4.2.1. Khái quát chung
+ Để các van bộ chỉnh lưu có thể mở tại một thời điểm nào đó thì khi đó van phải
thỏa mãn hai điều kiện:
- Phải có điện áp thuận đặt lên hai cực katốt (K) và anốt (A) của van
- Trên cực điều khiển (G) và katốt (K) của van phải có điện áp điều khiển, thường
gọi là tín hiệu điều khiển.
+ Để có hệ thống các tín hiệu điều khiển xuất hiện đúng theo yêu cầu, người ta sử
dụng một mạch điều khiển để tạo ra các tín hiệu đó. Mạch tạo ra các tín hiệu điều khiển gọi là mạch điều khiển. Do đặc điểm của các Tiristor là khi van (Tiristor) đã mở thì việc còn hay mất tín hiệu điều khiển đều không ảnh hưởng đến dòng qua van. Vì vậy để hạn chế công suất của mạch tín hiệu điều khiển và giảm tổn thất trên vùng điện cực điều khiển thì người ta thường tạo ra các tín hiệu điều khiển dạng xung, do đó mạch điều khiển còn được gọi là mạch phát xung điều khiển.
Chức năng của mạch điều khiển:
+ Tạo ra các xung đủ điều kiện: Công suất, biên độ, thời gian tồn tại để mở các Tiristor (thông thường độ dài xung nằm trong giới hạn từ 200(s) đến 600(s).
- Điều chỉnh được thời điểm phát xung điều khiển.
- Phân phối các xung cho các kênh điều khiển theo đúng quy luật yêu cầu.
- Các hệ thống phát xung điều khiển bộ chỉnh lưu hiện nay đang sử dụng được phân làm hai nhóm chính:
+ Nhóm các hệ thống điều khiển đồng bộ: Các xung điều khiển xuất hiện trên cực
+ Nhóm các hệ thống điều khiển không đồng bộ: Hệ thống điều khiển này phát ra chuối xung với tần số cao hơn rất nhiều so với tần số nguồn điện xoay chiều cung cấp cho sơ đồ chỉnh lưu, và trong quá trình làm việc thì tần số xung được tự động để đảm bảo cho một đại lượng đầu ra nào đó. Nhóm các hệ thống điều khiển không đồng bộ này rất phức tạp nên nó ít được sử dụng, mà hiện nay người ta hay sử dụng các hệ thống điều khiển đồng bộ.
+ Các hệ thống điều khiển đồng bộ thường sử dụng hiện nay bao gồm có ba
phương pháp để thiết kế mạch điều khiển.
- Hệ thống điều khiển chỉnh lưu theo nguyên tắc khống chế pha đứng. - Hệ thống điều khiển chỉnh lưu theo nguyên tắc khống chế pha ngang. - Hệ thống điều khiển chỉnh lưu dùng điốt hai cực gốc.
4.2.1.1. Phát xung điều khiển theo nguyên tắc khống chế pha đứng
+ Hệ thống này tạo ra các xung điều khiển nhờ việc so sánh giữa điện áp tựa hình răng cưa thay đổi theo chu kỳ điện áp lưới và có thời điểm xuất hiện phù hợp với góc pha của lưới với điện áp điều khiển một chiều thay đổi được.
+ Ưu điểm của hệ thống:
- Độ rộng xung đảm bảo yêu cầu làm việc
- Tổng hợp tín hiệu dễ dàng
- Độ dốc sườn trước của xung đảm bảo hệ số khuyếch đại phù hợp, làm việc tin cậy, độ chính xác cao với độ nhạy theo yêu cầu.
- Có thể điều khiển được hệ thống có công suất lớn.
- Khoảng điều chỉnh góc mở có thể thay đổi được trong phạm vi rộng và ít phụ
thuộc vào sự thay đổi của điện áp nguồn.
- Dễ tự động hoá, mỗi chu kỳ của điện áp anốt của Tiristor chỉ có một xung được
đưa đến mở nên giảm tổn thất trong mạch điều khiển.
4.2.1.2. Phát xung điều khiển dùng điôt 2 cực gốc UJT
+ Phương pháp này cũng tạo ra các xung nhờ việc so sánh giữa điện áp răng cưa
xuất hiện theo chu kỳ nguồn xoay chiều với điện áp mở của UJT. Phương pháp này đơn
giản nhưng phạm vi điều chỉnh góc mở hẹp vì ngưỡng mở của UJT phụ thuộc vào điện
áp nguồn nuôi. Mặt khác trong một chu kỳ điện áp lưới, mạch thường đưa ra nhiều xung điều khiển gây nên tổn thất phụ trong mạch điều khiển.
4.2.1.3. Phát xung điều khiển theo pha ngang
+ Phương pháp này có ưu điểm là mạch phát xung đơn giản nhưng có một số nhược điểm phạm vi điều chỉnh góc mở hẹp, nhạy cảm với sự thay đổi của điện áp nguồn và khó tổng hợp tín hiệu điều khiển.
4.2.1.4. Lựa chọn phương án thiết kế hệ điều khiển
Từ sự phân tích ưu, nhược điểm của ba phương pháp điều khiển trên, thấy rằng
phù hợp nhất với nội dung yêu cầu của đề tài là phương pháp điều khiển theo nguyên tắc
khống chế pha đứng do vậy ta chọn phương pháp điều khiển theo nguyên tắc khống chế pha đứng để thiết kế mạch điều khiển van truyền động may bào giường.
BH FXRC SS TX Ur U1 U®k U®kT
Khèi 1 Khèi 2 Khèi 3
Hình 4.10: Sơ đồ khối mạch phát xung theo nguyên tắc pha đứng + Khối 1: Khối đồng bộ hóa và phát điện áp răng cưa (ĐBH - FXRC).
+ Khối 2: Khối so sánh (SS). + Khối 3: Khối tạo xung (TX). ++ Các đại lượng điện áp gồm:
- U1: Điện áp lưới (nguồn) xoay chiều, đồng pha với điện áp cung cấp cho sơ đồ chỉnh
lưu.
- Ur: Điện áp tựa, thường có dạng hình răng cưa.
- Uđk: Điện áp điều khiển, đây là điện áp một chiều có thể thay đổi được trị số và được
lấy từ mạch khuếch đại trung gian đưa tới dùng để điều khiển giá trị góc .
- UđkT: Điện áp điều khiển Tiristor, nó là chuối các xung điều khiển, lấy từ đầu ra của
mạch điều khiển truyền tới điện cực điều khiển (G) và katốt (K) của các Tiristor. ++ Nguyên lý làm việc:
Điện áp cấp cho mạch động lực của BBĐ được đưa đến mạch đồng bộ hoá của khối 1. Trên đầu ra của mạch đồng bộ hoá có điện áp hình sin cùng tần số với điện áp nguồn cung cấp và được gọi là điện áp đồng bộ. Điện áp đồng bộ được đưa vào mạch phát xung răng cưa để tạo ra điện áp răng cưa cùng tần số với điện áp cung cấp.
Điện áp răng cưa và điện áp điều khiển (thay đổi được trị số) đưa vào mạch so sánh sao cho cực tính của chúng ngược nhau. Tại thời điểm trị số của 2 điện áp này bằng
nhau thì đầu ra của mạch so sánh thay đổi trạng thái xuất hiện xung điện áp. Như vậy
xung điện áp có tần số xuất hiện bằng với tần số xung răng cưa bằng với tần số nguồn
cung cấp. Thay đổi trị số nguồn điều khiển sẽ làm thay đổi thời điểm xuất hiện xung ra của mạch so sánh. Xung này có thể đưa đến cực điều khiển của Tiristor để mở van.
Thực tế thì xung đầu ra của mạch so sánh thường không đủ độ rộng và biên độ để mở van, do đó người ta sử dụng mạch khuếch đại và truyền xung. Nhờ đó mà các xung ra của mạch này đủ điều kiện mở chắc chắn các Tiristor.
Mỗi Tiristor cần có một mạch phát xung, do đó trong sơ đồ có bao nhiêu van cần có bấy nhiêu mạch phát xung. Vấn đề là phải phối hợp sự làm việc của các mạch phát xung này để phù hợp với quy luật mở các van ở mạch động lực.
Từ sơ đồ khối của của mạch ta có thể phân tích và thiết kế từng khối chức năng.
Uf Urc U®k Ud U®k t t t t Urc U®k
Hình 4.11: Nguyên lý điều khển chỉnh lưu