo số lượng, thời hạn thanh toán, theo đơn đặt hàng trước hoặc các chế độ ưu đãi nhằm củng cố quan hệ truyền thông khách hàng với công ty, trong thời gian tới nên sử dụng nhiều hơn.

Ngoài ra còn có sự mở rộng trong hình thức thanh toán, có sự hỗ trợ của các công cụ thanh toán hiệu quả như tín dụng ngân hàng, trả chậm, trả góp, giá cả linh hoạt trong các hính thức thanh toán.

* Các hoạt động xúc tiến.

Ngoài các hoạt động xúc tiền truyền thống mà công ty đang áp dụng như: Quảng cáo, khuyến mại, xúc tiến bán hàng, PR, bán hàng cá nhân, công ty còn sử dụng công cụ xúc tiến qua mạng để đẩy nhanh họat động bán hàng của công ty. Bên cạnh việc đưa ra các công cụ xúc tiến công ty còn xem xét hiệu quả thực hiện các công cụ đó có phù hợp với sản phẩm của công ty hay không.

- Khuyến mại

- Marketing trực tuyến.

Các công cụ xúc tiến này hiện nay đối với công ty có nhiều thuận lợi do có hệ thống mạng lan và website uy tín nên việc sử dụng các công cụ này giúp cho công ty giảm được chi phí quảng cáo, khả năng tiếp cận khách hàng cao. Đặc biệt là giới thiệu hình thức này phổ biến hơn nữa thông qua việc gửi mail, fax tới các khu công nghiệp chưa có Internet phổ biến.

- PR: Đây là hệ thống các nguyên tắc và hoạt động có mối liên hệ hữu cơ nhất quán với nhau, tạo ra một hình ảnh ấn tượng, một quan niệm, nhận định hay sự tin cậy nào đó. Chiến lược này không thể tách rời với kế hoạch bán hàng của công ty vì nó hướng tới khách hàng cụ thể và khách hàng mục tiêu.

* Tìm kiếm đối tác cung cấp

Việc tìm kiếm đối tác là khâu quan trọng đảm bảo cho nhân viên kinh doanh hoạt động có hiệu quả nhất. Cần có sự hợp tác của họ, các đối tác tạo điều kiện cho nhân viên của công ty có lợi thề về sản phẩm, về giá trên thị trường. Các nhà cung cấp mực in, văn phòng phẩm cần có những chính sách về giá, về thanh toán phù hợp với hoạt động của công ty. Không nên ép giá, hay cung cấp sai lệch và cung cấp thông tin tình trạng hàng hoá không chính xác. Bên cung cấp nên có sự hỗ trợ về dịch vụ vận chuyển, dịch vụ giao nhận. Đồng thời liên kết với nhau tạo thành hệ thống chặt chẽ về sản phẩm và về giá trên thị trường.

a) Đối với cơ chế và chính sách của nhà nước

Kinh doanh theo hình thức mới công ty phải đối mặt với các chính sách của nhà nước. Nhưng những năm gần đây đất nước đổi mới nền kinh tế đang trên đà phát triển đã chứng minh Đảng và nhà nước ta đã và đang có con đường đi đúng đắn và hoàn toàn đúng. Nước ta gia nhập WTO đòi hỏi nhà

nước cần có những chính sách giúp cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh TMĐT nói riêng có điều kiện phát triển. Nhà nước có các chính sách hỗ trợ cho hoạt động bán hàng của công ty được dễ dàng hơn:

- Tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường

- Tạo điều kiện cho công ty vay vốn đầu tư cơ ở vật chất phục vụ cho hoạt động bán hàng của công ty.

- Hoàn thiện các thủ tục pháp lý về TĐT

- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xã hội nói chung và cho công ty nói riêng, có thêm các chương trình giảng dạy về TMĐT trong các trường đại học, để có được nguồn lực đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

b) Đối với người tiêu dùng.

Một trong những yếu tố góp lên sự thành công của công ty đó là sự đón nhận của người tiêu dùng về mô hình hoạt động này. Với thói quen của người dân vẫn trực tiếp đi mua hàng để kiểm định chất lượng hàng hoá sau đó mới đưa ra quyết định mua. Do đó công ty đã mất đi một lượng khách hàng mua với khối lượng lớn . Nhưng với xu hướng hiện nay thì hình thức này đang dần phổ biến, người dân đang có xu hướng tiện lợi khi đi mua sắm nên việc có một siêu thị tại nhà là một điều mà họ cảm thấy nhanh nhất và thoải mái lựa chọn các sản phẩm có nhu cầu. Tuy nhiên khách hàng nên có những sự phản hồi tích cực về sản phẩm, hình thức kinh doanh, và chất lượng dịch vụ của công ty, để ban giám đốc công ty có những sự điều chỉnh trong hình thức hoạt động của mình. Nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và phục vụ khách hàng được tốt hơn.

Trên đây là một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho hoạt động bán hàng của công ty được tốt và hiệu quả hơn. Đây chỉ là những kiến nghị mang tính chất nhận xét chủ quan. Mong có được sự giúp đỡ của thầy cô và ban giám đốc để bài viết được hoàn thiện hơn

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có thể nói TMĐT ngày càng phát triển và đang là một trong những lĩnh vực kinh doanh thu hút được các nhà đầu tư tham gia. Là công ty đi đầu trong lĩnh vực này Thời đại mới cần có những biện pháp để nâng cao hoạt động bán hàng cho công ty. Để có thể tồn tại trong môi trường khốc liệt, sâu sắc hiện nay. Từ một phòng kinh doanh trở thành một công ty hàng đầu tại Việt Nam công ty không thể tránh khỏi những khó khăn và vướng mắc trong cơ chế quản lý của phòng kinh doanh. Công ty cần cố gắng hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động bán hàng của mình. Chú trọng hơn nữa đến chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ trong quá trình bán hàng, giúp nâng cao doanh số bán hàng cho công ty.

Qua chuyên đề này em mong muốn được mang những kiến thức hiểu biết về thương mại và thương mại điện tử học được tại trường vào áp dụng thực tiễn để đẩy nhanh hoạt động bán hàng của công ty. Được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn và ban giám đốc cùng nhân viên kinh doanh trong công ty tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập một cách tốt nhất. Nhưng do khả năng có hạn nên bài viết của em còn nhiều hạn chế. Rất mong thầy cùng ban giám đốc góp ý cho em hoàn thành bài viết này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế & quản lý ngành thương mại và dịch vụ. GS.TS Đặng Đình Đào - Nhà xuất bản Thống kê năm 2004.

2. Giáo trình Kinh Tế Thương mại- GS.TS . Đặng Đình Đào.GS.TS. Hoàng Đức Thân

3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại- PGS.TS Hoàng Minh Đường& PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc

4. Số liệu phòng kế toán công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ thời đại mới.

5. Thời báo kinh tế

6. Thông tin từ Ban giám đốc công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ thời đại mới.

7. Các trang web:

www.doanhnghiep24h.com.vn www.thitruong.vnn.vn

www.doanhnhan.com www.megabuy.vn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI...3

1.1 Hoạt động bán hàng của doanh nghiệp thương mại...3

1.1.1. Khái niệm hoạt động bán hàng...3

1.1.2. Vai trò của hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp thương mại...5

1.2. Các hình thức bán hàng...6

1.2. Nội dung về bán hàng của doanh nghiệp thương mại...10

1.2.1. Nghiên cứu thị trường sản phẩm...10

1.2.2. Xác định kênh bán hàng, hình thức bán hàng...11

1.2.3. Phân phối hàng hóa vào các kênh bán, xác định các chính sách và biện pháp bán hàng...12

1.2.4. Tiến hành quảng cáo và xúc tiến bán hàng...14

1.2.5. Thực hiện tốt các nghiệp vụ kỹ thuật bán hàng ở quầy hàng và cửa hàng...15

1.2.6. Yêu cầu đối với nhân viên bán hàng...16

1.3. Các chỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng...17

1.3.1. Các chỉ tiêu hoạt động bán hàng...17

1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng doanh nghiệp...17

1.3.2.1. Hạ tầng công nghệ của nền kinh tế quốc dân...17

1.3.2.2. Sự tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập của người tiêu dùng...18

1.3.2.3. Áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp...18

1.3.2.5. Các chính sách và quy dịnh của nhà nước...20

1.3.2.6. Vấn đề hội nhập nền kinh tế...20

1.3.2.7. Nguồn cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp...20

1.3.3. Các nhân tố thuộc doanh nghiệp...21

1.3.3.1. Sản phẩm của doanh nghiệp...21

1.3.3.2. Bộ máy quản trị của doanh nghiệp...22

1.3.2.3. Nguồn lực của công ty...22

1.3.2.4. Các dịch vụ sau bán hàng...23

1.4. Đặc điểm bán hàng theo hình thức TMĐT...24

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THỜI ĐẠI MỚI... 27

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ thời đại mới...27

2.1.1. Lịch sử hình thành của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ thời đại mới...27

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty...29

2.1.3 Tình hình kinh doanh của công ty...36

2.2. Thực trạng hoạt động bán hàng của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ thời đại mới...38

2.2.1. Tình hình nghiên cứu thị trường của công ty...38

2.2.2. Hoạt động tạo nguồn hàng của công ty...38

2.2.3. Tổ chức mạng lưới kênh phân phối bán hàng cho sản phẩm của công ty...40

2.2.4. Hoạt động Marketing, quảng cáo, xúc tiến thương mại...41

2.2.5. Các hoạt động dịch vụ của công ty...42

2.2.7. Các hình thức thanh toán...45

2.3. Các kết quả đạt được...46

2.3.1. Cơ cấu mặt hàng của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ thời đại mới...46

2.3.2. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ thời đại mới...47

2.3.3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bán hàng...51

2.3.4. Các giải pháp công ty đã thực hiện để đấy mạnh hoạt động bán hàng...54

2.4. Đánh giá tình hình bán hàng của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ thời đại mới...55

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THỜI ĐẠI MỚI...59

3.1. Định hướng mục tiêu trong thời gian tới...59

3.1.1 Mục tiêu của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ thời đại mới...59

3.1.2. Phương hướng hoạt động của công ty...62

3.2. Giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty...62

3.2.1. Nghiên cứu thị trường của công ty...62

3.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động bán hàng...63

3.2.3. Tăng cường công tác phân công lực lượng bán hàng...64

3.2.4. Tổ chức dịch vụ chăm sóc khách hàng...65

3.2.5. Nâng cao kiến thức hiểu biết sản phẩm của nhân viên kinh doanh...66

3.3 Các điều kiện thực hiện các giải pháp trên...69

KẾT LUẬN... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...74

Một phần của tài liệu Hoạt động bán hàng của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ thời đại mới (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w