Mô tả chung về mẫu

Một phần của tài liệu Thương hiệu và những bước phát triển thương hiệu (Trang 44 - 47)

Tổng số người được phỏng vấn là 201 người, Hà Nội: 37 người, Đà Nẵng: 48 người và thành phố Hồ Chí Minh: 116 người. Nhưng sau khi kiểm lại thông tin và nhập máy, số bảng câu hỏi bị loại do thiếu thông tin hoặc các thông tin không phù hợp với nhau là 14 bảng trong đó Hà Nội: 2 bảng, Đà Nẵng: 6 bảng, Thành phố Hồ Chí Minh 6 bảng. Như vậy kết quả thu được là 187 bảng câu hỏi đã được nhập vào chương trình SPSS 12.0 for window để xử lý.

Sau khi phân tích các đại lượng thống kê mô tả bằng SPSS, kết quả của việc nghiên cứu bằng cách phỏng vấn người tiêu dùng đã cho kết quả như sau:

2.1 Số người được phỏng vấn tại các thành phố

Bảng 5.1: Số người được phỏng vấn tại các Thành phố Thành phố Số lượng % %thực tế %tích lũy

Hà Nội 35 18.7 18.7 18.7

Đà Nẵng 42 22.5 22.5 41.2

Hồ Chí Minh 110 58.8 58.8 100.0

Tổng cộng 187 100.0 100.0

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố phát triển kinh tế mạnh nhất Việt Nam, mức tiêu dùng cũng lớn hơn rất nhiều so với các thành phố khác. Do đó Tp. HCM là địa phương được phỏng vấn với số lượng người nhiều nhất. Nhưng về sản phẩm găng tay, người tiêu dùng ở Tp.HCM chỉ sử dụng găng tay xe gắn máy, xe đạp, găng tay bảo hộ cho khí hậu nóng, cho nên muốn đa dạng hóa sản phẩm và phát triển thương hiệu chiếm lĩnh toàn bộ thị trường Việt Nam, Công ty Palace cần phải chú ý đến thị trường miền Trung và miền Bắc cho các sản phẩm găng tay chống rét,

găng tay fleece (nhung, lông mịn). Do đó việc phỏng vấn người tiêu dùng ở Đà Nẵng và Hà Nội là cần thiết.

2.2 Số người có và không mang găng tay

Bảng 5.2: Tỷ lệ người có và không mang găng tay

Số lượng % %thực tế %tích lũy

Có 133 71.1 71.1 71.1

Không 54 28.9 28.9 100.0

Tổng cộng 187 100.0 100.0

Tỷ lệ người không mang găng tay đi ra được chiếm tỷ lệ khá cao (28.9%). Trong thực tế con số này có thể còn cao hơn nhiều do hầu hết nam giới chưa có thói quen mang găng tay khi đi ra đường. Việc hướng dẫn tiêu dùng là điều cần thiết cho Công ty và đặc biệt là phát triển thương hiệu để khai thác hết tiềm năng sử dụng găng tay của các đối tượng khách hàng.

2.3 Trình độ học vấn Bảng 5.3: Trình độ học vấn Bảng 5.3: Trình độ học vấn Số lượng % %thực tế %tích lũy Cấp 1 hay thấp hơn 1 .5 .5 .5 Cấp 2 2 1.1 1.1 1.6 Cấp 3 25 13.4 13.4 15.0 Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng 36 19.3 19.3 34.2

Đại học và trên đại học 123 65.8 65.8 100.0

Tổng cộng 187 100.0 100.0

Số người được phỏng vấn có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao nhất. Phương pháp phỏng vấn là phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên tỷ lệ này không phản ảnh lên trình độ chung của người tiêu dùng.

2.4 Độ tuổi Bảng 5.4: Độ tuổi Bảng 5.4: Độ tuổi Số lượng % %thực tế %tích lũy 15-20 8 4.3 4.3 4.3 21-25 68 36.4 36.4 40.6 26-30 61 32.6 32.6 73.3 31-35 30 16.0 16.0 89.3 36-40 20 10.7 10.7 100.0 Tổng cộng 187 100.0 100.0

Độ tuổi của người được phỏng vấn từ 15 tuổi đến 40 tuổi, số người trong độ tuổi từ 21 đến 30 chiếm tỷ lệ lớn nhất, độ tuổi này trong thực tế cũng chiếm tỷ trọng lớn trong số người tiêu dùng. Ở tuổi này người ta đã có thu nhập và quyết định được việc mua sắm của mình, họ cũng rất nhạy bén về thời trang.

2.5 Thu nhập Bảng 5.5: Mức thu nhập Bảng 5.5: Mức thu nhập Số lượng % %thực tế %tích lũy <2 triệu đồng 111 59.4 59.4 59.4 2 - <3 triệu đồng 41 21.9 21.9 81.3 3 - <4 triệu đồng 18 9.6 9.6 90.9 4 - <5 triệu đồng 6 3.2 3.2 94.1 >= 5 triệu đồng 11 5.9 5.9 100.0 Tổng cộng 187 100.0 100.0

Số người thu nhập dưới 2 triệu chiếm tỷ trọng cao nhất. Công ty cần phải có chiến lược phát triển sản phẩm và giá cả hướng vào tất cả các đối tượng trên. Công ty nên thiết kế nhiều mẫu khác nhau mỗi mẫu phù hợp với từng lứa tuổi và từng mức thu nhập của khách hàng.

2.6 Giới tính Bảng 5.6: Giới tính Bảng 5.6: Giới tính Số lượng % %thực tế %tích lũy Nữ 108 57.8 57.8 57.8 Nam 79 42.2 42.2 100.0 Tổng cộng 187 100.0 100.0

Tổng số nữ được phỏng vấn chiếm tỷ lệ 57.8% cao hơn nam vì trong thực tế hầu hết khách hàng nữ đi ra đường đều mang găng tay nên tỷ lệ này sẽ giúp việc nghiên cứu có kết quả tốt hơn.

2.7 Tỷ lệ nam nữ mang găng tay

Bảng 5.7: Tỷ lệ nam nữ có mang găng tay và không mang găng tay

Có Không

N % %tổng số N % %tổng số

Nữ 102 76.7% 54.5% 6 11.1% 3.2%

Nam 31 23.3% 16.6% 48 88.9% 25.7%

Theo bảng thống kê này tỷ lệ nữ mang găng tay cao hơn nam giới rất nhiều. Công ty Palace cần phải chú trọng đến từng bước phát triển thương hiệu, trước tiên cần tập trung vào giới nữ để chiếm lĩnh được thị trường sau đó phát triển những sản phẩm phù hợp với nam giới và hướng dẫn tiêu dùng cho họ để khai thác hết tiềm năng của thị trường.

Một phần của tài liệu Thương hiệu và những bước phát triển thương hiệu (Trang 44 - 47)