Đối với các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 49 - 53)

II. Xu hướng tăng trưởng và phát triển kinh tế Viêt Nam hiện nay đến

3. Đối với các ngành kinh tế

- Công nghiệp: Tỉ lệ ngành công nghiệp chế tác sẽ tăng lên. Bên cạnh đó xu hướng dịch vụ ngoại biên chuyển công nghệ ra ngoài cũng tác động tích cực đến công nghệ Việt Nam, biến Việt Nam thành cơ sở sản xuất, lắp ráp cho các nước phát triển.

Do đó việc chọn lựa và ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp trọng điểm là rất cần thiết: Việt Nam cần tập trung nguồn lực phát triển một số ngành, lĩnh vực trọng điểm để có thể tạo ra bước phát triển nhảy vọt, phát huy tối đa lợi thế của Việt Nam trong phát triển kinh tế. Các ngành trọng điểm cần là những ngành có thế mạnh, có điều kiện phát triển ở Việt Nam, có khả năng thu hút nhiều lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, hướng ra xuất khẩu. Ngoài ra, việc đánh giá, lựa chọn những ngành, lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn cần tiến hành trên cơ sở áp dụng các phương pháp định lượng, mang tính đo lường cụ thể

- Dịch vụ: Sẽ có thêm nhiều loại hình dịch vụ mới trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia rất nhiều vào các lĩnh vực này, do đó, ngành dịch vụ Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh, đa dạng về sản phẩm, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020.

Đặc biệt VIệt Nam đang tích cực nỗ lực cho một nền kinh tế tri thức: Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang hướng tới việc phát triển kinh tế tri thức. Nhiều nước phát triển trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ phát triển cao, trong đó tri thức, công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế chính, tạo ra sức sản xuất, năng suất lao động vượt trội. Để có thể phát triển nhanh, bền vững và bắt kịp với những nước đó, Việt Nam tất yếu phải phát triển những ngành, lĩnh vực dựa trên tri thức, khoa học và công nghệ cao.

- Nông nghiệp và phát triển nông thôn: tập trung vào các sản phẩm: + Đối với trồng trọt tập trung vào lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực, mở rộng diện tích trồng cao su

+ Chăn nuôi tập trung vào con lợn, gia cầm, bò thịt;

+Lâm nghiệp tập trung vào công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng kinh tế

+ Đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản tập trung vào nuôi nước lợ, trong đó chủ yếu vẫn là con tôm sú, nuôi nước ngọt chủ yếu là cá tra và ba sa.

KẾT LUẬN

Tóm lại, đầu tư và tăng trưởng phát triển kinh tế là những vấn đề kinh tế quan trọng của đất nước. Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, không chỉ được đặt ra đối với nền kinh tế của một quốc gia mà còn phải đặt ra cho từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế và từng đơn vị kinh tế.

Đầu tư trong những năm qua đã thực sự góp phần quan trọng vào tăng trưởng phát triển kinh tế và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong chính sách thúc đẩy kinh tế theo chiều rộng và sâu của Chính Phủ. Trong điều kiện mới, thời đại kinh tế quốc tế, đầu tư đạt ra những yêu cầu mới cho sự phát triển mỗi quốc gia nói chung, mỗi thành phần kinh tế nói riêng phải có những định hướng đúng cho tương lai của mình.

Việc đổi mới cơ chế đầu tư thông thoáng hơn đặc biệt là sau năm 1986, đã thu được những thành tựu quan trọng, thể hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên rõ rệt, đưa nước ta từ một nước lạc hậu lên một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa theo dự kiến vào năm 2020. Luật đầu tư và sửa đổi luật đầu tư cho phù hợp sẽ làm cho đầu tư có hiệu quả hơn, nhất là việc đầu tư vào một số ngành trọng điểm.

Tuy nhiên trong công tác đầu tư những năm qua còn có nhiều vướng mắc là do nhiều nguyên nhân như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu, thủ tục pháp lý còn rườm rà hay do cơ chế chưa minh bạch…Do đó, để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để gia tăng vốn và hiệu quả đầu tư. khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, không hiệu quả, cải cách cơ chế, minh bạch hóa đầu tư… là những việc rất cần trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

Việc phân tích đánh giá vai trò của đầu tư đối với quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư cho ta thấy được sự quan trọng của đầu tư và những phương hướng giải pháp cần có trong tương lai để đưa nước ta lên thời đại mới, văn minh, hiện đại hơn.

Do khuôn khổ bài làm có hạn và kiến thức còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Giáo trình kinh tế đầu tư _ NXB Đại học kinh tế quốc dân. 2/ Giáo trình kinh tế phát triển _ NXB Đại học kinh tế quốc dân. 3/ Giáo trình kinh tế vi mô _ NXB Đại học kinh tế quốc dân. 4/ Trang web Đại học kinh tế quốc dân: http://www.neu.edu.vn 5/ Trang web Bộ kế hoạch và đầu tư: http://www.mpi.gov.vn 6/ Trang web tổng cục thống k ê: http://www.gso.gov.vn 7/ Http://www.vir.com.vn

8/ Hệ số đầu tư tăng trưởng _ Nguyễn Thái Hà.

9/ Một số vấn đề về vốn và đầu tư _ Bùi Bá Cường , Bùi Trinh. 10/ Http://Saga.vn

11/ Http://www.vnecon.com 12/ Http://vnmedia.vn

13/ Http://www.dantri.com.vn

Một phần của tài liệu Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w