Nguyên nhân của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu Đào tạo theo nhu cầu xã hội - Những định hướng và giải pháp (Trang 43)

II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA TRONG THỜ

3. Nguyên nhân của những tồn tại trên

Nguyên nhân khiến cho nhân lực chất lượng thấp, không gắn với nhu cầu của các ngành kinh tế khá phổ biến do: Sự lạc hậu về nhận thức trong quản lý GD và ĐT trong khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường; Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực phân tán, quản lý không đồng bộ, không có đầu mối chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, cơ chế quản lý bao cấp, cồng kềnh, chậm đổi mới; Không có công cụ để đánh giá và kiểm soát chất lượng đào tạo; Không có cơ chế chế tài, xử lý đào tạo chất lượng kém và khuyến khích chất lượng cao; Sự thiếu quan tâm đúng mức của các bộ, ngành và địa phương khi quy hoạch và lập kế hoạch phát triển ngành kinh tế xã hội của địa phương; Chi phí cho đào tạo quá thấp, không đảm bảo chất lượng như mong muốn...Cụ thể là:

3.1. Từ phía nhà trường và người họcThứ nhất: Cơ sở đào tạo Thứ nhất: Cơ sở đào tạo

Các nhà doanh nghiệp than thở trang thiết bị dạy học ở một số trường, một số phòng thí nghiệm vừa thiếu, vừa lạc hậu so với trình độ hiện tại. Họ nói: “Hàng ngày chúng tôi phải đọc hàng chục tờ báo, tạp chí tiếng Việt và tiếng nước ngoài, phải truy cập Internet để thu thập thông tin về tiến bộ kỹ thuật, những phát minh, sáng chế mới v.v... phải tổng hợp, phân tích các dữ liệu, chọn lọc để ứng dụng vào công việc. Thế nhưng, ở nhiều trường, chúng tôi thấy có ngành sinh viên thực hành trên thiết bị được sản xuất cách đây 30 - 40 năm. Còn các loại dụng cụ, vật liệu dùng cho nghiên cứu, thực nghiệm cũng đều là những loại mà các nước tiên tiến đã bỏ từ lâu... Tài liệu nghiên cứu, tham khảo thì được biên dịch từ sách báo thế giới cũng từ nhiều năm trước, thiếu cập nhật, thông tin đã lỗi thời. Một số giáo trình, giáo án được soạn thảo và sử dụng từ nhiều năm, trong khi tiến bộ về khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý biến đổi rất nhanh lại không được cập nhật, hiệu chỉnh, bổ sung hàng năm, thậm chí có loại cần phải nhanh hơn nữa. Đó là chưa kể, do kinh phí eo hẹp, ở nhiều trường, các thầy cô ít có điều kiện ra nước ngoài tham quan, trao đổi học tập để nắm những thông tin khoa học hiện đại”.

Với những cơ sở vật chất giảng dạy như vậy đã làm cho người học ít được tiếp cận với thành tựu khoa học mới nên khi đi làm tiếp cận với các công nghệ mới họ luôn gặp nhiều khó khăn. Để việc cải tạo, mua trang thiết bị học và dạy mới, các trường phải có một nguồn lực tài chính rất dồi dào trong khi đó kinh phí do nhà nước cấp lại rất hạn chế, các khoản thu từ học phí còn quá ít nên các trướng có xu hướng đào tạo những ngành nghề với chi phí thấp, ít phải đầu tư máy móc, thiết bị, phòng thí nghiệm, nhà xưởng như Kinh tế, Kế toán, , Tin học văn phòng, Ngoại ngữ… chiếm 40 đến 50% quy mô đào tạo toàn quốc. Còn những ngành kĩ thuật và công nghiệp đòi hỏi đầu tư với chi phí lớn về thiết bị, nhà xưởng như khoa học vật liệu, kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điện, kĩ thuật khai thác mỏ, dầu khí … ít được mở thêm. Điều này làm giảm khả

năng tìm việc làm của sinh viên sau khi ra trường, hạn chế khả năng sáng nghiệp, tăng tỷ lệ thất nghiệp do không đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Như vậy các trường mới chỉ tập trung đào tạo những gì mình có chứ chưa đào tạo theo nhu cầu

Thứ hai: Nội dung chương trình đào tạo hiện nay còn nặng về lý thuyết

ít thực hành thậm chí không có vì không đủ điều kiện, chưa dựa trên kết quả khảo sát thị trường lao động, chưa phân tích nhu cầu đào tạo và tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp.

Chương trình đào tạo trong các trường ĐH của chúng ta hiện nay không khác mấy so với nội dung, chương trình của mấy chục năm trước. Điểm khác biệt căn bản chỉ ở chỗ đã có bổ sung, điều chỉnh chút ít chứ chưa phải là chương trình được xây dựng để thích hợp với những đòi hỏi của tình hình phát triển hiện nay. Bên cạnh đó thì việc xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá chương trình đào tạo với sự tham gia của các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp chưa được phổ biến nhân rộng. Nhiều cơ sở đào tạo vẫn thực hiện chương trình cũ thiếu gắn kết với nhu cầu xã hội. Ngoài ra các trường mới thành lập, các ngành mới mở chỉ là sao chép chương trình đào tạo của một số cơ sở nào đó đã có sẵn, ít khi được xây dựng thích ứng với đặc điểm của trường, của ngành, của địa phương và trên cơ sở khảo sát phân tích nhu cầu lao động.

Thêm vào đó thời gian giành cho các môn chuyên ngành còn quá ít dẫn đến tình trạng sinh viên sau khi ra trường cái gì cũng biết nhưng chẳng có gì là sâu sắc cả. Ví dụ như ngành Công nghệ thông tin Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, thời gian đào tạo đã bị mất phân nửa cho những môn học không liên quan đến chuyên ngành nên sinh viên không được đào tạo sâu, chỉ được học những kiến thức nền tảng.

Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhiều sinh viên trong nước chọn giải pháp đi du học nước ngoài. Mặc dù chi phí học ở nước ngoài đắt gấp nhiều lần so với học trong nước song đối với họ học đó sẽ có môi trường học tập tốt và cơ hội nghề nghiệp sẽ cao hơn.

Thứ ba: Đội ngũ giảng viên, giáo viên

Cho đến nay tiêu chuẩn về giảng viên, giáo viên chưa được xây dựng thành tiêu chuẩn quốc gia. Việc tuyển chọn, phân loại và đáng giá giảng viên giáo viên trong các cơ sở đào tạo mới chỉ dựa trên quy định của Luật giáo dục về khung trình độ, chưa có tiêu chuẩn năng lực cụ thể cho việc lựa chọn, đánh giá, trả lương cho giảng viên, giáo viên.

Tình hình đội ngũ giáo viên trong các cơ sở giáo dục trung học chuyên nghiệp (THCN), CÐ và ÐH những năm gần đây chưa đáp ứng sự gia tăng về quy mô người học. Tỷ lệ sinh viên CÐ, ÐH trên một giảng viên 27,15 sinh viên/giảng viên, cá biệt có ngành đào tạo số sinh viên trên một giảng viên lên đến hơn 40. Số lượng giáo viên các trường TCCN trong năm học 2007-2008 là 14 nghìn người, bảo đảm tỷ lệ 20 học sinh/giáo viên. Thực tế cũng cho thấy, đội ngũ giảng viên còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn, kỹ năng thực hành và khả năng sử dụng tiếng Anh.

3.2. Từ phía Nhà nước

Thứ nhất: Trong nhiều năm qua, Nhà nước chưa có cơ quan dự báo cấp

quốc gia về nhu cầu xã hội, chưa có mạng lưới các cơ quan thu thập thông tin, phân tích, đánh giá và dự báo nhu cầu xã hội về số lượng lao động, cơ cấu trình độ, ngành nghề đạo tạo từ các Bộ ngành Trung ương đến các địa phương. Dự báo nhu cầu xã hội phải được tiến hành ở từng đại phương, từ dưới lên trên và cho từng bộ ngành. Cơ quan dự báo nhu cầu xã hội phải thường xuyên cung

cấp số liệu làm cơ sở cho các trường lập kế hoạch đào tạo và điều chỉnh chiến lược phát triển cho từng giai đoạn

Thứ hai: Sự chồng chéo của các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục

đã làm cản trở sự chủ động của cơ sở đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội do quán tính của nền hành chính quan liêu để lại. Như cầu đào tạo của doanh nghiệp xuất hiện và không ngừng thay đổi, nhưng sự đáp ứng của các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các cơ sở công lập với các nhu cầu đó rất chậm chạp do phải mất thời gian thực hiện các thủ tục rườm rà.

Thứ ba: Sự bất cập về cơ cầu hệ thống giáo dục, về thời gian đào tạo

giữa cao đẳng và TCCN, về khung trình độ như cao đẳng và cao đẳng nghề nghiệp, TCCN và trung cấp nghề, các loại trường lớp, học viện, văn bằng chứng chỉ… tạo nên sự chồng chéo, trùng lặp trong đào tạo là một trong những nguyên nhân của viậc thièu gắn kết giữa đào tạo và nhu cầu xã hội, gắn kết giữa đào tạo ban đầu và đào tạo thường xuyên, đào tạo nâng cao và đào tạo chuyên sâu.

Thứ tư: Việc tổ chức đánh giá chương trình đào tạo với sự tham gia của

doanh nghiệp, cựu sinh viên, hội nghề nghiệp … không được thực hiện thường xuyên để điều chỉnh chương trình. Hội đồng trường với chức năng nhiệm vụ được quy định trong Luật Giáo dục và Quyết định 153/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành “Điều lệ trường Đại học” có tầm quan trọng để giúp nhà trường hoạch định chính sách đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, nhưng vẫn chưa được sự hưởng ứng của các trường. Hiện nay mới chỉ có 3 trường là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thái Nguyên, Đại học Giao thong Vận tải đã thành lập hội đồng trường. Hai trường là trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM và trường Đại học Xây Dựng đang trong giai đoạn thẩm định hồ sơ đăng ký.

Thứ năm: Các loại hình như trung tâm hướng nghiệp, trung tâm trợ

giúp và theo dõi việc làm, trung tâm quan hệ doanh nghiệp, trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng giáo viên được thành lập nhằm phát triển năng lực chuyên môn tiếp cận với nhu cầu xã hội đang được nhiều trường thực hiện. Tuy nhiên đa số các trường chưa xây dựng được chiến lược và chưa tạo lập mối quan hệ với doanh nghiệp trong trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu đào tạo về số lượng theo trình độ đào tạo.

Thứ sáu: Kinh phí đầu tư cho giáo dục còn quá ít

Mặc dù hàng năm ngân sách cấp cho giáo dục có tăng lên (chiếm khoảng 15 – 16% ngân sách nhà nước) nhưng nó vẫn còn là rất nhỏ so với nhu cầu của ngành giáo dục nhất là khi khoa học ngày càng phát triển, trang thiết bị cho học và dạy của giáo viên, học sinh ngày càng hiện đại. Theo số liệu mới đây nhất thì ngân sách đầu tư cho hệ thống giáo dục quốc dân được phân bổ như sau: 4,5% cho mầm non, 27% cho GD Tiểu học, 23,5% cho THCS, 11% cho THPT, 20 % cho CĐ-TCCN, còn lại chi tiêu cho GDĐH chỉ chiếm khoảng 16%. Nhìn vào định mức có thể thấy riêng hai bậc Tiểu học và THCS đã chiếm hơn 50% tổng ngân sách chi cho giáo dục, và nếu chúng ta nâng mức chi cho GD mầm non lên 15% hoặc nâng mức chi cho GDĐH lên 20% thì rõ ràng không còn tiền để chi cho các mục tiêu khác. Do đó bài toán chi phí cho giáo dục chỉ được giải quyết khi chúng ta có chính sách đầu tư hợp lý và phát huy có hiệu quả nguồn lực cấp cho mỗi cấp bậc giáo dục.

Bên cạnh những mặt hạn chế kể trên thì thực tế của nước ta còn tồn tại khá nhiều những hạn chế khác xuất phát từ nhiều khía cạnh làm cho việc đào tạo theo nhu cầu xã hội của nước ta gặp nhiều khó khăn như: kinh phí cấp cho đào tạo còn hạn chế; số người ra khỏi thị trường lao động thấp hơn nhiều lần số người tham gia vào thị trường lao động, số việc làm mới được tạo ra còn

hạn chế làm cho số lượng lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp không có khả năng tìm kiếm việc làm ( trong tổng số 90% sinh viên ra trường chỉ có 50% sinh viên có việc làm, trong đó chỉ có 30% làm đúng ngành nghề đào tạo); sự gia tăng số học sinh, sinh viên cao hơn nhiều lần số việc làm mới, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chưa đảm bảo, các trường đào tạo theo số lượng cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình đào tạo theo nhu cầu.

Trên đây là những thành tựu và những hạn chế mà nền giáo dục nước ta đã đạt được trong bước đầu thực hiện đào tạo theo nhu cầu. Qua đây chúng ta cũng thấy rõ những thành tựu đạt được còn ít song những những hạn chế còn quá nhiều và hầu hết đều là những hạn chế mà chúng ta đã mắt phải trong phương thức giáo dục trước đây. Vì vậy trong thời gian tới Đảng và Nhà nước ta nói chung và Bộ giáo dục và Đào tạo nói riêng cần có những tác động mạnh mẽ hơn nữa để nhanh chóng chuyển hướng nền giáo dục nước ta theo nhu cầu xã hội.

Chương III

GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU Ở NƯỚC TA 1. Giải pháp

Bộ trưởng Nguyện thiện Nhân đã từng khẳng định việc chuyển từ đào tạo dựa vào khả năng sẵn có của mình sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội là chuyển biến quan trọng nhất, cơ bản và bức bách trong giai đoạn hiện nay. Điều này tương tự như chuyển đổi từ kinh tế tập trung kế hoạch hoá trước kia sang nền kinh tế thị trường. Và để đảm bảo mục tiêu đến năm 2008 nước ta bước vào đào tạo theo nhu cầu thị trường thì ngay từ bây giờ chúng ta phải ý thức rõ chúng ta cần đào tạo những gì, đào tạo cho ai, đào tạo nhằm mục đích gì và phải đào tạo như thế nào. Hay nói cách khác là ngay từ bây giờ chúng ta phải tìm ra những giải pháp cụ thể nhất, chi tiết nhất để nhanh chóng xoá bỏ những yếu kém trong giáo dục hiện nay, đưa nền giáo dục đi theo mục tiêu phục vụ của xã hội, của nền kinh tế.

Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Thiện Nhân cũng đã nêu ra 9 tiêu chí nhằm đạt chuẩn trong quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và doanh nghiệp. Trước hết, phải xác định chuẩn kỹ năng, năng lực của người tốt nghiệp; xác định chuẩn đầu vào của học sinh, sinh viên; tiêu chuẩn của chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp giảng dạy trong đó có phương pháp đánh giá trình độ của nhà quản lý và các thầy cô giáo; giảng viên phải có trình độ chuyên môn cao; cán bộ quản lý phải có năng lực toàn diện; điều kiện

cơ sở vật chất của trường đảm bảo đủ thiết bị dạy và học, phòng thí nghiệm…; năng lực tài chính đảm bảo chi phí đào tạo để người dạy và học yên tâm; phải tổ chức quản lý qui trình đào tạo, phân cấp hoặc theo tiêu chuẩn ISO

Để cụ thể hoá các tiêu chí trên, trong hội thảo quốc gia “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” nhằm tìm ra sự đồng bộ giữa nhà trường với thị trường lao động do Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức tại TP.HCM, các đại biểu đã nêu ra một loạt các giải pháp sau:

a) Hình thành ban điều hành để triển khai đào tạo theo nhu cầu

Thành phần ban điều hành gồm: Đại diện của Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh xã hội, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Công nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam ... Ban điều hành xây dựng kế hoạch cấp quốc gia; tập hợp các nhu cầu từ cơ sở, doanh nghiệp, thị trường lao động; đồng thời phối hợp đánh giá năng lực của các trường, đánh giá chuẩn nghề nghiệp, giáo viên để từ đó thông báo cho các đơn vị có nhu cầu đào tạo biết đặt hang hoặc giao kế hoạch đối với nhu cầu đào tạo của cả nước.

b) Thành lập cơ quan dự báo nhu cầu xã hội

Cơ quan dự báo nhu cầu cần phải được thành lập từ Trung ương đến địa phương tạo gia một mạng lưới quốc gia do một trung tâm quốc gia điều phối các hoạt động. Cơ quan này có nhiệm vụ dự báo các nhu cầu ngắn hạn (1-2 năm), trung hạn (3-5 năm), dài hạn (trên 5 năm).

Hệ thống cơ quan dự báo này được chia làm 2 cấp là cấp quốc gia và cấp địa phương. Trên cơ sở nguyên tắc hình thành mạng lưới dự báo nhu cầu

Một phần của tài liệu Đào tạo theo nhu cầu xã hội - Những định hướng và giải pháp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w