Muốn tăng đầu tư tư nhân cho phát triển ngành nước thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành nước là cần thiết và cũng đóng vai trò rất quan trọng, muốn vậy một số giải pháp cụ thể được đưa ra như sau:
Chống thất thoát, thất thu nước.
Vấn đề chống thất thoát, thất thu phải được quan tâm đặc biệt. Nếu chúng ta giải quyết tốt vấn đề này, chúng ta sẽ hạn chế việc đầu tư mới, nâng cấp cải tạo nhà máy nước với chi phí đầu tư cao.
Nguyên nhân cơ bản gây ra thất thoát, thất thu nước là do rò rỉ trên đường ống và quá trình xử lý nước; công tác thiết kế thi công hệ thống đường ống chưa hợp lý; chất lượng của đường ống kém, vật liệu ống có nhiều chủng loại như gang, thép, bê tông, PVC cho nên tại các điểm đầu nối thường không tốt gây vì vỡ. Đặc biệt trong quá trình thi công xây dựng tình trạng ăn mòn của đất ít được chú ý đến cho nên các ống rất chóng xuống cấp. Một nguyên nhân nữa làm cho tỷ lệ thất thoát, thất thu nước còn ở mức cao như hiện nay là ý thức sử dụng nước tiết kiệm của người dân còn kém. Nhiều nơi máy nước công cộng để mở chảy tự do dù không có ai sử dụng.
Giải pháp kỹ thuật: quan trọng nhất là chống rò rỉ trên mạng phân phối. Phương pháp tốt nhất là thay thế toàn bộ tuy nhiên với điều kiện nguồn vốn hạn hẹp thì nên thay thế dần dần. Cần tập trung thay thế theo khu vực, ưu tiên những khu vực đã xây dựng từ cũ đến mới. Song cần triển khai công việc phát hiện và sửa chữa rò rỉ trên mạng để sửa chữa kịp thời. Sử dụng đường ống và phụ kiện có chất lượng cao, thay thế ống gang xám không có xâm thực bên trong bằng ống gang dẻo, thay thế ống tráng kẽm bằng ống PE để hạn chế rò rỉ. Cũng cần phân chia giữa mạng cũ và mạng mới để điều chỉnh áp lực phù hợp. Việc phân chia nhỏ khu vực để quản lý là một biện pháp tốt đã được chứng minh ở công ty Cấp nước Hà Nội.
Việc kiểm tra, thay thế các đồng hồ đo nước không đạt tiêu chuẩn, lắp đặt đồng hồ mới vừa là biện pháp quản lý vừa là biện pháp kỹ thuật quan trọng xét về khía cạnh kiểm soát thất thoát.
Giải pháp về quản lý : Nguyên nhân thất thoát do quản lý thường gấp đôi so với kỹ thuật. Một số biện pháp cụ thể như sau:
- Xây dựng cơ chế khoán định mức thất thoát nước cho từng đơn vị, tổ, đội... có chính sách thưởng, phạt nghiêm minh đối với cá nhân, đơn vị có thành tích tiết kiệm hoặc gây lãng phí nước.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân có ý thức sử dụng nước tiết kiệm, từ đó mà nâng cao ý thức tự giác dùng nước tiết kiệm, phát hiện và báo cáo cho đơn vị quản lý những nơi bị hư hỏng để xử lý kịp thời.
- Có cơ chế quản lý thích hợp đối với các máy nước công cộng, công viên, họng nước cứu hoả...
Ngoài ra, việc thất thoát do người dân đấu nối bất hợp pháp thì cần tập trung giải quyết qua các phương pháp:
Thứ nhất, cần tích cực kiểm tra, kiểm soát hệ thống đường ống, nhanh chóng phát hiện các đường ống đấu nối trái phép, có biện pháp xử lý nghiêm minh vì đây được coi là một hành vi ăn cắp.
Thứ hai đó là biện pháp ngăn chặn từ đầu, tức là phải giáo dục ý thức cho người dân, giúp người dân hiểu và thực hiện nghiêm túc các quy định về cấp nước.
Thứ ba, đó là sự tăng cường giám sát của cộng đồng, cụ thể như sau: Quy hoạch cấp nước sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được công bố công khai theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng. Sau khi ký kết thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước, UBND phải thông báo cho HĐND cùng cấp, các tổ chức chính trị - xã hội biết, thông tin, tuyên truyền để cộng đồng cùng tham gia thực hiện và kiểm tra, giám sát.
Nội dung giám sát của cộng đồng:
- Giám sát việc thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt, thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước đã được ký kết.
- Giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án cấp nước.
- Giám sát về chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch bao gồm: Chất lượng nước sạch, áp lực nước, lưu lượng cấp nước, tính liên tục cấp nước, thái độ phục vụ khách hàng…
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công của sự phát triển. Do đó cần hết sức chú trọng nguồn nhân lực đáp ứng cho sự mở rộng và phát triển trong lĩnh vực cấp nước các đô thị , đảm bảo sự phát triển ổn định của các công ty, đơn vị kinh doanh nước sạch. Đây là nhiệm vụ cần thiết của các công ty cấp nước các tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ , quản lý, kỹ thuật, kinh tế tài chính đến đội ngũ công nhân vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp nước.
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải đáp ứng được với cách tiếp cận dựa theo nhu cầu và phân cấp quản lý, thực thi cho các cấp. Có nghĩa là ngoài nhiệm vụ đào tạo, việc phát triển nguồn nhân lực còn bao gồm việc tuyển mộ nhân viên và phát triển nghề nghiệp; đồng thời, dựa trên việc cập nhật kế hoạch tổ chức và phát triển nguồn nhân lực.
Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực được thực hiện đối với mọi cấp và với tất cả cán bộ nhân viên trong lĩnh vực cấp nước đô thị như: cán bộ chỉ đạo, cán bộ quản lý, lập kế hoạch, chương trình, kỹ thuật, tài chính, tín dụng, đặc biệt là đào tạo cho nhân viên quản lý và công nhân vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng công trình cấp nước sạch và vệ sinh. Việc đào tạo cần chú trọng đến việc dạy thực hành hơn là lý thuyết đơn thuần; ưu tiên đào tạo thợ, cán bộ bảo trì, vận hành là người địa phương để tạo công ăn việc làm và phát triển nghề nghiệp cho người dân. Để đáp ứng tốt công tác đào tạo, nhà nước cần đầu tư thêm các trang thiết bị, nâng cao trình độ giảng dạy ở các cơ sở đào tạo hiện có ở các cấp trong lĩnh vực cấp nước đô thị, bao gồm: các cơ sở đào tạo bậc đại học, trung học chuyên nghiệp và trung tâm dạy nghề của các Bộ: Bộ xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế…
Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ KHKT và công nhân lành nghề đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của cấp nước đô thị. Có biện pháp thu hút cán bộ có trình độ cao, có năng lực
Xây dựng chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật, kinh tế, tài chính đến công nhân vận hành, bảo dưỡng cho ngành cấp nước; củng cố, tăng cường năng lực cho các trường, các cơ sở đào tạo chuyên gia ngành cấp nước. Các chương trình và nội dung đào tạo cần được thiết kế cho phù hợp với thực tế hoạt động của ngành và phải phù hợp với từng loại cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và nơi sử dụng.
Các công ty cấp nước cần chủ động thực hiện thông qua việc cử các bộ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn về các nghiệp vụ có liên quan ở trong nước và ngòai nước. Đối với các dự án ODA nên có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng quản lý cho các công ty cấp nước, nếu làm tốt điều này sẽ giúp ích cho nhiều công ty cấp nước trong việc nâng cao năng lực quản lý, tăng khả năng cung cấp dịch vụ, hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
Xây dựng các công ty tư vấn đủ đội ngũ những nhà khoa học có khả năng áp dụng công nghệ mới, tiên tiến trong các dự án cấp thoát nước
Mặt khác, có chính sách khuyến khích, động viên sự tham gia đóng góp của các chuyên gia người Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài.
Giải pháp về khoa học công nghệ:
Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Nếu
Áp dụng công nghệ hiện đại cho hệ thống cấp nước trong các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố HCM, các đô thị mới, các khu công
nghiệp tập trung, khu chế xuất, các khu du lịch, trung tâm dịch vụ, thương mại.
Áp dụng công nghệ thích hợp phổ biến ở nhiều địa phương, gắn liền với thực trạng các công trình đã có nhằm cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp nước để đáp ứng yêu cầu cấp bách, tận dụng được trang thiết bị, vật tư trong nước, giảm giá thành đầu tư
Công nghệ và thiết bị trong các hệ thống cấp nước cần đồng bộ, thống nhất để chủ động trong việc thay thế phụ tùng.
Tổ chức nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cấp nước. Trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài về
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào thiết kế và xây dựng hệ thống cấp nước
Xây dựng các mô hình cấp nước thí điểm.
Để vận hành hiệu quả hệ thống cấp nước đô thị VN thì cần có một mô hình cấp nước tổng hợp. Trong đó bao gồm: hệ thống cấp nước ăn uống (được xây mới với tiêu chuẩn 5 lít/người/ngày); hệ thống dịch vụ chung (sử dụng hệ thống hiện tại), có thể bổ sung nước tưới cây, tưới đường... bằng hệ thống tuần hoàn nước thải đã xử lý triệt để theo tiêu chuẩn. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự và tài chính cho phù hợp, nhằm quản lý hiệu quả hệ thống cấp nước của các đô thị VN trong tương lai.
Mô hình quy hoạch và quản lý hiệu quả hệ thống cấp nước đô thị cụ thể có các dạng cấp nước sau: hệ thống cấp nước dùng cho ăn uống, xây dựng tách riêng hệ thống cấp nước dịch vụ chung; hệ thống cấp nước dùng cho ăn uống có nguồn nước là nước đã qua xử lý của hệ thống cấp nước dịch vụ chung. Ưu điểm quản lý của hệ thống này là có khả năng ứng dụng ngay các công nghệ mới nhất (công nghệ lọc màng), để xây dựng một hệ thống cấp nước có chất lượng. Đáp ứng ngay việc nâng cao chất lượng nước ăn uống của người tiêu dùng. Hệ thống này được xây dựng đồng bộ, hiện đại với công
nghệ tiên tiến sẽ có hệ thống quản lý khoa học và hiệu quả, an toàn. Nhà nước chỉ quản lý chặt chẽ nước dùng cho ăn uống, còn nước dịch vụ chung sẽ cho phép xã hội hóa, các tổ chức, cá nhân đều có thể tham gia sản xuất, cung ứng và nước sẽ trở thành một ngành công nghiệp thực sự. Hệ thống này cũng mang lại lợi ích vì nếu muốn nâng cao chất lượng nước trên cơ sở hệ thống cấp nước dịch vụ chung thì phải đầu tư cải tạo xây mới tất cả các hạng mục của hệ thống cấp nước, sẽ cực kỳ tốn kém. Còn việc đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho ăn uống, vì công suất cấp nước nhỏ, khoảng 1/30 công suất của hệ thống cấp nước chung, nên vốn đầu tư sẽ thấp.
Mặt khác, nếu chất lượng nước được nâng lên, có thể uống luôn tại nguồn thì thói quen uống nước đun sôi bị loại bỏ và hàng triệu gia đình không phải tự xử lý nước riêng hoặc mua nước đóng bình, đóng chai để ăn uống với giá trị từ 1,5 - 8 triệu/m3 như hiện nay thì hiệu quả kinh tế sẽ vô cùng to lớn. Nước sẽ trở thành hàng hóa thực sự, có chủng loại và giá nước sẽ được tính đúng, tính đủ, ngành nước sẽ phát triển.