Hiệu suất của quá trình lên men

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất etanol sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp (Trang 55 - 57)

Để nghiên cứu đánh giá khả năng lên men của chủng SA.03 đối với các dịch lên

men, đề tài đã bố trí thí nghiệm với 5 công thức dưới đây ở 300C, pH= 5,5 trong thời

gian 5 ngày, thể tích dịch lên men là 1 lít có bổ sung 10% dịch lắc SA.03 trong 2 ngày về thể tích:

LM1: Dịch lên men là dịch lọc thu được của quá trình Xử lý sơ bộ bằng H2SO4

0,5% ở 1210C trong 1 giờ;

LM2: Dịch lên men là dịch thủy phân bằng axit với axit H2SO42%, ở 1210C trong 1 giờ;

LM3: Dịch lên men là hỗn hợp gồm dịch lọc thu được của quá trình Xử lý sơ bộ

bằng H2SO4 0,5% ở 1210C trong 1 giờ và dịch thủy phân bằng axit với axit H2SO42%,

ở 1210C trong 1 giờ;

LM4: Dịch lên men là hỗn hợp gồm dịch lọc thu được của quá trình Xử lý sơ bộ

bằng H2SO4 0,5% ở 1210C trong 1 giờ và dịch thủy phân bằng vi sinh vật thu được sau

quá trình thủy phân bằng cách bổ sung 3% dịch lắc ACT 06 trong 3 ngày.

LM5: Dịch lên men là dịch thủy phân bằng vi sinh vật thu được sau quá trình

thủy phân bằng cách bổ sung 3% dịch lắc ACT 06, trong 3 ngày.

Trong quá trình lên men, đề tài tiến hành theo dõi sự thay đổi pH của dịch lên

men và hàm lượng đường khử .

Nguyễn Thị Hằng Nga 56 Cao học Môi trường K15

Bảng 20: Kết quả theo dõi sự thay đổi pH của dịch lên men Tên công thức

Thời gian lên men

LM1 LM2 LM3 LM4 LM5 1 ngày 5,4 5,1 5,2 5,3 5,0 2 ngày 5,0 4,9 5,1 5,0 4,8 3 ngày 4,7 4,4 4,8 4,6 4,1 4 ngày 4,4 4,0 4,3 4,2 3,9 5 ngày 3,8 3,9 3,7 3,8 3,7

Số liệu bảng 20 cho thấy trong 4 ngày kể từ khi bổ sung chủng nấm men vào dịch lên men, pH giảm dần. Điều đó SA.03 phát triển tốt. Đến ngày thứ 5, pH của các dịch lên men đều nhỏ hơn ≤ 4, hạn chế sự phát triển của nấm men. Như vậy, thời gian lên men thích hợp được lựa chọn là 4 ngày.

Đề tài mới chỉ xác dịnh được tổng lượng đường khử mà chưa xác định được

chính xác hàm lượng đường 5C và đường 6C trong dịch lên men cũng như các chất

trung gian hình thành trong quá trình lên men. Do đó, đề tài chưa tính toán được lượng

etanol sinh ra theo lý thuyết nên chưa đánh giá được hiệu suất của quá trình lên men.

Đề tài chỉ tiển hành đánh giá hiệu suất chuyển hóa của đường khử dựa trên hàm lượng đường khử trong dịch lên men và đường khử sót lại sau quá trình lên men.

Hiệu suất chuyển hóa đường khử trong quá trình lên men được biểu diễn trong Bảng 21.

Nguyễn Thị Hằng Nga 57 Cao học Môi trường K15

Bảng 21: Hiệu suất chuyển hóa đường khử trong quá trình lên men (4 ngày) Hàm lượng đường khử (g/l)

Tên công thức lên

men (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong dịch trước khi lên men (a)

Trong dịch sau khi lên men

Chuyển Hóa (b)

Hiệu suất chuyển hóa đường khử (%) (b/a)*100 LM1 2,0 1,03 0,97 48,5 LM2 4,2 1,16 3,04 72,4 LM3 3,1 0,86 2,24 72,3 LM4 3,55 0,87 2,68 72,7 LM5 5,1 1,23 3,75 75,9

Dịch lên men LM5 chuyển hóa cao nhất đạt 75,9%, tiếp đến là dịch lên men

LM4, LM2, LM3 có hiệu suất chuyển hóa tương tự nhau và cuối cùng là LM1 có hiệu suất chuyển hóa thấp nhất.Dịch LM5, LM4 có hiệu suất chuyển hóa cao có thể lý giải

là do: chủng vi sinh vật ACT 06 đã chuyển hóa một lượng khá lớn cellulose trong

nguyên liệu thành đường đơn, chủ yếu là đường glucose là đường chuyển hóa thành

rượu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất etanol sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp (Trang 55 - 57)