ỨNG DỤNG TRONG HỆ THỐNG TIỀN ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU VÀ TRÌNH BÀY VỀ CHỮ KÝ SỐ TRÊN ĐƯỜNG CONG Elliptic, ỨNG DỤNG CỦA ĐƯỜNG CONG Elliptic TRONG HỆ THỐNG BỎ PHIẾU ĐIỆN TỬ VÀ HỆ THỐNG TIỀN ĐIỆN TỬ. pdf (Trang 57 - 61)

Một đồng tiền điện tử C có 2 thông tin quan trọng nhất : Số Seri và giá trị của

đồng tiền. Cũng như đồng tiền thông thường(bằng giấy). Hệ thống phải bảo đảm các yêu cầu sau: Ngần hàng phát hành đồng tiền C “khó” nhận biết đồng tiền này(ví

dụ : Số seri) của người mua hàng đã rút ra từ tài khoản của họ. Ngân hàng thu nạp

đồng tiền C cũng khó thể biết đồng tiền C đã được nhận từ người bán. Mặt khác

người bán hàng khó thể biết C được rút từ tài khoản nào. Để thực hiện yêu cầu trên, hiện nay người ta dùng “Chữ ký mù” để ký lên đồng tiền C.

Như vậy tiền điện tử C không lưu lại dấu vết của những ai đã “tiêu” (Spending) nó. Trên thực tế đồng tiền C không chỉ do một ngân hàng phát hành, nó có thể là đồng tiền chung của nhiều ngân hàng. Vì vậy nó phải mang dấu ấn của các ngân hàng liên quan. Trong trường hợp này Tổ chức liên ngân hàng sẽ thống nhất một “Đa chữ ký mù” để ký lên đồng tiền C.

Quá trình giao dịch sẽ chia thành bốn giai đoạn:

4.2.1. Tạo tiền ecash

1. Sau khi biết được số tiền cần phải thanh toán, phần mềm tại máy khách hàng sẽ sinh ra dãy số ngẫu nhiên, dãy số này được xem như là dãy số tiền tương trưng cho số tiền cần phải rút từ ngân hàng. Một thừa số mù sẽ được đưa vào

dãy số, thừa số mù này sẽ khiến cho ngân hàng không thể lưu giữ danh sách dãy số tiền và không biết được nó được tiêu xài ở đâu.

2. Dãy số đã được làm mù này sẽ được gửi đến ngân hàng mà khách hàng đã có tài khỏan trước đấy.

3. Ngân hàng sẽ kiểm tra thông tin được gửi đến. Sau đó ngân hàng sẽ ký lên

thông điệp(dãy số), vì dãy số đã được làm mù nên ngân hàng sẽ không biết nó là của ai, tại thời điểm đấy tài khoản của khách hàng sẽ bị trừ một khoảng

tương ứng.

4. Ngân hàng gửi dãy số sau khi được ký đến khách hàng.

5. Khách hàng sẽ giải mù những dãy số này, như vậy dãy số cộng với chữ ký của ngân hàng đến lúc này thực sự trở thành những đồng tiền số có giá trị và giá trị của chúng được bảo đảm bởi ngân hàng, và những đồng tiền số này sẽ

58

4.2.2 Tiêu tiền ecash

1. Khách hàng gửi một yêu cầu mua sắm tới Người bán hàng.

2. Người bán hàng gửi một yêu cầu ngược đến cyberwallet software(số tiền cần thanh toán, thông tin về sản phẩm yêu cầu).

3. Khách hàng xác nhận giao dịch và đồng ý giao dịch thì phần mềm sẽ thu nhập những đồng tiền cần thiết đủ số tiền yêu cầu .

4. Chuyển tiền đến người bán hàng

4.2.3 Đổi tiền

1. Trước khi chấp nhận thanh toán này, Người bán hàng phải kiểm tra tính hợp lệ của những đồng tiền số bằng cách gửi chúng đến ngân hàng.

2. Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của những đồng tiền số và đồng thời xem nó

có được tiêu lần thứ hai không bằng cách dựa vào dữ liệu lưu trữ của ngân hàng. Nếu những đồng tiền là hợp lệ, Ngân hàng sẽ phá huỷ những đồng tiền số này, đồng thời lưu dãy số này vào dữ liệu của những tiền đã sử dụng. Và chuyển một lượng tiền đến tài khoản của người bán.

4.2.4 Kết thúc giao dịch

Sau khi những đồng tiền đã được kiểm tra hợp lệ, người bán hàng gửi một biên nhận đến khách hàng và giao dịch tài chính được hoàn thành .

59

KẾT LUẬN

Hệ thống mã hóa khóa công cộng ra đời đã giải quyết các hạn chế của mã

hóa quy ước. Mã hóa khóa công cộng sử dụng một cặp khóa, một khóa (thông

thường là khóa riêng) dùng để mã hóa và một khóa (khóa riêng) dùng để giải mã. Mã hóa khóa công cộng giúp tránh bị tấn công khi trao đổi khóa do khóa để giải mã (khóa riêng) không cần phải truyền hoặc chia sẻ với người khác. Ngoài ra,mỗi

người chỉ cần sở hữu một cặp khóa công cộng – khóa riêng và người gởi thông tin chỉ cần giữ khóa công cộng của người nhận do đó số lượng khóa cần phải quản lý giảm khá nhiều. Mỗi người chỉ cần lưu trữ bảo mật một khóa riêng của chính mình.

Tuy nhiên, do nhu cầu mã hóa và giải mã bằng hai khóa khác nhau trong cùng một cặp khóa nên để bảo mật, kích thước khóa công khai – khóa riêng lớn hơn

rất nhiều so với khóa công khai. Do đó tốc độ mã hóa khóa công cộng chậm hơn tốc

độ mã hóa khóa quy ước. Tốc độ mã hóa bằng phần mềm của thuật toán DES nhanh

hơn khoảng 100 lần so với mã hóa RSA với cùng mức độ bảo mật.

Mã hóa khóa công khai dựa trên hai vấn đề lớn của toán học là bài toán logarit rời rạc và bài toán phân tích thừa số của số nguyên. Phương pháp RSA dựa trên bài toán phân tích thừa số của số nguyên tố và đã được đưa ra từ cuối thập niên

70. Phương pháp ECC dựa trên bài toán logarit rời rạc trên trường số của đường elliptic curve (ECDLP) chỉ mới được đưa ra từ năm 1985.

Một ưu điểm của ECC là khả năng bảo mật cao với kích thước khóa nhỏ dựa vào mức độ khó giải quyết của vấn đề ECDLP. Đây chính là một tính chất rất hữu

ích đối với xu hướng ngày nay là tìm ra phương pháp tăng độ bảo mật của mã hóa khóa công cộng với kích thước khóa được rút gọn. Kích thước khóa nhỏ hơn giúp thu gọn được kích thước của chứng nhận giao dịch trên mạng và giảm kích thước tham số của hệ thống mã hóa. Kích thước khóa nhỏ giúp các hệ thống bảo mật dựa trên ECC giảm thời gian tạo khóa.Thời gian tạo khóa thường rất lớn ở hệ thống RSA.

Do có kích thước khóa nhỏ và khả năng phát sinh khóa rất nhanh nên ECC rất được quan tâm để áp dụng cho các ứng dụng trên môi trường giới hạn về thông

lượng truyền dữ liệu, giới hạn về khả năng tính toán, khả năng lưu trữ. ECC thích hợp với các thiết bị di động kỹ thuật số như handheld, PDA, điện thoại di động và thẻ thông minh (smart card).

60

Các hệ thống ECC đã và đang được một số công ty lớn về viễn thông và bảo mật trên thế giới quan tâm phát triển. Nổi bật trong số đó là Certicom (Canada) kết hợp với Đại học Waterloo đã nghiên cứu và xem ECC như là chiến lược phát triển bảo mật chính của công ty. Certicom cung cấp dịch vụ bảo mật dựa trên ECC. Ngoài ra, một số công ty khác như Siemens (Đức), Matsushita (Nhật), Thompson (Pháp) cũng nghiên cứu phát triển ECC. Mới đây, RSA Security Laboratory – phòng thí nghiệm chính của RSA – đã bắt đầu nghiên cứu và đưa ECC

vào sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, ECC vẫn có một số hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất hiện nay là việc chọn sử dụng các tham số đường cong và điểm quy ước chung như thế nào

để thật sự đạt được độ bảo mật cần thiết. Hầu hết các đường cong được đưa ra đều thất bại khi áp dụng vào thực tiễn. Do đó hiện nay số lượng đường cong thật sự được sử dụng không được phong phú. NIST đề xuất một số đường cong elliptic curve đã được kiểm định là an toàn để đưa vào sử dụng thực tế trong tài liệu FIPS 186-2. Ngoài ra, đối với các tham số mang giá trị nhỏ, mức độ bảo mật của ECC không bằng RSA (khi e = 3). Đối với một số trường hợp RSA vẫn là lựa chọn tốt do

RSA đã chứng minh được tính ổn định trong một khoảng thời gian khá dài.

ECC vẫn còn non trẻ và cần được kiểm định trong tương lai tuy nhiên ECC

cung cấp khả năng ứng dụng rất lớn trong lĩnh vực mã hóa khóa công cộng trên các thiết bị di động và smart card. Tương lai ECC sẽ được nghiên cứu đưa vào thực tiễn phổ biến hơn.

Kết quả chính của khóa luận là :

1. Tìm hiểu , nghiên cứu tài liệu để hệ thống lại các vấn đề sau :

 Khái niệm đường cong Elliptic

 Chữ ký số trên đường cong Elliptic

2. Nghiên cứu tài liệu và thực tế để hiểu biết ứng dụng của chữ ký số trên ECC vào bỏ phiếu điện tử và dùng tiền điện tử.

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS Trịnh Nhật Tiến, 2008. Giáo trình An toàn dữ liệu. Trường Đại học công nghệ – ĐHQGHN.

[2] ThS. Trương Thị Thu Hiền, 2006. Hệ mật đường cong elliptic và ứng dụng trong bỏ phiếu điện tử. Trường Đại học công nghệ – ĐHQGHN.

[3] TS. Dương Anh Đức, 2005. Mã hóa và ứng dụng. Trường Đại học khoa học tự

nhiên– Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

[4] PGS.TS Trịnh Nhật Tiến, ThS Trương Thị Thu Hiền, 2005. Chữ ký mù bội trên

đường cong elliptic và ứng dụng. Trường Đại học công nghệ – ĐHQGHN.

[5] Constantin Popescu, 1999, Blind Signature and Blind Multisignature Schemes using Elliptic Curves

[6] Peter Landrock, 2005, Practical Electronic Voting Schemes, ECC conference, Copenhagen

[7] Thomas Coffee, 2004, Elliptic Curves and Modern Cryptosystems. [8] Joe Hurd, course notes 2005, Elliptic Curve Cryptography – A case study in formalization using a higher order logic theorem prover, Oxford University.

[9] http://www.tapchibcvt.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=16382 [10] http://en.wikipedia.org/wiki/Elliptic

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU VÀ TRÌNH BÀY VỀ CHỮ KÝ SỐ TRÊN ĐƯỜNG CONG Elliptic, ỨNG DỤNG CỦA ĐƯỜNG CONG Elliptic TRONG HỆ THỐNG BỎ PHIẾU ĐIỆN TỬ VÀ HỆ THỐNG TIỀN ĐIỆN TỬ. pdf (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)