2006 - 2008.
Bảng 3: Bảng số liệu phân tích hiệu quả kinh doanh:
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 07/06 % 08/07 % 1.Doanh thu 17528,13 20997,00 26251,47 3468,87 19,8 5254,47 25,0 2.Giá vốn hàng bán 16235,12 19415,85 24215,10 3180,73 19,6 4799,25 24,7 4.Chi phí bán hàng 88,01 94,68 110,15 6,67 7,6 15,47 16,3 5.Chi phí quản lý DN 101,14 115,36 132,5 14,22 14,1 17,14 14,9 6.Lợi nhuận trc thuế 1100 1300 1700 200 18,2 400 30,8 7.Thuế 308 364 476
8.Lợi nhuận sau thuế
792 936 1224 144 18,2 288 30,8
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006-2008, Phòng Kế hoạch-Tài chính)
1. Đánh giá chỉ tiêu kinh doanh tổng hợp.
Từ bảng số liệu trên ta đưa ra được bảng chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả tổng hợp như sau:
Bảng 4: Bảng chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả tổng hợp
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Hiệu quả tổng hợp 1,067 1,066 1,062
Doanh lợi doanh thu (ROS) 4,52% 4,46% 4,45%
Doanh lợi tài sản (ROA) 7,54% 6% 6,8%
Từ bảng số liệu ta thấy, chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp đều đạt giá trị lớn hơn 1, điều đó chứng tỏ là Xí nghiệp làm ăn có lãi. Tuy nhiên chỉ tiêu này lại giảm dần qua các năm từ năm 2006 đến năm 2008. Sở dĩ như vậy là do doanh thu và chi phí luôn biến động qua các năm. Doanh thu năm 2008 đạt giá trị cao nhất là 26251,47 triệu đồng song chi phí cũng tăng tỷ lệ thuận với doanh thu. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình lạm phát chung của cả nền kinh tế dẫn đến giá thành sản xuất ở mức cao.
Mức doanh lợi doanh thu đã cao hơn mức trung bình là 2,9% song năm sau thấp hơn năm trước. Doanh thu năm sau có cao hơn năm trước nhưng chi phí mua hàng và các chi phí khác tăng với tốc độ lớn, tình hình đó dẫn đến chỉ tiêu doanh lợi doanh thu thấp qua các năm. Để cải thiện chỉ tiêu này Xí nghiệp cần quan tâm tới các biện pháp hạ thấp chi phí, đồng thời tăng doanh thu trong thời gian tới.
Chỉ tiêu doanh lợi tài sản cũng giảm dần, từ 7,54% năm 2006 xuống còn 6% vào năm 2007 và năm 2008 là 6,8%. Chỉ tiêu này còn thấp so với trung bình của ngành là 8,8%. Sở dĩ như vậy là do tổng tài sản của Xí nghiệp là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và Bộ quốc phòng. Đó là thuận lợi của các doanh nghiệp Nhà nước khi không phải đầu tư nhiều vào tài sản cố định, song từ đó cũng thấy được sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước trong việc sử dụng các tài sản thuộc sở hữu nhà nước, thậm chí còn gây lãng phí.
Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp ở trên đã phản ánh khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Dược phẩm 120 trong ba năm 2006-2008. Xét về mặt định lượng có thể thấy, mặc dù lợi nhuận tăng qua các năm do doanh thu tăng song chi phí cũng tăng dẫn tới hiệu quả kinh doanh là chưa cao. Điều này được thể hiện qua con số ở trên mà nguyên nhân là do tổng chi phí còn ở mức cao, tốc độ tăng chi phí gần bằng tốc độ tăng của doanh thu. Do vậy trong thời gian tới Xí nghiệp cần khắc phục tình trạng này để có thể nâng cao được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Đánh giá chỉ tiêu sử dụng yếu tố sản xuất.
Bảng 5: Bảng số liệu đánh giá nhóm chỉ tiêu sử dụng các yếu tố sản xuất:
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch
07/06 08/07
1.Doanh thu thuần 17528,13 20997,00 26251,47 3468,87 5254,47
2.Tổng chi phí 16428,13 19697 24551,47 3268,87 4854,47
-Giá vốn hàng bán 16235,12 19415,85 24215,10 3180,73 4799,25
- Chí phí bán hàng 88,01 94,68 110,15 6,67 15,47
-Chi phí quản lý 101,14 115,36 132,5 14,22 17,14
4.Lợi nhuận trước thuế 1100 1300 1700 200 400 5.Tổng số LĐ 140 143 134 3 -9 6.Tổng quỹ lương 2463,20 2765,00 2903,25 301,8 138,25 Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tài chính
Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
Bảng 6: bảng chỉ tiêu đánh giá yếu tố sản xuất lao động
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch
07/06 08/07
NSLĐ bình quân 125,59 146,83 195,9 21,24 49,07
Lợi nhuận bq 1LĐ 7,86 9,09 12,69 1,23 3,6
Năng suất lao động: Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp. Trong ba năm qua, năng suất lao động luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 năng suất lao động đạt 125,59 triệu đồng/người/năm, năm 2007 tăng lên là 146,83 triệu đồng/người/năm và tăng mạnh vào năm 2008 khi đạt 195,9 triệu đồng/người/năm. Điều đó thể hiện rằng Xí nghiệp đã sử dụng lao động một cách có hiệu quả. Sở dĩ như vậy là năm 2008, Xí nghiệp đã đầu tư, mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất thuốc theo dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP nên một lượng lao động cắt giảm được chuyển sang các xí nghiệp khác thuộc công ty, chính vì vậy năm 2008 số lao động của Xí nghiệp giảm song năng suất lao động không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, với việc đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại nên trình độ của người lao động được nâng lên thông qua các lần tập huấn do Xí nghiệp và công ty tổ chức. Cụ thể, năm 2008 Xí nghiệp có
trên 30% cán bộ công nhân viên đạt trình độ đại học, trong đó có nhiều người là dược sĩ và kỹ sư cao cấp.
Lợi nhuận bình quân 1 lao động: Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận mà 1 lao động tạo ra trong năm. Năm 2006 bình quân 1 lao động tạo ra 7,86 triệu đồng lợi nhuận cho Xí nghiệp, năm 2007 là 9,09 triệu/người và năm 2008 là 12,69 triệu/người. Như vậy, lợi nhuận mà một lao động tạo ra cho Xí nghiệp ngày càng tăng lên.
Qua việc đánh giá hai chỉ tiêu trên thấy được rằng, trong ba năm qua, tình hình sử dụng lao động của Xí nghiệp có nhiều tích cực và cần được duy trì trong thời gian tới. Muốn vậy, Xí nghiệp cần phải có kế hoạch sử dụng và tuyển dụng lao động có hiệu quả, bố trí lao động vào các vị trí phù hợp với năng lực của từng người, tạo môi trường làm việc sao cho người lao động có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Đồng thời có sự phân công và phối kết hợp giữa các cá nhân và các phòng ban trong Xí nghiệp một cách có hiệu quả nhất.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:
Nguồn vốn của Xí nghiệp được hình thành từ 3 nguồn chính đó là: - Nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp.
- Nguồn vốn do Bộ quốc phòng cấp.
- Nguồn vốn tự bổ sung lấy từ lợi nhuận để lại của Xí nghiệp.
Trong những năm qua, nguồn vốn của Xí nghiệp ngày càng tăng lên tạo điều kiện để Xí nghiệp mở rộng sản xuất.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2006, chỉ tiêu này là 0,1 tức là Xí nghiệp bỏ ra 1 đồng vốn thu lại được 0,1 đồng
lợi nhuận. Năm 2007 là 0,08 và năm 2008 là 0,068. Điều đó cho thấy trong 3 năm qua Xí nghiệp chưa sử dụng có hiệu quả vốn đưa vào sản xuất kinh doanh. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực chi phí:
Bảng 8: bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực chi phí.
LNTT/Tổng CPhí 6,70% 6,72% 6,9%
LNTT/giá vốn hàng bán 6,67% 6,69% 7,02%
LNTT/Cphí bán hàng 12,50 13,73 15,43
LNTT/Cphí quản lý DN 10,88 11,27 12,83
Từ bảng số liệu trên cho biết mức sinh lợi của một đơn vị chi phí qua các năm biến động không ổn định. Cụ thể, trong 100 đồng chi phí Xí nghiệp bỏ ra thì năm 2006 thu về được 6,7 đồng lợi nhuận, năm 2007 tăng lên 6,72 đồng lợi nhuận song năm 2008 lại giảm chỉ còn 6,9 đồng. Tuy tỷ lệ tăng giảm không nhiều nhưng điều đó thấy được rằng việc sử dụng nguồn lực chi phí nói chung vẫn còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả. Chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí đó là giá vốn hàng bán (chiếm trên 95% tổng chi phí). Năm 2006, cứ 100 đồng giá vốn hàng bán thì Xí nghiệp thu được 6,67 đồng lợi nhuận, năm 2007 thu được 6,69 đồng và năm 2008 là 7,02 đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh ngiệp tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí nhưng cũng đem lại lợi nhuận cho Xí nghiệp.
Như vây, nhìn chung ba năm qua hiệu quả sử dụng nguồn lực chi phí của Xí nghiệp vẫn còn thấp, không ổn đinh, chủ yếu do chi phí sản xuất trực tiếp vẫn
còn ở mức cao. Vì vậy trong thời gian tới Xí nghiệp cần có các biện pháp nhằm tối thiểu hoá chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội. - Thu nhập bình quân người lao động:
Trong ba năm qua, thu nhập bình quân người lao động luôn có xu hướng tăng lên cụ thể là năm 2006 thu nhập bình quân của người lao động đạt 1,750 triệu đồng, năm 2007 tăng lên đạt 1,920 triệu đồng và năm 2008 là 1,950 triệu đồng. Sở dĩ được như vậy là do trong 3 năm qua, quỹ lương của Xí nghiệp luôn tăng và duy trì số lao động hợp lý. Xí nghiệp luôn tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
- Nộp ngân sách bình quân:
Mức nộp ngân sách của Xí ngiệp cũng luôn tăng qua các năm do lợi nhuận của Xí nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2006 nộp ngân sách đạt 2.086,2 triệu đồng, năm 2007 là 2.259,48 triệu đồng và năm 2008 là 2.401,10 triệu đồng. Như vậy, vượt lên mọi khó khăn trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động, Xí nghiệp vẫn từng bước khẳng định mình là một doanh nghiệp quân đội trong ngành dược phẩm nước nhà, tiếp tục phấn đấu tăng trưởng và phát triển.
- Vế mặt môi trường: Xí nghiệp luôn quan tâm đến việc đảm bảo môi
trường sạch sẽ trong quá trình sản xuất. Hiện nay, Xí nghiệp đã có hệ thống cung cấp không khí sạch và việc xử lý nước thải. Hệ thống cung cấp không khí sạch được lắp đặt phía trên của nhà máy, tách biệt với phần sản xuất thuốc. Việc xử lý nước thải của Xí nghiệp cũng được thiết kế và xây dựng theo đúng quy định nghiêm ngặt của tổ chức Y tế Thế giới. Nước thải được xử lý qua nhiều công đoạn, lọc chất thải rắn, lọc nước thải thô, rồi lọc nước thải tinh.
- Về an ninh quốc phòng: Xí nghiệp thường xuyên chăm lo xây dựng mối
quan hệ đoàn kết thống nhất nội bộ và đời sống người lao động, củng cố thường xuyên mối quan hệ gắn bó với nhân dân nơi đóng quân và với các đơn vị bạn. Phối kết hợp tốt với các địa phương đảm bảo an toàn địa bàn đóng quân, không để xảy ra vụ việc nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến con người, tài sản. Trao đổi, giúp đỡ với đảng uỷ chính quyền địa phương nơi đóng quân xây dựng chương trình hoạt động, tổ chức các buổi giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần tô thắm thêm nét đẹp truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”.