Doanh số bán ra

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội doc (Trang 30 - 36)

+ Bán cho tổ chức K.tế 132,433 203,022 164,48 355,621 150,05

+ Bán cho VCB TW 7,078 34,836 492,17 43,349 124,44

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm

Mặc dù khối lượng và doanh số ngoại tệ tăng cao nhưng công tác kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh luôn được thực hiện đúng chế độ quản lý của Ngân hàng nhà nước.

1.2.4. Công tác thanh toán xuất nhập khẩu:

Năm 2004 hoạt động XNK của thành phố gặp nhiều khó khăn, môi truờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, các quy định rào cản về XK ngày càng chặt chẽ, giá

một số vật tư đầu vào tăng làm hạn chế sức cạnh tranh của một số hàng hoá trên thị trường quốc tế...Tuy nhiên với nhiều quy chế chính sách thuận lợi của chính phủ…Tổng kim nghạch XK trên địa bàn thành phhó đạt 1.500 triệu USD, tăng 11,5% so với năm 2003. Kim nghạch NK đạt gần 5.000 triệu USD tăng 11% so với năm 2003. Tại VCBHN, doanh số thanh toán XNK trong năm 2004 cũng tăng mạnh. Kim nghạch thanh toán XNK qua chi nhánh đạt 399 triệu USD tăng 49% so với năm 2003, kim nghạch thanh toán NK đạt 290 triệu USD tăng 32% so vơí năm 2003. Trong đó:

Mở L/C : 265 triệu USD tăng 37% so với năm 2003

Thanh toán L/C : 212 triệu USD tăng 15% so với năm 2003

Nhờ thu và chuyển tiền : 78 triệu USD tăng 129% so với 2003

- Kim nghạch thanh toán XK: đạt 1100 triệu USD, tăng 120% so với năm 2003. Trong đó:

Thông báo L/C : 33 triệu USD, tăng 83% so với 2003

Thanh toán L/C : 28 triệu USD, tăng 48% so với 2003

Nhờ thu và chuyển tiền: 82 triệu USD, tăng 273% so với 2003.

- Bảo lãnh:

Phát hành bảo lãnh : 155 tỷ đồng.

Giải toả bảo lãnh : 129 tỷ đồng

Dư nợ bảo lãnh : 125 tỷ đồng

Bảng 4:Doanh số thanh toán XNK qua các năm

Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu Doanh số 2004 2003 2002 Nhập khẩu 290.000 412.151 292.195 Xuất khẩu 110.000 67.668 68.860

Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHNT Hà Nội qua các năm

Năm 2004 không có phát sinh rủi ro tronh thanh toán XNK và bảo lãnh. Có được kết quả như trên là do uy tín, chất lượng thanh toán quốc tế luôn là vấn đề dược đặt lên hàng đầu trong công tác thanh toán XNK tại Chi nhánh. Do làm tốt công tác phục vụ khách hàng, công tác phát triển màng lưới và sự phối hợp , hỗ trợ có hiệu quả của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan của Chi nhánh như tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kế toán tài chính..

1.2.5. Công tác kế toán, thanh toán của Ngân hàng

Với việc áp dụng công nghệ của NH hiện đại, công tác thanh toán của NH đã đảm bảo chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn thanh toán của các khách hàng thời gian nhanh nhất chất lượng ttót nhất. Tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu chuyển của đồng vốn NH.

Kết quả là cùng sự nỗ lực phục vụ của các kế toán viên, số lượng khách hàng đén giao dịch ngày càng đông, số lượng khách hàng mở mới tài khoản trong năm 2004 tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, khách hàng khen ngợi về chất lượng phục vụ về thanh toán, kế toán NH.

Công tác thanh toán điện tử liên NH và thanh toán IBT ONLINE đạt kết quả cao. Doanh số chuyển tiền qua IBPS đạt 13.175 tỷ đồng, tăng 63% so với 2003. Doanh số chuyển tiền VND qua IBT ONLINE đạt 16.041 tỷ đồng tăng 58% so với 2003. Doanh số chuyển tiền USD qua IBT ONLINE đạt 721 triệu USD tăng 102% so với 2003. Các hình thức thanh toán điện tử đã thay thế dần thanh toán bù trừ bằng giấy tờ trực tiếp, làm giảm doanh số thanh toán bù trừ 22% so với 2003.

Giao dich chuyển tiền qua TK tiền gửi NHNN năm 2004 đạt 4.509 tỷ đồng giảm 5% so với 2003.

1.2.6. Kinh doanh dịch vụ:

Chủ trương đưa sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đến đối tượng khách hàng là các tầng lớp dân cư của thủ đô và các địa bàn lân cận luôn được Chi nhánh quan tâm thực hiện. Uy tín, thương hiệu Ngân hàng Ngoại thương và phong cách giao dịch văn minh hiện đại đã thu hút ngày càng đông đảo khách hàng đến giao dịch.

Hoạt động dịch vụ của chi nhánh ngày càng tăng trưởng cả về chất và lượng. Cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thanh toán thẻ: Sản phẩm Ngân hàng hiện đại này đã tiếp cận hầu hết đội ngũ khách hàng truyền thống của Chi nhánh đồng thời còn được quảng bá rộng rãi và thu hút thêm nhiều khách hàng đến sử dụng dịch vụ này của Ngân hàng. Doanh số thanh toán và số lượng phát hành thẻ tăng mạnh:

Doanh số thanh toán thẻ tín dụng ước đạt 1.843.796 USD, tăng 412% so với 2003.

Thẻ tín dụng: số lượng phát hành mới 510 thẻ

Thẻ ATM số lượng phát hành: 7.770 thẻ, tăng 42% so với 2003.

- Chi trả kiều hối: Với sự cố gắng nỗ lực đảm bảo giải quyết nhanh chóng và chính xác cho khách hàng, doanh số thanh toán kiều hối 2004 của Chi nhánh đạt sấp xỉ 14,2 triệu USD, tăng 14% so với năm 2003. Số lượng tài khoản cá nhân trong năm là 7.139 tài khoản, tăng 2% so với năm 2003

1.2.7.Công tác ngân quỹ:

Doanh số thu chi VND và ngoại tệ của chi nhánh NHNT HN, của các chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch trực thuộc năm 2004 tăng 33% so với năm 2003. Với ý thức và trách nhiệm cao trong công việc, công tác ngân quỹ của NHNT HN luôn đảm bảo an toàn, kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền theo đúng qui định của NHNN. Riêng doanh số thu chi của phòng ngân quỹ NHNT HN đã góp phần đáng kể( chiếm 78%) vào tổng doanh số thu chi của toàn chi nhánh.

Với khối lượng tiền đồng VN, ngoại tệ và séc du lịch năm 2004 đều tăng mạnh, mọi giao dịch Online đều thực hiện tại phòng ngân quỹ của chi nhánh. Thêm vào đó, phòng hiện tại không có cán bộ chuyên làm công tác kiểm ngân, không có cán bộ hợp đòng thời vụ, toàn bộ thủ quỹ cũng như trưởng, phó phòng đều kiêm nhiệm công việc kiểm ngân… song, Phó ,luôn đảm bảo an toàn, không có sai sót nào xảy ra.

- Trả lại tiền thừa: VND 487.365.000

Bảng 5: Hoạt động ngân quỹ năm 2002-2004.

Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 % so với 2002 Năm 2004 % so với 2003 * Đồng Việt Nam - Tổng thu 4.271.212 8.457.000 198 14.997.017 134 - Tổng chi 4.271.212 8.457.000 198 14.805.820 134 * USD - Tổng thu 207.299 284.000 137 463.929 128 - Tổng chi 206.617 281.000 136 465.141 130 * EUR - Tổng thu 23.753 37.055 156 - Tổng chi 22.266 37.184 167

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNT Hà Nội qua các năm

2.Quá trình hình thành và phát triển thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam:

Thế kỉ 21 đã mở ra cùng bao thành tựu trong phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật công nghệ trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Những thành tựu này đã tác động mạnh mẽ đến công nghiệp ngân hàng. Chính vì vậy các tổ chức tín dụng luôn phải liên tục phát triển cho kịp với xu hướng thời đại. Các tổ chức tín dụng phải luôn hợp tác, không thể tồn tại riêng lẻ mà phải luôn sát cánh bên nhau cùng phát triển. Khi thương mại không còn chỉ dừng trong biên giới một quốc gia thì các phương tiện thanh toán quốc tế là rất cần thiết. Các ngân hàng phải luôn đưa ra các phương tiện thanh toán hiện đại, phù hợp với mọi nhu cầu khách hàng. Thẻ ngân hàng chính là ví dụ điển hình.

Ngày nay chúng ta biết tới thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán hữu ích và hiện đại, nó xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các nước công nghiệp phát triển. Số lượng thẻ lưu hành hiện nay lên tới 2 tỷ thẻ với doanh số thanh toán hàng năm lên tới 3.000 tỷ USD. Trong điều kiện hiện nay khi công nghệ thông tin phát triển ở trình độ cao thì thanh toán thẻ thành phương thức thanh toán phổ biến thay thế cho các phương tiện truyền thông khác…

Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được lưu hành trên thế giới và rất phổ biến ở những nước phát triển ngay từ những năm 70. Thị trường thẻ Việt Nam chỉ biết đến thẻ tín dụng khi năm 90, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiến hành nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế với vai trò ngân hàng đại lý thanh toán cho các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài.

Giai đoạn đầu, Vietcombank với các ưu thế về uy tín quốc tế và kinh nghiệm hoạt động trong thanh toán thương mại xuất nhập khẩu là ngân hàng Việt Nam duy nhất cung cấp dịch vụ về thẻ. Những lợi ích thiết thực và lợi nhuận kinh doanh từ hoạt động kinh doanh thẻ đã thu hút các ngân hàng khác tham gia. Do vậy việc chia sẻ thị trường là không thể tránh khỏi. Các ngân hàng đều chọn hướng đi giống nhau đó là: thí điểm làm đại lý thanh toán cho các ngân hàng nước ngoài, sau đó mới trực tiếp phát hành thẻ. Hình thức này đã đem lại một mức hoa hồng chắc chắn, kinh doanh và sự thận trọng kinh doanh cần thiết.

Năm 1993, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành thẻ ngân hàng đầu tiên, đưa công nghệ thẻ thông minh, là một trong những công nghệ hiện đại nhất thế giới, vào thị truờng Việt Nam.

Tháng 4 năm 1995, cùng với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, 3 ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam: ngân hàng á Châu, First Vinabank, ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế Mastercard.

Đến tháng 8 năm 1996, ngân hàng Ngoại thương VN chính thức đứng trong tổ chức thẻ tín dụng quốc tế VISA. Tiếp theo sau đó là ngân hàng á Châu, ngân hàng Công thương VN và ngân hàng Sài Gòn công thương lần lượt trở thành thành

viên chính thức của tổ chức thẻ tín dụng quốc tế VISA. Vào cuối năm1997, loại thẻ tín dụng quốc tế thứ 2 – thẻ Visa đã được phát hành tại Việt Nam.

Thị trường thẻ càng trở nên sôi động khi càng nhiều ngân hàng tham gia, ngoài các ngân hàng thương mại Việt Nam, còn có khoảng 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như UOB, Hongkongbank...Đây đều là những ngân hàng có kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán và phát hành các loại thẻ ngân hàng, bởi vậy tạo ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam trong việc cạnh tranh.

Vào tháng 8 năm 1996, Hội các ngân hàng thanh toán thẻ ở Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động với 4 thành viên là Vietcombank, ACB, EXIMBANKvà FIRST VINABANK nhằm tạo thống nhất trong hoạt động kinh doanh thẻ trên lãnh thổ Việt Nam, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh.

3.Đặc điểm thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam :

Thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam là thị trường phụ thuộc chặt chẽ vào lượng thương nhân và khách du lịch vào Việt Nam . Từ năm 91 đến năm 96, tốc độ phát triển thanh toán thẻ trung bình khoảng 200% / năm. Nhưng từ năm 97 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong khu vực đã làm giảm số lượng khách nước ngoài vào Việt Nam ( chín tháng cuối năm 1997 giảm 11% so với cùng kỳ 1996, chín tháng đầu năm 1998 vẫn tiếp tục giảm ) kéo theo doanh thu thẻ bị giảm.

Môi trường pháp lý chưa được hoàn thiện vì chưa có một văn bản pháp qui chính thức nào ngoài qui định số 74/UD - nhà nước ngày 10/4/1993 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về thể lệ tạm thời phát hành sử dụng thẻ thanh toán.

Bên cạnh những khó khăn thị trường thẻ tín dụng Việt Nam còn có nhiều triển vọng mới : Mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ ngày càng được mở rộng. Ngoài các loại hình cơ sở truyền thống như khách sạn, nhà hàng, siêu thị, các cửa hàng bán lẻ cũng tham gia mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ. Đến tháng 9/98 tổng số các đơn vị thanh toán thẻ trên toàn quốc đạt khoảng 3500 đơn vị, tăng 75%. Việc đầu tư công nghệ, thực hiện tự động hoá qui trình chấp nhận và thanh toán thẻ được quan tâm. Hiện nay khoảng 70% giao dịch thẻ được xử lý tự động thông qua các thiết bị EDC, CAT .

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội doc (Trang 30 - 36)