Đẩy mạnh hoạt động thông tin đại chúng, tuyên truyền quảng cáo

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank (Trang 54 - 61)

Hoạt động thông tin đại chúng của ngân hàng cần được tiến hành thường xuyên hơn và liên tục trong một thời gian đủ dài. Các tuyền truyền quảng cáo

phải tập trung làm nổi bật các ưu điểm của chi nhánh về dịch vụ về sản phẩm về thái độ phục vụ của các cán bộ ngân hàng. Để thông tin đại chúng đạt hiệu quả cao nhất chi nhánh cần tìm ra những kênh truyền thông hiệu quả. Trước hết là kênh truyền thông cá nhân mà người truyền tải những thông điệp trước hết là các nhân viên của chi nhánh và những người thân của họ. Đây là kênh có chi phí thấp nhất mà hiệu quả đem lại rất khả quan. Ngoài ra, hỗ trợ cho kênh truyền thông cá nhân, chi nhánh cần tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiến hành giao tiếp công chúng trên cơ sở trao đổi thông tin hai chiều và truyền cho nhau những trạng thái cảm xúc tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng bằng việc tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội trong khu vực, tổ chức nhiều cuộc toạ đàm, đối thoại với doanh nghiệp, giao lưu với các sinh viên chuyên ngành ngân hàng tài chính của các trường đại học. Ngân hàng cũng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến bán nhằm lôi kéo những khách hàng hiện tại sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng hơn, có thể là ưu đãi về phí, tặng quà, …Tuy nhiên chi nhánh cũng cần cân đối giữa chi phí cho hoạt động này với khả năng của mình và kết quả mà chúng mang lại. Sau mỗi một chiến dịch truyền thông cần phải tiến hành đánh giá kết quả, đo lường các chỉ tiêu dư nợ, tiền gửi, thu nhập, chi phí… trước trong và sau chiến dịch truyền thông của mình đồng thời tiếp nhận các thông tin phản hồi từ thị trường.

3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOAI QUỐC DOANH VPBANK

Em xin đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoài quốc doanh nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động của các chi nhánh

Thứ nhất, Ngân hàng nên nghiên cứu và phát triển một hệ thống báo cáo tài chính với những nội dung chuẩn để cung cấp cho những khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo ra một chuẩn mực chung và làm giảm thời gian thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng. Ngân hàng cũng nên để các chi nhánh có sự độc lập tương đối và linh hoạt trong các quyết định của mình về lãi suất cho vay

và huy động. Bên cạnh sự phân loại xếp hạng khách hàng để giải quyết cho vay không cần thế chấp ngân hàng cần nghiên cứu và đưa ra một hệ thống phân loại rủi ro trong đó chỉ rõ các phần bù rủi ro làm cơ sở tham chiếu cho các chi nhánh cấp dưới. Đồng thời trung tâm nên nghiên cứu đưa ra một số chỉ tiêu tài chính bình quân của một số ngành kinh tế trọng điểm như tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ lệ hoàn vốn, tỷ lệ thanh toán để làm tham chiếu cho việc quyết định lãi suất cho vay của các chi nhánh đối với khách hàng của họ.

Thứ hai, Ban Giám Đốc chủ động hoặc cho phép các chi nhánh tham gia với tư cách là thành viên của các quỹ bảo lãnh tín dụng, của Hiệp hội phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc gia nhập các tổ chức trên sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoặc các chi nhánh tham gia có được những thông tin chính xác hơn, cập nhật hơn và từ đó chủ động tiếp cận với các khách hàng có nhu cầu một cách hiệu quả nhất. Trung tâm cũng phải giữ vai trò là người cung cấp các bản tin về rủi ro tín dụng, trong đó nêu lên những nhận định đánh giá về rủi ro của các doanh nghiệp trên địa bàn và cảnh báo cho các chi nhánh những trường hợp khẩn cấp có dấu hiệu lừa đảo, hoặc mất khả năng thanh toán.

Thứ ba, ngân hàng cần nhanh chóng hoàn thiện phầm mềm ngân hàng bán lẻ và tổ chức nối mạng trong toàn hệ thống. Vì đây là một phương pháp kinh doanh hiện đại của các ngân hàng trên thế giới nên nó sẽ là một trong những nhân tố làm tăng sức cạnh tranh của toàn hệ thống VPBank nói chung và của từng chi nhánh nói riêng. Đồng thời để phát triển dịch vụ về thẻ thanh toán cũng như thẻ tín dụng, ngân hàng cần phải phối hợp với các ngân hàng khác, các trung tâm thương mại lớn để tạo ra mạng lưới thanh toán rộng khắp. Ngân hàng nên tham gia vào các mạng thanh toán, mạng ATMs toàn cầu như Mastercard, Cirrus, Visa,… Việc mở rộng dịch vụ về thẻ sẽ làm tăng khả năng huy động vốn của ngân hàng ở các khu vực thành thị và khu dân cư có thu nhập cao, đồng thời làm tăng khả năng khai thác khách hàng từ các khoản phí về sử dụng thẻ. Cho tới thời điểm đầu năm 2008, VPBank là ngân hàng đầu tiên đưa ra sản phẩm thẻ

MC2 tại Việt Nam, tuy nhiên việc triển khai sản phẩm tiện ích này của VPBank chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, do đây là một sản phẩm tuy hiện đại nhưng rất mới mẻ nên số lượng người sử dụng chưa nhiều, một phần cũng do các cán bộ của trung tâm thẻ chưa hoàn toàn giúp người sở hữu thẻ hiểu hết tác dụng của chiếc thẻ MC2 nên đang gây ra sự lãng phí.

Ngoài ra, hiện nay ngân hàng đã có trang Web riêng, nhưng mới chỉ giới thiệu chung về hệ thống chứ chưa có đầy đủ hoạt động chi tiết của các chi nhánh lớn cấp I và cấp II. Các thông tin hoạt động của các chi nhánh này nhằm quảng bá thương hiệu, khiến các chi nhánh trở nên năng động hơn trong hoạt động. Mặt khác, trang Web cũng sẽ tăng lượng thông tin trao đổi hai chiều giữa ngân hàng và khách hàng làm cho hai bên hiểu nhau hơn và tạo ra mối quan hệ tốt hơn. Tham gia vào hệ thống thương mại điện tử toàn cầu và nghiên cứu phát triển các hình thức tín dụng điện tử như các quốc gia sẽ tạo ra lợi thế không nhỏ cho VPBank trong tiến trình phát triển.

KẾT LUẬN

Thực tế phát triển kinh tế thế giới trong nhiều năm qua cho đến nay đã khẳng định tầm quan trọng cũng như xu thế phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Chúng ta cũng không phủ nhận hay bác bỏ vai trò của các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế. Bởi vì tất cả đều cho thấy doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ không quan trọng bằng sự hài hòa, phù hợp trong đường lối phát triển Để giữ vững sự ổn định của nền kinh tế cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai khối doanh nghiệp này. Để các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực sự trở thành một bàn tay thứ hai của nền kinh tế thì chúng cần phải có sự hỗ trợ từ nhiều phía trên nhiều khía cạnh trong đó tài chính và tài trợ tài chính giữ một vai trò quan trọng hàng đầu. Các ngân hàng thương mại cũng nhận ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là đối tượng khách hàng chủ yếu của mình trong tương lai và đã đặt ra nhiều chiến lược nhằm thu hút, mở rộng và nâng cao hiệu quả khai thác từ các doanh nghiệp này.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ... 3

1.1 DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ...3

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ...3

1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ...6

1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế...14

1.2. CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHTM...17

1.2.1. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ...17

1.2.2. Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại đối với các DNVVN...18

1.3. HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ...20

1.3.1. Quan điểm về hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ . . .20

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay các DNVVN...21

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay DNVVN...22

1.3.3.1. Các nhân tố khách quan ...22

1.3.3.2. Các nhân tố chủ quan...23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK....26

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VPBANK...26

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của ngânn hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam ( Vpbank)...26

2.1.2. Lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức...28

2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động...28

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức ...29

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank ...31

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng...32

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ...33

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK...34

2.2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn...34

2.2.2. Thực trạng hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ VPBank ...36

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY CẤC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VPBANK...42

2.3.1. Thành tựu đạt được...42

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...43

2.3.2.1. Những hạn chế...43

2.3.2.2. Nguyên nhân...45

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VPBANK...46

3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA TOÀN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VPBANK ...46

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VPBANK ...47

3.2.1. Đổi mới cơ chế cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ....47

3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định...48

3.2.3. Thiết lập chính sách khách hàng hợp lý trên cơ sở thoả mãn nhu cầu của khách hàng và đảm bảo có lãi...51

3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng...53

3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động thông tin đại chúng, tuyên truyền quảng cáo 54 3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOAI QUỐC DOANH VPBANK...55

KẾT LUẬN... 58

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w