Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Bắc Á:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 45 - 52)

2.2.2.1 Tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á: a. Nợ quá hạn:

Qua phân tích số liệu ở trên, có thể thấy tình hình tăng trưởng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á khá tốt. Tuy nhiên, để đánh giá được chính xác chất lượng tín dụng, còn phải xem xét đến mức độ của rủi ro tín dụng ngân hàng, mà tiêu biểu là chỉ tiêu nợ quá hạn.

Bảng 2.7- Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2006-2008

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng dư nợ 2.085 2.951 3.211

Nợ quá hạn 28,565 38,068 63,257

Biểu đồ 3: Tình hình nợ quá hạn của NH Bắc Á.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, năm 2006 nợ quá hạn là 28,565 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 1,37% trong tổng dư nợ. Sang năm 2007, mặc dù nợ quá hạn tăng so với năm 2006 nhưng tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ lại giảm, còn lại 1,29% so với tổng dư nợ, đây là một con số khá ẩn tượng. Tuy nhiên đến năm 2008 tỷ lệ này tăng đáng kể, chiếm 1,97% so với tổng dư nợ, tăng khoảng 66% so với năm 2007, đây là kết quả tất yếu sau cuộc đại suy thoái kinh tế năm 2008. Tuy tỉ lệ nợ quá hạn tăng lên 1.97% nhưng con số này cũng chưa phải đáng báo động so với con so trung bình ngành là 3,5%, và cũng chưa phải là con số quá cao so với toàn ngành. Và các ngân hàng vẫn còn phải đối mặt với tình hình nợ xấu này nếu như nền kinh tế không có tín hiệu tốt, chính phủ chưa có giải pháp thích hợp để kích thích sự phục hồi nền kinh tế.

Tiếp tục nghiên cứu về tình hình nợ quá hạn, ta có thể phân chia nợ quá hạn theo các hình thức khác nhau:

Bảng 2.8- Tỷ lệ nợ quá hạn theo thời gian

Đơn vị tính: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Nợ quá hạn 28,565 100% 38,068 100% 63,257 100%

Ngắn hạn 21,278 74,49% 28,555 75,01% 51,700 81,73%

Trung, dài hạn 7,287 25,51% 9,513 24,99% 11,557 18,27%

Theo như đã biết, ngân hàng TMCP Bắc Á chú trọng hơn vào loại hình cho vay tín dụng ngắn hạn, cho đến những năm gần đây tỷ lệ đó lên đến gần 80% tổng dư nợ. Do đó, nhìn vào bảng số liệu 2.9, không đáng ngạc nhiên khi nợ quá hạn ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá cao. Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn có chiều hướng gia tăng và tăng mạnh hơn vào năm 2008, điều đó cũng không quá bất ngờ do trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế đang phải chịu một áp lực rất nặng nề ở cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong khẩu tiêu thụ, tìm thị trường đầu ra. Hiểu được tình cảnh Ngân hàng Bắc Á đã hết sức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, kích thích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh sự gia tăng tỷ trọng của nợ quá hạn ngắn hạn là chiều hướng giảm dần của tỷ trọng nợ quá hạn trung và dài hạn. Điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp đang hạn chế cho vay trung & dài hạn bởi lẽ khối lượng của nợ quá hạn trung & dài hạn vẫn gia tăng nhưng không nhanh bằng nợ quá hạn ngắn hạn. Lý do quan trọng nhất của vấn đề này là ngân hàng Bắc Á đã ngày càng nâng cao chất lượng của tín dụng trung& dài hạn. Điều đó cũng nhắc nhở ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến tín dụng ngắn hạn, thực hiện công tác đảm bảo an toàn tín dụng ngắn hạn nói riêng và tín dụng ngân hàng nói chung. Đối với các khoản vay xấu đã phát sinh nợ quá hạn thậm chí trở thành nợ khó đòi thì ngân hàng cần tích cực thực hiện các biện pháp thu nợ, giãn nợ, khoanh nợ, hợp lý làm giảm số nợ quá hạn cũng như tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ mà không có ảnh hưởng quá lớn đến sự an toàn cũng như khả năng sinh lời của ngân hàng.

■ Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế:

Thông qua việc phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế sẽ giúp cho ngân hàng có được cái nhìn toàn diện hơn về tình hình cho vay đối với khu vực kinh tế quốc doanh cũng như kinh tế ngoài quốc doanh. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra được những nhận xét về tính rủi ro khi cho vay đối với từng khu vực, đồng thời có biện pháp hạn chế rủi ro.

Bảng 2.9- Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Nợ quá hạn 28,565 100% 38,068 100% 63,257 100%

- DN quốc doanh 5,302 18,56% 6,175 16,22% 8,557 13,53%

- DN ngoài quốc

doanh 23,263 81,44% 31,893 83,78% 54,7 86,47%

Qua bảng 2.10 ta thấy nợ quá hạn chủ yếu là từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ lệ này có xu hướng tăng qua các năm và đều chiếm trên 80% nợ quá hạn. Năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn của các DN ngoài quốc doanh là 31,893 tỷ đồng tăng gấp 1,3 lần so với năm 2006, nhưng đến hết năm 2008 con số này là 54,7 tỷ đồng, tăng gấp hơn 1,7 lần so với năm 2007 và gấp 2,35 lần so với năm 2006. Nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy tỷ lệ nợ quá hạn của các DN ngoài quốc doanh năm 2008 chiếm đến 86,47% so với nợ quá hạn trong khi tỷ lệ đó năm 2007 và 2006 lần lượt là 83,78% và 81,44%, như vậy năm 2008 do ảnh hưởng của sự suy giảm của nền kinh tế, các doanh nghiệp thu hẹp đầu tư, sản xuất nên chưa đạt hiệu quả cao, gây ra ảnh hưởng đến việc hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đúng hạn của khách hàng. Đặc biệt các khách hàng mà tín dụng của ngân hàng tập trung vào là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường chưa có uy tín cao và chưa thể đáp ứng đủ các yêu cầu tín dụng

của các ngân hàng. Tình trạng này không phải xảy ra riêng đối với ngân hàng Bắc Á mà đó là tình trạng chung của tất cả các ngân hàng. Do vậy, ngân hàng Bắc Á cần phải có những biện pháp để hạn chế rủi ro thích hợp, nhất là ngay từ khi xem xét, thẩm định các hợp đồng trước khi đưa ra quyết định cho vay.

Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm 18,56% năm 2006 đạt 5,302 tỷ đồng; 16,22% năm 2007 đạt 6,175 tỷ đồng; và 13,53% năm 2008 đạt 8,557 tỷ đồng. Tuy dư nợ tín dụng các DN ngoài quốc doanh có tăng về khối lượng nhưng không đáng kể thậm chí là tỷ trọng của nó trong dư nợ quá hạn còn giảm qua các năm từ 2006 đến 2008. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không phải là khách hàng chính của ngân hàng Bắc Á. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này còn có sự giúp đỡ rất lớn của nhà nước khi có sự khó khăn nên dư nợ quá hạn luôn ở tỷ lệ thấp hơn.

Tuy nhiên dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như vậy là quá lớn, nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Ban lãnh đạo ngân hàng cùng với các cán bộ quản lý tín dụng cần chú ý quan tâm để giảm ngay tỷ trọng nợ quá hạn của các DN ngoài quốc doanh.

b, Nợ xấu:

Căn cứ vào quyết định 493, ngân hàng TMCP Bắc Á đã thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm và nợ xấu nằm trong nhóm III, IV, V.

Bảng 2.10- Cơ cấu nợ xấu tại ngân hàng TMCP Bắc Á

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng dư nợ 2.085 2.951 3.211

Nợ quá hạn 28,565 38,068 63,257

Nợ nhóm III 19,589 29,674 44,06

Nợ nhóm V 1,202 1,202 1,202

Tổng nợ xấu 23,352 34,527 50,217

Tỷ lệ nợ xấu 1,12% 1,17% 1,56%

Qua bảng số liệu 2.10 ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bắc Á có xu hướng tăng qua các năm từ năm 2006 đến năm 2008. Năm 2006 tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,12% tổng dư nợ, năm 2007 tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,17%, còn năm 2008 tỷ lệ này là 1,56% so với tổng dư nợ. Xét về con số tuyết đối, nợ xấu năm 2007 tăng 11,175 tỷ đồng so với năm 2006, còn năm 2008 tăng so với 2007 là 15,69 tỷ đồng. Có thể thấy nợ xấu tăng cả về tỷ trọng và khối lượng, nhưng hết năm 2008 tỷ lệ này tăng hơn nhiều so với năm 2006 và 2007. Năm 2007 khi hoạt động của các doanh nghiệp nước ta mới đang bước đầu làm quen với thời kỳ phát triển mới, sức cạnh tranh ngày càng gay gắt, nước ta mới trở thành thành viên chính thức của WTO, tạo ra rất nhiều thách thức nhất là trong việc cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài tràn ngập thị trường, do đó làm cho nợ xấu tăng lên. Cuối năm 2007, đầu năm 2008 nền kinh tế bắt đầu quen với sự thay đổi và đang trên đà phát triển khá tốt thì sang đến giữa năm 2008 bắt đầu xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các thành viên trong nền kinh tế trong đó các ngân hàng chịu tác động rất nặng nề. Đó là điều tất yếu bởi lẽ, cuộc khủng hoảng ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, gây khó khăn cho tất cả các loại ngành nghề, có rất nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản, những doanh nghiệp còn lại thì cắt giảm nhân công, thu hẹp sản xuất, do đó việc không thanh toán nợ cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ là việc không thể tránh khỏi. Một phần nữa là do một số cán bộ tín dụng trẻ, do thiếu kinh

nghiệm trong quản lý tín dụng, có thể dẫn tới việc thẩm định khách hàng chưa hiệu quả.

Tỷ lệ nợ xấu là một tỷ lệ rất quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Do vậy Ngân hàng TMCP Bắc Á cần chú ý quan tâm duy trì tỷ lệ này ở trong ngưỡng an toàn để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng nói riêng và trong hoạt động của ngân hàng nói chung.

c, Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng:

Quỹ dự phòng rủi ro là khoản tiền đã trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng hoặc đối tác của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Đây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng và khả năng quản lý nợ của ngân hàng, cụ thể hơn là nó là biện pháp bắt buộc phải có để xử lý những khoản nợ xấu của ngân hàng.

Bảng 2.11- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng dư nợ 2.085 2.951 3.211

Nợ xấu 23,352 34,527 50,217

Dự phòng RR trích lập 27,314 40,429 51,520

Tỷ lệ dự phòng RR 1,31% 1,37% 1,6%

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng ngân hàng luôn thực hiện trích lập dự phòng cao hơn so với tổng nợ xấu hiện có. Do đó về cơ bản việc trích lập dự phòng đã đáp ứng được nhiệm vụ phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra được với ngân hàng. Bảng 2.11 cũng cho biết tỷ lệ trích dự phòng của ngân hàng ngày càng tăng nhưng nó hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Điều này cho thấy công tác phân tích, thẩm định, giám sát, kiểm tra của ngân hàng tương đối tốt. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần cố gắng hơn nữa để dần dần hạ thấp được tỷ lệ này xuống để nâng cao mức độ an toàn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w