Đánh giá về hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân tại VPBANK 1 Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh VPBANK (Trang 44 - 45)

1.4.1 Những kết quả đạt được

Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng của VPBank đã đạt được những bước phát triển vững chắc, tăng cả về số lượng và chất lượng. Cùng với sự tái khẳng định định hướng xây dựng ngân hàng là ngân hàng bán lẻ, đối tượng phục vụ chủ yếu là người tiêu dùng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì những kết quả đạt được trong cho vay cá nhân đã và đang đóng góp đáng kể vào sự ổn định và phát triển của VPBank.

Lợi nhuận của VPBANK đã bị ảnh hưởng nặng nề khi ngân hàng đã phải gồng mình với khó khăn trong thanh khoản với mức lãi suất huy động cao chưa từng có trong phần lớn thời gian của năm, trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tín dụng tiêu dùng thu hẹp. Kết thúc năm 2008, tình hình hoạt động của VPBANK đã vượt qua một năm khó khăn một cách an toàn, lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống VPBANK năm 2008 đạt gần 199 tỷ đồng. Kết quả này tuy không đạt được so với kế hoạch ban đầu và kỳ vọng của Cổ đông VPBANK, nhưng là nỗ lực của tất cả cán bộ và nhân viên Ngân hàng.

Chi nhánh Đông Đô – 362 Phố Huế chỉ mới được thành lập vào năm 2007 nhưng bộ phận tín dụng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tính đến thời điểm 31/12/2008 thì đã có 292 cá nhân được vay với tổng số tiền cho vay là 79.787.314.841 đồng.

Thời gian thẩm định thường kéo dài phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tài sản bảo đảm và tình hình tài chính của khách hàng. Tuy nhiên cũng đủ và hợp lý để ngân hàng có thể đưa ra những nhận xét sát với thực tế nhất để có thể quyết định cho vay hay không.

Cũng như các ngân hàng khác, nôi dung thẩm định của VPBANK đã được chi tiết và cụ thể hóa ở mức tối đa. Đảm bảo có thể đi sâu vào thực tế của mỗi khách hàng, hạn chế rủi ro cho khoản vay.

Vấn đề đặt ra tại thời điểm hiện tại là đội ngũ nhân viên phải luôn được đào tạo về nghiệp vụ thẩm định để có thể thực hiện các nội dung trên một cách hiệu quả nhất nhằm đem lại chất lượng cao cho công tác thẩm định.Trong tình hình kinh tế khủng hoảng như hiện nay thì việc gặp phải các rủi ro trong tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta không thể lường trước được diễn biến kinh tế, khi nước ta còn là một nước đang phát triển và chịu nhiều ảnh hưởng của bên ngoài.

1.4.2 Ưu điểm

So với các Ngân hàng khác thì thực sự ngân hàng VPBANK đã có được một đường lối đúng đắn khi nhận ra được vai trò quân trọng của công tác thẩm định, mặc dù công việc này còn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ để đảm bảo dư nợ luôn bằng 0 nhưng nó cũng có một số ưu điểm chính sau :

- Ngân hàng đã xác định được mục tiêu của việc định giá tài sản bảo đảm là phải sát với giá thị trường.

- Khi xác định giá trị TSBĐ có tham khảo giá của những giao dịch đã thực hiện

- Xác định được những trường hợp mà cán bộ thẩm định không thực hiện viện ước tính được thì có thể lấy giá của những nhà thẩm định giá chuyên nghiệp làm giá tham khảo.

- Phương pháp thực hiện định giá không quá khó. Chủ yếu là phương pháp so sánh trực tiếp và phương pháp chi phí.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh VPBANK (Trang 44 - 45)