Các biện pháp đảm bảo phát triển thuỷ sản bền vững

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam (Trang 107 - 110)

3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam

3.4.Các biện pháp đảm bảo phát triển thuỷ sản bền vững

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu lâu dài cho xuất khẩu thuỷ sản thì vấn đề cấn thiết là phải hướng tới phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản và tài nguyên thiên nhiên ven bờ. Nguồn tài nguyên có phong phú đến đâu nhưng nếu cứ khai thác tràn lan, không có biện pháp bảo vệ và tái tạo thì cuối cùng cũng cạn kiệt. Muốn vậy, cần thực hiện một số nguyên tắc sau: Bảo đảm cân bằng, sử dụng hợp lý và bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng đối với phát triển hệ ngành kinh tế thuỷ sản. Coi trọng phục hồi và bảo tồn các nguồn lợi thuỷ sản; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tất cả các khâu của quá trình phát tỉển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, mở rộng nuôi thâm canh, năng suất cao; nâng cao nhận thức của cộng đồng, lôi cuốn cộng đồng tham gia vào sử dụng và quản lý hiệu quả

nguồn lợi thuỷ sản; tăng cường thể chế và chính sách quản lý hiệu quả và bền vững ngành. Lồng ghép các cân nhắc môi trường vào trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành; bảo đảm vệ sinh môi trường trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất thuỷ sản.

Bên cạnh việc thực hiện một số nguyên tắc nêu trên, chúng ta còn phải thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Thực hiện tốt chương trình đánh bắt xa bờ: đánh bắt cá xa bờ làm một hình thức kiểm soát khai thác nguồn lợi thuỷ sản hợp lý. Vì vậy cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:

Chú trọng phát triển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của khu vực và cả nước. Đồng thời, tăng cường điều tra nguồn lợi ở các vùng xa bờ và với các loại cá di cư nhằm nắm vững trữ lượng cho phép khai thác, điều kiện môi trường, của vụ khai thác của các ngư trường… trên cơ sở đó quy định hạn mức cường lực khai thác cho mỗi địa phương, xác định rõ chủng loại, cơ cấu đội tàu và công nghệ khai thác thích hợp cho nghề khởi để tránh hiện tượng đầu tư, khai thác quá mức nguồn lợi thuỷ sản. Tiến hành đánh bắt thuỷ sản theo mùa vụ, địa điểm, loại ngư cụ được quy định cụ thể của từng địa phương, nghiêm cấm sử dụng các hình thức khai thác có tính huỷ diệt như xung điện, đánh mình, hoá chất độc… Hỗ trợ xây dựng các khu bảo tồn biển, các bãi rạn nhân tạo, lắp đặt các thiết bị dụ cá, tạo các vùng cư trú có tính chiến lược cho các loài giống thuỷ sản. thả giống một số giống loài ra vùng biển, cơ cấu lại lực lượng khai thác ven bờ một các hợp lý, đồng thời chuyển dần sang canh tác trên vùng biển ven bờ, vừa khai thác, vừa nuôi. Xây dựng các quy hoạch chi tiết về các khu vực nuôi trồng thuỷ sản sinh thái cảu miền Trung, ban hành và thực hiện các tiêu chuẩn về vùng nuôi an toàn, quy trình nuôi sạch nhằm đảm bảo hiệu quả môi trường nuôi thuỷ sản bền vững, hạn chế dịch bệnh và sản xuất có hiệu quả.

- Duy trì đa dạng sinh học cho sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản. Đa dạng sinh học là cơ sở của nguồn lợi và có vai trò duy trì nguồn lợi ở trạng thái cân bằgn. Khai thác không hợp lý các đối tượng có giá trị, đương nhiên gây nên sự mất cân bằng đó và dẫn đến việc thất thoát nguồn lợi gen và diệt vong của tất cả các loài, kéo theo sự suy giảm nguồn lợi. Do đó, để duy trì đa dạng sinh học và phát triển nguồn lợi cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Trước hết là bảo vệ các quẩn thể, các loài đang có nguy cơ bị đe doạ diệt vong bằng cách nghiêm cấm khai thác chúng trên cơ sở pháp luật, bao gồm cả các biện pháp hành chính và kinh tế. Đã đến lúc chúng ta cần tạo nên cơ sở gây nuôi, sản xuất giống trong các trại thực nghiệm hay bán tự nhiên nhằm khôi phục số lượng các quần thể và để “làm giàu” cho sông hồ và biển đối với những đối tượng đang có xu hướng cạn kiệt.

Biện pháp hữu hiệu nhất để bảo tồn và phát triển của loài là duy trì và bảo vệ chính nơi ở và hệ sinh thái mà loài đó là một đơn vị cấu thành. Bảo vệ nơi sống và hệ sinh thái bằng cách không gây ra xao động, không thu hẹp và huỷ hoại chúng, nhất là các hệ sinh thái điển hình. Việc xây dựng các vùng bảo vệ, vườn quốc gia trên biển đang trở thành nhiệm vụ bức xúc hiện nay.

Trước mắt cần thiết lập vùng cấm đánh bắt hoàn toàn hay theo mùa hco vùng nước nông ven bờ biển, các sông suối là đường di cư sinh sản hay bãi đẻ của các đối tượng thuỷ sản có giá trị.

Quản lý chặt chẽ việc phóng thải các chất thải rắn, thỉa lỏng của các cơ sở công nghiệp, du lịch và dân sinh ven sông, ven biển nhằm giảm thiểu mức ô nhiễm vực nước.

Vùng đất ngập nước nói chung hay ven biển nói riêng là địa bàn tranh chấp của nhiều lĩnh vực kinh tế, do đó lợi ích của ngành này thường mâu thuẫn với lợi ích của các ngành khác, lợi ích trước mắt của mỗi ngành mâu thuẫn với

lợi ích lâu dài của toàn vùng. Để bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế lâu bền, việc quy hoạch tổng thể cho sự phát triển của vùng phải được thiết lập dưới sự quản lý trực tiếp của trung ương hoặc cấp vùng, đủ thẩm quyền và năng lực điều phối hoạt động của các thành phần kinh tế.

Cần phải nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học, nguồn lợi và môi trường cũng như về pháp luật cho cộng đồng dân cư, Hiện tại pháp luật, chính sách… và sự nhận thức của người dân còn có khoảng cách khá lớn, trong khi đời sống thường nhật của họ còn gặp khó khăn. Giảm thiểu mức gia tăng dân số, giải quyết tốt công ăn việc làm nhằm xoá đói giảm nghèo trong các cộng đồng dân cư ven biển sẽ là điều kiện quyết định để đưa họ tham gia trực tiếp vào công tác quản lý đa dạng nguồn tài nguyên và môi trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam (Trang 107 - 110)