Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Một phần của tài liệu vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp (Trang 70 - 76)

I. Tổng nợ ngắn hạ n2 162 05 52 080 421 81634 3.7 82 515 579 435 158 21 1 Khoản đến hạn phải trả314 752350 193 354411.13429 27479 0

3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

3.1. Tăng nhanh vòng quay của vốn lu động.

Doanh nghiệp phải tiến hành đẩy mạnh bán ra, thu hút nhiều khách hàng trên cơ sở chất lợng hàng hóa tốt và số lợng bảo đảm. Mở rộng lu chuyển hàng hóa trên cơ sở tăng năng suất lao động, tăng cờng mạng lới bán hàng để phục vụ thuận tiện cho khách hàng. Công ty chú trọng mở rộng và phát triển mạng lới đại lý cho các doanh nghiệp sản xuất trên khắp địa bàn cả nớc, thành thị – nông thôn – miền núi, vùng sâu, vùng xa. Giải pháp này khắc phục đợc tình trạng mua đi bán lại qua nhiều khâu dẫn tới tăng giá cả vừa tiết kiệm đợc VLĐ ứng trớc, tăng nhanh vòng quay của vốn. Mặt khác, tận dụng đợc tốt hơn những cơ sở vật chất: cửa hàng, kho tàng, phơng tiện vận chuyển, tiết kiệm lao động xã hội, tăng hiệu quả kinh doanh.

3.2 Tiết kiệm chi phí sử dụng hợp lý, giảm chi phí kinh doanh để tăng tích luỹ vốn.

- Giảm chi phí mua hàng: chi phí mua hàng đợc tính bằng tích số của khối l- ợng mua và đơn giá mua một đơn vị. Mục đích mua vào là để bán ra nên chỉ có thể giảm đơn giá mua tính trên một đơn vị sản phẩm thông qua nghiên cứu tình hình

cung ứng trên thị trờng để lựa chọn nguồn hàng ổn định, chất lợng tốt và giá cả hợp lý.

- Giảm chi phí vận tải: chi phí vận tải (chi phí lu thông) là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh có thể làm tăng chi phí đầu vào (vận chuyển hàng hóa từ nguồn hàng) và tăng chi phí đầu ra (vận chuyển đến ngời tiêu dùng) vì vậy cần: tính toán sự vận động hàng hóa hợp lý từ nguồn hàng đến nơi tiêu dùng; lựa chọn tuyến đờng, phơng thức vận chuyển phù hợp, tổ chức tốt công tác bốc dỡ hai đầu; sử dụng phơng thức vận chuyển tiên tiến.

- Giảm chi phí bảo quản, hao hụt hàng hóa trong kinh doanh thông qua việc áp dụng phơng tiện, thiết bị bảo quản tiên tiến, kiểm tra số lợng và chất lợng hàng nhập xuất để hạn chế hao hụt, mất mát, không ngừng hoàn thiện các định mức hao hụt, nâng cao trình độ nghiệp vụ kỹ thuật bảo quản của cán bộ trong kho; thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất trong bảo quản sử dụng hàng hóa, tài sản của doanh nghiệp.

- Giảm chi phí quản lý thông qua tinh giản bộ máy quản lý, sử dụng phơng tiẹn kỹ thuật trong quản lý để nâng cao năng suất và chất lợng công tác; giảm bớt các thủ tục quản lý hành chính rờm rà không thiết thực nâng cao chất lợng hoạt động kinh doanh.

- Giảm chi phí bán hàng thông qua lựa chọn kênh phân phối phù hợp; sử dụng phơng thức bán hàng văn minh hiện đại nâng cao doanh số bán; lựa chọn các hình thức quảng cáo, khuyến mại lôi kéo khách hàng; đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng.

- Bảo hiểm “đúng” cho hàng hóa, tài sản kinh doanh: lựa chọn điều kiện bảo hiểm phù hợp với từng loại hàng hóa, tài sản; lựa chọn phơng thức bảo hiểm và xác định giá trị bảo hiểm để nếu xảy ra tổn thất thì đợc bồi thờng, đồng thời tiết kiệm chi phí bảo hiểm.

3.3. Tăng cờng công tác quản lý tài chính

- Hạch toán theo dõi đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình thu, chi của doanh nghiệp.

- Quản lý chặt chẽ vốn, chống tham ô, lãng phí và giảm những thiệt hại do phạt hợp đồng, vay, trả của doanh nghiệp.

3.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu t.

Kết hợp chặt chẽ loại hình đầu t trực tiếp với đầu t gián tiếp, khai thác thế mạnh của mỗi hình thức để bổ sung cho nhau, thông qua đầu t gián tiếp mở rộng đầu t trực tiếp.

-Đảm bảo nguồn vốn trong nớc đủ để hấp thu vốn đầu t nớc ngoài. Bởi lẽ, kinh nghiệm cho thấy, muốn hấp thu vốn đầu t nớc ngoài có hiệu quả đòi hỏi phải có một lợng vốn đầu t trong nớc thích hợp. Tỷ lệ này ở Trung Quốc là 5/1, ở một số nớc là 3/1. ở nớc ta, theo một số chuyên gia tỷ lệ này có thể là 2/1.

-Cải tiến hơn nữa môi trờng đầu t tại Việt Nam nhằm làm cho tính hấp dẫn của nó không thua kém các quốc gia khác trong khu vực.

-Cải thiện thủ tục hành chính quản lý đồng bộ và thống nhất các nguồn vốn đầu t nớc ngoài, khắc phục tình trạng thủ tục phiền hà, chồng chéo.

-Phát triển thị trờng vốn, đa dạng hóa các hình thức vay vốn thông qua bán trái phiếu chính phủ và cổ phần của các công ty ra nớc ngoài. Bởi lẽ, sự yếu kém hoặc thiếu vắng của thị trờng này là trở ngại cho các nhà đầu t nớc ngoài, họ sẽ thiếu những thông tin cần thiết để quyết định mua bán và chuyển dịch vốn, thiếu kênh nối liền với thị trờng quốc tế.

3.4. Nâng cao hoạt động quản lý tài chính.

Các chủ trơng chính sách của nhà nớc có phù hợp giúp cho hoạt động kinh doanh và việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Nhà nớc phải có chính sách thuế khóa phù hợp; áp dụng mức thuế suất cơ động, hợp lý đối với từng loại hình doanh nghiệp. Đặc biệt khi áp dụng luật thuế giá trị gia tăng vào các doanh nghiệp, cần phải có những hình thức và bớc đi thích hợp, làm cho các doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích của việc thực hiện thuế mới. Tránh tình trạng liên tục thay đổi biểu thuế, tính thêm thuế suất thờng xuyên ảnh hởng đến kế hoạch cũng nh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, tạo lập một chính sách tiền tệ tích cực, năng động và có hiệu quả luôn hớng đến mở rộng mọi nguồn vốn đầu t cho đất nớc, kiểm soát đợc mọi nguồn vốn đầu t từ trong nớc và

ngoài nớc. Tiếp đó, cần thực hiện “chứng khoán tiền tệ” (tạo lập các công cụ tài chính, giấy tờ có giá sinh lợi), thúc đẩy gia tăng chu chuyển vốn của nền kinh tế (trong đó có vốn trung và dài hạn), vừa kiểm soát đợc tiền tệ, không gây hiệu ứng lạm phát.

Về chính sách tiền tệ, cần khuyến khích tiết kiệm, tránh tiêu dùng lãng phí, tập trung vốn nhàn rỗi đầu t cho hoạt động kinh doanh, tạo lập tích luỹ trong công ty thông qua thực hiện cơ chế thực “dơng” linh hoạt, có lợi cho công ty.

Kết luận

Nhu cầu về vốn luôn gắn liền với vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động. Huy động đủ vốn là tiền đề có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này; ngợc lại, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn lại có tác động trở lại làm tăng khả năng tạo thêm vốn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thơng mại. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp thơng mại Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tình hình huy động và sử dụng vốn của các doanh nghiệp thơng mại đang gặp rất nhiều khó khăn. Vốn lu động đã thiếu lại sử dụng kém hiệu quả, vốn cố định vừa thiếu khi cần phải xây dựng những cửa hàng, bến bãi, phơng tiện chuyên chở mới, phù hợp với nền kinh tế hiện đại lại còn lãng phí ở những thị trờng danh dở, quá lớn về quy mô mà vẫn phải tính khấu hao tài sản, tính thuế nộp ngân sách; đầu t tài chính- một loại vốn mới trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp cha phát huy đợc tác dụng, thậm chí còn rơi vào tình trạng thua lỗ, nợ nần chồng chất, ảnh hởng tới tốc độ tăng trởng của nền kinh tế. Vì vậy, cần phải có biện pháp nhằm huy động và nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp thơng mại một cách đồng bộ và hợp lý cả tầm vĩ mô và vi mô.

Qua bản báo cáo, có thể thấy đợc các mặt đạt đợc cũng nh các mặt còn hạn chế, đòi hỏi công ty phải cố gắng nhiều hơn nữa. Đặc biệt trong cơ chế thị trờng hiện nay công ty phải cố những kế hoạch phát triển rõ ràng về công tác mở rộng thị trờng, tìm kiếm thêm nhà cung cấp, quản lý chi phí ... nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận, ổn định việc làm và tăng thu nhập cho ngời lao động...

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hỡng dẫn – giảng viên Nghiêm Sĩ Thơng và toàn thể CBCNV trong công ty.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Kinh tế thơng mại (PGS.PTS Nguyễn Duy Bột-PGS.PTS Đặng Đình Đào) nhà xuất bản giáo dục 1997.

2. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thơng mại. PGS.PTS Hoàng Minh Đờng- PTS Nguyễn Thừa Lộc. Nhà xuất bản giáo dục-1998.

3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thơng mại (Dùng cho cao học). TS Nguyễn Xuân Quang- TS Nguyễn Thừa Lộc. Nhà xuất bản thống kê-1999.

4. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ (PTS Nguyễn Ngọc Hùng- Trờng ĐH Kinh tế Thành Phố HCM). Nhà xuất bản Thống Kê 1998.

* Các tạp chí - Phát triển KT số 84 năm 1997, số 97 năm 1998.

- Ngân hàng só 12 năm 1996, số 7 năm 1997. - Kinh tế và dự báo số 9 năm 1997.

Mục lục

Đơn vị:1000VNĐ

Chỉ tiêu Thực hiện

Một phần của tài liệu vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w