Cơ sở đề xuất gải pháp

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá tình hình thực trạng của việc kinh doanh tại công ty kinh doanh than Hà Nội (Trang 43 - 46)

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của công ty KDTHN

Phương hướng phát triển của ngành

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới “phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN”.Trong nền kinh tế đó tồn tại quy luật cạnh tranh gay gắt, ở đó không có sự khoan dung nào, người ta lợi dụng triệt để từng điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế vấn đề phát triển và mở rộng sản xuất hàng hoá tiêu dùng có chất lượng cao được quan tâm hàng đầu.

Trong khung cảnh đó ngành Than là ngành có ý nghĩa quan trọng, trọng tâm trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Ngành Than là một ngành có cấu thành quan trọng trong chính sách định hướng phát triển của Đất nước hay nói một cách chung hơn ngành than là một trong những nỗ lực của Việt Nam trong việc hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Vì đây là một ngành công nghiệp quan trọng không chỉ cung giải quyết vấn đề năng lượng mà nó còn là một ngành thu hút một khối lượng lao động rất lớn, giải quyết được nhiều bức xúc về vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Cho đến nay ngành Than Nam đã thu được nhiều thành công đáng kể, trong việc chuyển sang nền kinh tế mở cửa và hội nhập, tạo nên sự phát triển vượt bậc cho nền kinh tế trong nước. Những yếu tố quan trọng nhất để tạo được những thành quả này là một phần xuất phát từ sự ổn định nền kinh tế vĩ

mô, những định hướng, chiến lược và sách lược đúng đắn của Nhà nước ta trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Những nhân tố này là nền tảng kinh tế vĩ mô đối với sự phát triển công nghiệp, ổn định trong những hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp, cũng như đầu vào thương mại, thể chế và chính sách cấu thành môi trường ở đó các doanh nghiệp than đang cạnh tranh. Giờ đây ngành Than đang đứng trước một vấn đề là làm thế nào để duy trì khả năng cạnh tranh của mình trong môi trường hiện nay, để đa dạng hoá thị trường đáp ứng đẩy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Trong chiến lược phát triển đến 2020. Ngành Than xác định mục tiêu tăng cường đẩy mạnh hỗ trợ các xí nghiệp công nghiệp nặng, nhằm làm tăng sự đầu tư cảu đất nước vào ngành công nghiệp nặng trước mắt để phát triển đất nước trong tương lai và lâu dài. Với mục tiêu đó nganh Than mong muốn phát triển hơn nhằm vươn lên trở thành một ngành mũi nhọn của Việt Nam trong thời gian tới

Với những phương hướng phát triển của ngành như vậy công ty Kinh doanh than Hà Nội đã đặt ra các chỉ tiêu mới sau để giải quyết phần nào trách nhiệm và nghĩa vụ của mình:

 Tổ chức tốt mạng lưới sản xuất kinh doanh theo quan điểm ở đâu có nhu cầu thì ở đó có tổ chức kinh doanh than.

 Đẩy mạnh công tác chế biến than cho các khu vực nội thành và ven đô, nâng cao chất lượng than để cho các hộ gia đình sử dụng than làm nguyên liệu chính

 Ngoài kinh doanh than,công ty nghiên cứu đa dạng nghành kinh doanh dựa cơ sở than chế biến, dưới sự chỉ đạo của tổng Công ty nhằm nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên chức.

 Kinh doanh phải có hiệu quả, có lãi, đảm bảot nghĩa vụ đối với nhà nước, với cấp trên. Lãi nă m sau phải hơn lãi năm trước.

 Đảm bảo đủ công ăn việc làm cho nguời lao động, thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước.

Giải quyết tốt các mối quan hệ sau:

 Xây dựng mối quan hệ thống nhất giữa Đảng lãnh đạo, Giám đốc điều hành, Công đoàn hỗ trợ tạo thành sức mạnh nội lực giúp cho Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 Cũng cố, gắn chặt mối quan hệ giữa Mỏ với Công ty trên cơ sở tạo dây chuyền sản xuất đến tiêu thụ.

 Coi trọng khách hàng, giữ uy tín, tạo niềm tin cho khách hàng trên cơ sở hài hoà các lợi ích.

 Giải quyết tốt mối quan hệ đúng đắn về lợi ích. Duy trì cơ chế khoán quản, khoán về sản lượng bán vàkhoán về chi phí và thu nhập.

 Quan hệ tốt với các tổ chức chiúnh quyền địa phương để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trước mắt trên cơ sở đả đạt được và đánh giá đúng mức những thuận lợi, khó khăn quyết tâm thực hiện đủ và vượt mức kế hoạch của năm 2001 để tạo đà cho những nă sau

2. Nhu cầu thị trường và trách nhiệm một công ty quốc doanh

Công ty luôn là lá cờ đầu trong việc đảm bảo cung ứng nguồn năng lượng cho thành phố và các tỉnh lân cận, với trách nhiệm nặng nề đó công ty Kinh doanh than Hà Nội luôn cố gắng cố gắng thực hiện, mặt khác nhiệm vụ

của ngành là giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo đời sống của người dân được nâng cao

Hiện nay giải quyết vấn đề năng lượng trở nên ngày càng khó khăn, dự báo cho những năn tới Việt Nam phải nhập khẩu than để đáp ứng công nghiệp nhiệt điện do lượng than khai thác ngày càng giảm sút, và nguồn tài nguyên này cũng không phải là vô hạn. Giữ vững ổn định nguồn năng lượng và tham gia vào quá trình bảo vệ tài sản quốc gia yêu cầu công ty cần có nhiều cân nhắc trong việc kinh doanh than, công ty luôn phải làm theo hưỡng dẫn của ban lãnh đạo cấp trên để thực hiện chiến lược dài hạn của phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá tình hình thực trạng của việc kinh doanh tại công ty kinh doanh than Hà Nội (Trang 43 - 46)