Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu Thực trạng cổ phần hóa và định giá doanh nghiệp Tại Việt Nam (Trang 30)

CHẾ THỊ TRƯỜNG.

Hiện nay trên thế giới đang sử dụng rất nhiều phương pháp để đánh giá doanh nghiệp : phương pháp vốn hoá lợi nhuận, phương pháp lưu lượng tiền tệ chiết khấu, phương pháp xác định giá trị theo tài sản, phương pháp so sánh công ty, phương pháp chi phí, phương pháp thâm nhập thị trường…Tuy nhiên có thể gộp lại thành hai phương pháp chính để xác định giá trị dựa vào giá trị tài sản ròng và phương pháp hiện tại hoá nguồn tài chính tương lai.

Trong phạm vi chuyên đề này, chúng ta sẽ tập trung trình bày hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp chủ yếu đó.

1.5.1. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản thuần.

1.5.1.1. Cơ sở lý luận.

Theo phương pháp này quan niệm doanh nghiệp cũng giống như một hàng hoá thông thường, giá trị của một doanh nghiệp được tính bằng tổng giá trị thị trường của số tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh.

1.5.1.2. Phương pháp xác định.

Mặc dù giá trị doanh nghiệp được coi là tổng giá trị các tài sản cấu thành doanh nghiệp nhưng để thực hiện một giao dịch mua bán doanh nghiệp người ta phải xác định tài sản thuần. Trong phương pháp này có hai cách tính:

Cách 1: Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán.

• Ưu điểm: Đây là cách tính đơn giản dễ dàng nếu như việc ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được đầy đủ, doanh nghiệp chấp hành tốt quy định về chế độ kế toán hiện hành. Cách này giúp cho người đánh giá chỉ ra mức độ độc lập về mặt tài chính. Khả năng tự chủ trong điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là căn cứ thích hợp để các

nhà đầu tư đánh giá khả năng an toàn của đồng vốn bỏ ra, đánh giá vị thế tín dụng của doanh nghiệp.

Mặc dù có nhiều cách đánh giá trị doanh nghiệp, xong theo cách này nó minh chứng cho các nhà đầu tư và bên liên quan thấy được rằng đầu tư vào doanh nghiệp luôn luôn được đảm bảo bằng giá trị của các tài sản hiện có trong doanh nghiệp chứ không phải bằng cái có thể như các phương pháp khác. Tuy nhiên giá trị doanh nghiệp xác định bằng phương pháp này chỉ là số liệu cần thiết để tham khảo quá trình vận dụng các phương pháp khác.

• Nhược điểm: Toàn bộ giá trị tài sản phản ánh trên bảng cân đối kế toán được tập hợp từ các bảng kê, các sổ tổng hợp mặc dù rất trung thực và khách quan nhưng chỉ mang tính lịch sử không còn phù hợp ở thời điểm định giá doanh nghiệp ngay cả khi nền kinh tế không có lạm phát. Giá trị còn lại của tài sản cố định phản ánh trên sổ kế toán cao hay thấp phụ thuộc vào phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp sử dụng, phụ thuộc vào thời điểm mà doanh nghiệp xác định nguyên giá và sự lựa chọn tuổi thọ của tài sản cố định. Vì vậy giá trị còn lại của tài sản cố định trên sổ kế toán thường không phù hợp với giá trị thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Cách 2: Xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị trường.

Để xác định theo phương pháp này trước hết người ta loại ra khỏi danh mục đánh giá những tài sản không cần thiết và không đáp ứng yêu cầu xuất kinh doanh, sau đó đánh giá số tài sản còn lại trên nguyên tắc sử dụng giá trị thị trường để tính cho từng tài sản hoặc từng loại tài sản cụ thể.

Đối với tài sản cố định và tài sản lưu động là hiện vật đánh giá theo giá thị trường, nếu trên thị trường hiện đang có bán, trong thực tế thường không tồn tại. Tài sản cố định cũ đã qua sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau khi đó người ta sử dụng theo công cụ hay khả năng phục vụ của tài sản để áp dụng tỷ lệ khấu trừ trên giá trị tài sản cố định mới đối với những tài sản cố định không còn tồn tại trên thị trường, người ta áp dụng một hệ số quy đổi so với những tài sản tương tự có tính năng tương đương nhưng khác loại.

Các tài sản bằng tiền được xác định bằng cách kiểm kê đối chiếu số dư trên tài khoản. Nếu là ngoại tệ được quy đổi bằng đồng ngoại tệ theo tỷ giá tại thời điểm đánh giá, vàng bạc kim khí đá quý cũng được đánh giá như vậy.

Các khoản phải thu do khả năng đòi nợ các khoản này ở nhiều mức độ khác nhau. Do vậy bao giờ người ta cũng bắt đầu từ việc đối chiếu công nợ, xác minh tính pháp lý, đánh giá độ tin cậy của từng khoản thu nhằm loại ra những khoản mà doanh nghiệp không có khả năng đòi nợ.

Đối với các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp về nguyên tắc phải đánh giá một cách toàn diện giá trị doanh nghiệp hiện đang sử dụng các khoản đầu tư đó. Tuy nhiên nếu khoản đầu tư này không lớn người ta tính trực tiếp vào giá thị trường của chúng dưới hình thức chứng khoán hoặc căn cứ vào số liệu của các bên đối tác liên doanh để xác định theo cách thứ nhất đã được đề cập ở trên.

Đối với các tài sản cho thuê và quyền thuê bất động sản tính theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thu nhập tương lai. Với các tài sản vô hình theo phương pháp này người ta chỉ thừa nhận giá trị của các tài sản vô hình đã được xác định trên sổ kế toán và thường không tính đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp. Sau cùng giá trị tài sản thuần được tính bằng cách lấy tổng giá trị của các tài sản đã được xác định trừ đi các khoản nợ đã phản ánh ở bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán và trừ đi khoản tiền thuê tính trên giá trị tăng thêm của số tài sản được đánh giá lại tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

1.5.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tài sản thuần.

1.5.1.3.1 Ưu điểm.

• Phương pháp đã chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể cấu thành giá trị doanh nghiệp , giá trị của các tài sản là căn cứ cụ thể có tính pháp lý rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà người mua chắc chắn sẽ nhận được khi sở hữu doanh nghiệp, nó khẳng định số tiền mà người mua bỏ ra luôn luôn được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực.

• Việc định giá trị thị trường của số tài sản có thể bán tại thời điểm đánh giá đã chỉ ra một khoản thu nhập tối thiểu mà người sở hữu sẽ nhận được. Đó cũng là mức giá thấp nhất là cơ sở đầu tiên mà các bên có liên quan đưa ra trong quá trình đàm phán về giá bán của doanh nghiệp.

• Đối với những doanh nghiệp nhỏ mà số tài sản không nhiều việc định giá tài sản không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp. Giá trị yếu tố vô hình không đáng kể, các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh không rõ ràng thiếu căn cứ xác định các khoản thu nhập trong tương lai. Đây là phương pháp thích hợp nhất.

1.5.1.3.2 Nhược điểm.

• Phương pháp giá trị tài sản thuần quan niệm doanh nghiệp như một tập hợp rời rạc các loại tài sản với nhau. Việc bán doanh nghiệp cũng giống như việc bán các loại tài sản riêng rẽ. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng cũng giống như kỹ thuật định giá tài sản thông thường, giá trị doanh nghiệp chỉ đơn giản được tính bằng tổng giá trị thị trường của số tài sản trong doanh nghiệp tại một thời điểm, điều đó có nghĩa là đánh giá doanh nghiệp trong một trạng thái tĩnh, doanh nghiệp đã không được coi như một thực thể, một tổ chức đang tồn tại và phát triển. Do vậy sẽ không có tầm nhìn chiến lược về doanh nghiệp, đây là một hạn chế bởi người mua doanh nghiệp nhằm mục đích sở hữu các khoản thu nhập trong tương lai chứ không phải để bán lại ngay các tài sản hiện thời.

• Phương pháp này không cung cấp và xây dựng được những cơ sở và thông tin cần thiết để các bên có liên quan đánh giá về triển vọng sinh lời của doanh nghiệp, đó là những lý do người ta khó giải thích được cùng giá trị tài sản thuần như nhau mà doanh nghiệp mà doanh nghiệp này lại có giá bán cao hơn doanh nghiệp kia (ngay cả khi không có tác động của yếu tố cạnh tranh).

• Phương pháp này đã bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất nhưng lại có giá trị thật sự và nhiều khi lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh nghiệp

như: trình độ quản lý, trình độ tay nghề công nhân, uy tín thị phần của doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp có tài sản không đáng kể xong triển vọng sinh lời lại rất cao.

Trong nhiều trường hợp xác định giá trị tài sản ròng quá phức tạp như xác định giá trị của một tập đoàn có nhiều chi nhánh, có nhiều chứng khoán đầu tư ở nhiều doanh nghiệp khác nhau, mỗi chi nhánh lại có một số lượng các tài sản lớn đặc biệt đã qua sử dụng (hoặc không còn bán trên thị trường) trong trường hợp đó đòi hỏi phải tổng kiểm kê đánh giá lại một cách chi tiết mọi tài sản của các chi nhánh dẫn đến chi phí tốn kém, thời gian kéo dài, kết quả phụ thuộc nhiều vào các thông số kỹ thuật của tài sản, như vậy sai số có khả năng ở mức cao.

1.5.2. Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tài chính tương lai.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động đều bị chi phối bởi các quy luật kinh tế cơ bản trong đó có quy luật lợi nhuận. Theo quy luật này, lợi nhuận và đặc biệt là lợi nhuận cao luôn là mục đích hàng đầu của mọi người kinh doanh và là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp.

Chính vì vậy khi xem xét đánh giá giá trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư luôn quan tâm tới khả năng tạo ra lợi nhuận thông qua kết quả hoạt động dự tính của doanh nghiệp trong tương lai.

Tuy nhiên, kết quả hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp không phải là giá trị doanh nghiệp mà chỉ là cơ sở để xác định giá trị doanh nghiệp. Phương pháp tính toán xác định giá trị doanh nghiệp có thể sử dụng lơi nhuận dự tính trong tương lai của doanh nghiệp được gọi là phương pháp đinh giá doanh nghiệp dựa vào lợi nhuận trong tương lai.

Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng giá trị doanh nghiệp không phải đơn thuần là tổng số số học giá trị các tài sản hiện có mà giá trị doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị kinh tế được đo bằng khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai và đó chính là cơ sở để đánh giá doanh nghiệp theo phương pháp này.

Trong nền kinh tế thị trường, khả năng sinh lời của doanh nghiệp đều có thể tính bằng tiền và thể hiện bằng rất nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó các nhà đầu tư quan tâm nhất là chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu thông lượng tiền mặt. Chính vì vậy, khi đánh giá doanh nghiệp người ta thường sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận hoặc chỉ tiêu thông lượng tiền mặt.

1.5.2.1. Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần.

Trong bất cứ một doanh nghiệp nào qua quá trình sản xuất kinh doanh, doanh thu sau khi trừ đi chi phí (bù đắp khoản chi phí) thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước (thuế thu nhập). Phần còn lại là lợi nhuận thuần (lợi nhuận ròng) thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp giá trị của doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của khoản lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp có thể mang lại cho chủ sở hữu trong suốt thời gian tồn tại doanh nghiệp.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp.

a. Ưu điểm.

• Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần dựa trên quan niệm cho rằng giá trị doanh nghiệp được xác định bởi giá trị hiện tại của khoản lợi nhuận sau thuế thu nhập. Phương pháp này được ứng dụng cho những doanh nghiệp không có nhiều tài sản để khấu hao, khả năng tích luỹ vốn từ lợi nhuận để lại và từ khấu hao để lại là không đáng kể, những doanh nghiệp mà người ta không có cơ hội đầu tư bổ sung cho tương lai, khoản lợi nhuận sau thuế chỉ dùng để chi trả cho nhà đầu tư.

• Việc dự báo tham số Pr trong tương lai khá đơn giản.

Với những doanh nghiệp khó tìm thấy cơ hội đầu tư sẽ giúp các chuyên gia đánh giá với độ chính xác cao, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách dựa vào thời gian khấu hao của tài sản cố định thay cho giả thuyết.

b. Nhược điểm :

• Thiếu những điều kiện đã nêu ở trên thì phương pháp này không phù hợp với cả nhà đầu tư thiểu số và đa số, thu nhập của nhà đầu tư thiểu số là ở lợi tức cổ phần chứ không phải là toàn bộ lợi nhuận. Lợi nhuận tính theo phương pháp này là lợi nhuận kế toán đã được điều chỉnh tức là nó không chỉ ra chính xác thời điểm phát sinh khoản thu nhập. Vì vậy nó không phù hợp với quan điểm nhìn nhận về dòng tiền của nhà đầu tư đa số.

• Việc điều chỉnh số liệu quá khứ để rút ra tính quy luật của lợi nhuận trong tương lai cũng không phù hợp với chiến lược về doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mới thành lập chưa có số liệu về quá khứ chưa bước sang giai đoạn ổn định để có kết quả ổn định.

1.52.2. Phương pháp hiện tại hoá dòng tiền thuần.

Trong nền kinh tế thị trường, các nhà đầu tư luôn quan tâm đến khả năng thanh toán, khả năng thu hồi các khoản vốn bỏ ra đầu tư ban đầu. Phương pháp hiện tại hoá dòng tiền thực chất là phương pháp tính toán hiệu quả vốn đầu tư vì việc xem xét để mua doanh nghiệp chính là xem xét khả năng đầu tư vào một doanh nghiệp đã có sẵn.

Khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này, các yếu tố kinh tế quan trọng sau đây cần được quan tâm:

• Tỷ lệ lạm phát.

• Tỷ lệ tài sản không được đưa vào hoạt động kinh doanh.

• Hệ thống pháp luật, chính sách và quy định liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đầy đủ, không ổn định, thường xuyên thay đổi.

• Cơ chế quản lý không đồng nhất với kinh tế thế giới, hệ thống kế toán không đồng nhất với các tiêu chuẩn quốc tế chung.

• Thay đổi trong cung ứng nguyên liệu.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp.

a. Ưu điểm:

• Ước đoán được những thay đổi của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh vận động và phản ánh tiềm năng hoạt động và sinh lợi của doanh nghiệp.

• Công tác xác định giá trị doanh nghiệp chủ yếu tập chung vào các nội dung mà nhà đầu tư quan tâm- đó là tiềm năng thanh toán thu hồi vốn của doanh nghiệp.

• Thông qua phương pháp này người ta có thể đưa vào sổ sách kế toán các ước về thay đổi trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Nhược điểm:

• Thứ nhất, dự tính các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai có thể là quá phức tạp cho doanh nghiệp nhỏ.

• Thứ hai, đòi hỏi phải dự tính được các giả thuyết về hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.

• Thứ ba, phương pháp này được đánh giá là phương pháp phức tạp khi sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp. Vì vậy để đánh giá được kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, những người làm công tán xác định giá phải có trình độ nghiệp vụ kinh doanh và quản lý doanh nghiệp cao có thể đưa ra nhiều giả thiết thích hợp, liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.

Mặc dù vậy đối các nhà đầu tư trong và nước ngoài, giá trị doanh nghiệp được xác định bằng phương pháp này được đánh giá là chuẩn mực để xác định

Một phần của tài liệu Thực trạng cổ phần hóa và định giá doanh nghiệp Tại Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)