Vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) và vốn ngoại tỉnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Nghệ An đến 2010 (Trang 55 - 59)

IV. Các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản Nghệ An đến

4. Vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) và vốn ngoại tỉnh

Trong những năm tới, chúng ta cần phải tập trung hỗ trợ nguồn vốn ODA và vốn của tổ chức tài chính thế giới, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại tập trung ưu tiên phát triển cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ít người, vùng miền núi trung du. Chúng ta cần khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng theo các hình thức : Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao ; Hợp đồng xây dựng - chuyển giao. Trong các hình thức đó chúng ta khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài đến hình thưc hợp đồng xây dựng - chuyển giao. Hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao đem lại lợi ích cho cả hai bên đối tác trong lĩnh vực đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thủy sản. Với hình thức này, bên phía nhà đầu tư sau khi xây dựng xong công trình đúng theo hợp đồng họ sẽ được tạo điều kiện ưu đãi đổi sang thực hiện dự án

khác. Trong những năm tới, hình thưc hợp đồng xây dựng - chuyển giao chắc chắn sẽ thu hút không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà dưới hình thức này nó còn thu hút rất mạnh mẽ các nhà đầu tư trong nước.

Để có thể huy động tốt nguồn vốn này, cần thực hiện các giải pháp: Tạo mọi điều kiện thuận lợi (giá thuê đất và chính sách sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ hạ tầng,...) cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư vào Nghệ An.

Tăng cường hơn nữa công tác quảng bá, giới thiệu ra nước ngoài về các tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

Kết hợp nhiều hình thức đầu tư nước ngoài.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoài tỉnh vào Nghệ An, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất. Tỉnh cần chuẩn bị năng lực nội tại để đón nhận, lựa chọn và tham gia bình đẳng trong quan hệ hợp tác, đầu tư với bên ngoài.

Kiến nghị Nhà nước cho phép tỉnh có chính sách ưu đãi phù hợp để tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và ngoài tỉnh.

PHẦN KẾT LUẬN

Đầu tư cho phát triển thủy sản là vấn đề rất quan trọng, phức tạp có liên quan đến toàn bộ nên kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nước ta hiện nay chiến lược đầu tư nói chung và chính sách đầu tư trong ngành thủy sản nói riêng gắn liền với yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Vốn là yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất của tất cả các ngành của nền kinh tế nên. Riêng đối với ngành thủy sản vốn càng có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, nghiên cứu đề ra các giải pháp về vốn ngành thủy sản Nghệ An là rất cần thiết. Các giải pháp đó, một mặt đáp ứng yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, thuận lợi; mặt khác phải đảm bảo sản xuất có lãi ổn định, bền vững, lâu dài từ đó thu hồi vốn nhanh, đúng hợp đồng, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường trên phạm vi toàn tỉnh. Nhưng thực tế vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản còn hạn chế, vốn ngân sách dành cho ngành thuỷ sản chưa đáp ứng được nhu cầu cần đầu tư. Vốn ít đầu tư lại dàn trải, phân tán đưa đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không cao, hệ thống cơ sở hạ tầng cho ngành thủy sản còn yếu kém phát triển không đồng đều giữa các vùng. Vì vậy, trong những năm tới đây cần phải tăng cường huy động vốn cho phát triển ngành thủy sản. Để đạt được nguồn vốn đầu tư phát triển thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, chính sách lãi suất hợp lý, ổn định tiền tệ, kiểm soát được lạm phát. Chính sách tạo nguồn vốn đúng đắn sẽ là động lực thúc đẩy quá trình khai thác tiềm năng vốn trong dân phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn .Trong những năm sắp tới đây, hy vọng rằng nhu cầu đầu tư cho phát triển thủy sản sẽ có nhiều triển vọng ngày càng nhiều hơn, đa dạng, phong phú hơn, Nhu cầu về vốn của ngành Thủy sản Nghệ An sẽ được đáp ứng kịp thời đẩy đủ, giúp cho ngành phát triển, mang lại những nguồn kim ngạch to lớn, giải quyết tốt việc làm cho lao động ở các ngư trường. để ngành thủy sản Nghệ An sẽ phát triển hơn, xứng đáng tiềm năng của tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kế hoạch hóa. Nxb thống kê 1999

2. Lý thuyết Tài chính, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng, NXB Thống kê, 2006. 3. Số liệu ngành thủy sản trên trang web tổng cục thống kê

4. Phát triển Thủy sản Việt Nam những luận cứ và thực tiển, PGS.TS Hoàng Thị Chỉnh, NXB Nông nghiệp, 2001.

5. Quy hoạch Tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2006 - 2020 của UBND tỉnh Nghệ An.

6. Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 - 2010 của Bộ Thủy sản.

7. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20.01.2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực các tỉnh Miền trung thời kỳ 2001 - 2010.

8. Chỉ thị số 14/2003/CT-TTg ngày 05.06.2003 của Thủ tướng chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực các tỉnh Miền trung thời kỳ 2001 - 2010.

9. Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08.12.1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 - 2010.

10. Quyết định số 226/2005/QĐ-TTg ngày 01.06.2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo.

11. Quyết số 09-NQ/TU ngày 26.04.1999 của Tỉnh ủy Nghệ An về Phát triển kinh tế Thủy sản.

12. Báo cáo điều chỉnh quy hoạch ngư - nông - lâm nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 - 2010 của UBND tỉnh Nghệ An.

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU CHUNG...1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ...5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ...5 MỤC LỤC...59

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Nghệ An đến 2010 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w