Đánh giá chung về ngành sữa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp sữa trong điều kiện VN là thành viên của WTO (Trang 35 - 40)

1.1.Điểm mạnh

1.1.1.Thiết lập được hệ thống phân phối hiệu quả

Các sản phẩm sữa đã đến được với nhiều người tiêu dùng từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến vùng núi cao…. thông qua các chương trình hỗ trợ cũng như việc mở rộng các hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Đặc biệt trong thời gian qua là sự thành công của Chương trình dinh dưỡng học đường - đây là một chương trình áp dụng nhằm đưa sữa vào các trường học, khuyến khích học sinh, sinh viên uống sữa để nâng cao thể lực, trí tuệ, tạo thói quen uống sữa ngay từ bé, đồng thời mở rộng dần dần thị trường tiêu thụ sữa.Chương trình này đã tạo điều kiện khuyến khích nhiều đối tượng sử dụng sữa nhiều hơn nữa nhằm nâng cao sự phát triển toàn diện về cơ thể.

1.1.2.Trình độ công nghệ hiện đại

Có thể nói ,ngành công nghiệp sữa là một trong ít ngành công nghiệp ở Việt Nam có trình độ công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại với trình độ tự động hóa cao- phần lớn được trang bị từ các công ty nổi tiếng trên thế giới.

1.1.3. Sản phẩm sữa ngày càng phong phú đa dạng

Ngày nay đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sản phẩm rất đa dạng. Trong thời gian qua, chủng loại sản phẩm sữa đã đáp ứng được phần đông người tiêu dùng với các loại như : sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa đặc có đường, sữa bột, sữa đậu nành, bột dinh dưỡng, sữa chua, kem các loại…

1.2. Điểm yếu

1.2.1. Nhu cầu đáp ứng nguyên liệu trong nước còn thấp

Cho đến cuối năm 2006, nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào trong nước chỉ đảm bảo khoảng 20%, những dự án nuôi bò thất bại đã khiến nguồn cung đầu vào đã ít còn thêm khan hiếm (hai trung tâm nghiên cứu, nuôi bò với quy mô lớn là Ba Vì – Hà Tây, Mộc Châu – Sơn La và một số trung tâm nuôi bò

sữa ở ven TP. HCM, các tỉnh lân cận), các nhà máy sữa chỉ còn trông chờ vào 80% nguồn nguyên liệu nhập ngoại từ các nước Úc, Newziland, Mỹ, Ấn Độ… và nguồn này hoàn toàn là sữa bột nguyên liệu.

Theo báo cáo mới nhất thì dù đã tăng 1,5 lần so với quy hoạch nhưng ngành sữa vẫn phải nhập tới 80% tổng nhu cầu về nguyên liệu.Do phụ thuộc phần lớn “đầu vào” từ bên ngoài, dễ hiểu vì sao thị trường sữa trong nước có thể bị ảnh hưởng tức thì và trực tiếp mỗi khi nguyên liệu sữa thế giới biến động về giá hay chất lượng (như vụ melamine).

Việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong nước đạt thấp do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Dễ thấy nhất là bởi trình độ và quy mô chăn nuôi bò sữa của nước ta còn thấp. Chăn nuôi theo quy mô quá nhỏ theo hộ nông dân nên năng suất và chất lượng đều chưa đạt yêu cầu.

1.2.2. Chất lượng sản phẩm chưa cao

Hiện nay, bên cạnh một số doanh nghiệp sản xuất sữa luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp không rõ ràng trong chất lượng sản phẩm cũng như chưa quan tâm đến vấn đề này.Vẫn còn tồn tại tình trạng những doanh nghiệp thiếu lương tâm đã không ngần ngại sản xuất những sản phẩm sữa có hàm lượng đạm cực thấp để thu lợi nhiều.Lợi nhuận và sự lơ là, tắc trách của ngành y tế đã khiến nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đánh lừa người tiêu thụ, bất kể sức khoẻ của trẻ nhỏ và người cao niên, là thành phần mà sức khỏe cần được chăm sóc nhiều nhất.

Theo thống kê được công bố vào năm 2009 thì qua một cuộc khảo sát cho thấy : Phân tích hàm lượng chất đạm của 20 mẫu sữa sản xuất bởi 20 hãng khác nhau cho thấy khoảng 50% mẫu trong số này không đạt hàm lượng chất đạm.30% mẫu khác có hàm lượng chất đạm từ thấp đến cực thấp. Có mẫu sữa lại không công bố hàm lượng chất lượng trên nhãn mác như quy định. Nồng độ chất đạm yêu cầu trong sữa, theo tiêu chuẩn dinh dưỡng, là trong khoảng 25 đến

30%. Những mẫu sữa được kiểm nghiệm bị xem là không đủ tiêu chuẩn dinh dưỡng vì hàm lượng chất đạm không đạt yêu cầu này.

Như vậy, vấn đề chất lượng sản phẩm sữa là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay trên thị trường Việt Nam. Chất lượng sản phẩm sữa thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng, điều này cần được hạn chế một cách tối đa trong thời gian tới.

1.2.3. Thị trường tiêu thụ ở nước ngoài còn hạn hẹp

Hiện nay, ngành công nghiệp sữa chủ yếu tập trung phục vụ thị trường nội địa, chỉ mới tìm kiếm thị trường tiêu thụ bên ngoài trong các năm gần đây.

Xét về chất lượng, sản phẩm sữa sản xuất tại Việt Nam có thể vươn ra thị trường khu vực và quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của ASEAN .Tuy nhiên, hiện có rất ít doanh nghiệp sữa Việt Nam như Vinamilk phát triển tốt ở thị trường tiềm năng này.Gia nhập WTO, chúng ta càng có cơ hội hội nhập cũng như mang sản phẩm sữa giới thiệu trên thị trường nước ngoài, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần chú trọng mở rộng thị trường hơn.

1.2.4.Giá bán sản phẩm sữa ở nước ta vẫn còn khá cao

Theo đánh giá hiện nay thì giá sữa Việt Nam thuộc dạng cao nhất Thế giới trong khi mức sống của người dân Việt Nam thuộc dạng thấp nhất. Việt Nam là một ngành sản xuất nông nghiệp, chúng ta có điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa nhưng giá sữa bán tại thị trường nước ta lại vẫn rất cao – đấy quả là một nghịch lý vẫn tồn tại hiện nay. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và mức tiêu thụ của người tiêu dùng.

Hiện nay, khi giá sữa trên thị trường thế giới đã giảm mạnh nhưng giá bán của các loại sữa trong nước vẫn không hề giảm. Thậm chí, đối với một số loại sữa bột nhập khẩu giá vẫn tăng, giả sử giá sản xuất gốc chỉ là 100.000 đồng/hộp nhưng cộng thêm các chi phí khác theo tính toán của nhà sản xuất, khi bán ra thị trường sản phẩm có giá lên tới 215.000 đồng/hộp. Giá sữa nhập

khẩu trong nước thời điểm này còn cao hơn giá tại các nước trong khu vực vài chục ngàn đồng/hộp.Cụ thể như giá nguyên liệu sữa bột nguyên kem và sữa bột gầy tại thị trường thế giới giảm 50%-60%, còn 2.000 USD/tấn, tháng 1 năm 2009 xuống 1.900 USD/tấn. Mức giá sữa nguyên liệu hiện nay bằng thời điểm năm 2005, đồng nghĩa với mức giá bán lẻ sữa bột ở mức 100.000- 105.000 đồng/hộp 400g, nhưng giá bán lẻ sữa bột ở mức 100.000- 105.000 đồng/hộp( 400g), lãi trên 100%. Tăng giá, người gánh chịu nặng nề nhất là người tiêu dùng nhưng họ vẫn phải bấm bụng để mua với giá cao.

1.2.5.Hạn chế từ nội tại:

Hiện nay, những hạn chế chủ yếu của ngành sữa Việt Nam là: Thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi không ổn định (đặc biệt là ngô từ 2.280 đồng/kg năm 2003, nay đã tăng lên 4.700 đồng/kg). Ngoài ra, chi phí đầu vào của người chăn nuôi cao nhưng các công ty chế biến trả giá mua thấp; hệ thống thu mua sữa yếu kém, thiếu thiết bị bảo quản và làm lạnh; chính sách và cơ chế cho ngành sữa không thống nhất.Nhà nước cần có biện pháp kiểm soát để bảo vệ người tiêu dùng. Một thực thế nữa là việc thu mua sữa vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra giám sát kiểm soát chất lượng. Sữa tươi chất lượng thấp vẫn được thu mua gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng. Hiện nay các sản phẩm sữa ở Việt Nam vẫn còn đơn giản, chưa phong phú, chất lượng sữa chưa được nâng cao.

CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH SỮA VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU WTO NGÀNH SỮA VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU WTO

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp sữa trong điều kiện VN là thành viên của WTO (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w