0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Mở rộng giao lưu quốc tế về văn hoá, phát triển xuất bản là hoà nhập vào pháp luật và thông lệ quốc tế

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 35 -37 )

I. HỆ THỐNG NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN

4. Mở rộng giao lưu quốc tế về văn hoá, phát triển xuất bản là hoà nhập vào pháp luật và thông lệ quốc tế

nhập vào pháp luật và thông lệ quốc tế

Luật Xuất bản hiện hành được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 3/12/2004, trên cơ sở kế thừa và đổi mới Luật Xuất bản năm 1993 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2005.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, xem xét lần này gồm 4 điều: Điều 1 quy định về các điều, khoản sửa đổi, bổ sung. Cụ thể là sửa đổi, bổ sung Điều 38 về cấp giấy phép hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm. Hủy bỏ quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Xuất bản về nhập khẩu xuất bản phẩm thực hiện thông qua cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 về hoạt động phát hành xuất bản phẩm của tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Điều 2 quy định về thay đổi tên gọi của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản. Điều 3 quy định hiệu lực thi hành của Luật và Điều 4 quy định về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện.

Qua thảo luận, các thành viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cơ bản nhất trí với nội dung Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Văn hóa- Giáo dục, Thanh niên- Thiếu niên- Nhi đồng của Quốc hội về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản, nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Chương trình hành

động của Chính phủ về hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản. Qua gần ba năm thi hành, Luật xuất bản 2004 được đánh giá là thông thoáng, cởi mở và phân cấp mạnh cho các chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động xuất bản, góp phần tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong hoạt động xuất bản, tạo bước ngoặt mới cho sự phát triển của ngành. Hiện cả nước có 55 nhà xuất bản, 1.2000 cơ sở in, 129 công ty phát hành sách quốc doanh và khoảng 12.000 của hàng, nhà sách tư nhân. Mức hưởng thụ bình quân bản sách theo đầu người đã được nâng lên từ 2,8 bản sách/người/năm (năm 2004) lên 3,3 bản sách/người/năm (năm 2007). Tuy nhiên, với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một số quy định của Luật hiện hành không còn phù hợp với những cam kết quốc tế. Việc chuyển đổi chức năng quản lý nhà nước đối với một số Bộ theo cơ cấu tổ chức mới của Chính phủ cũng đặt ra yêu cầu thay đổi tên gọi của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất bản trong Luật.

Các thành viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phân tích, xem xét về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong quan điểm xây dựng dự án, phạm vi những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung; nhất trí với đề xuất của Chính phủ là trong điều kiện xây dựng Dự án gấp rút để thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, nên việc sửa đổi, bổ sung lần này chỉ tập trung vào một số điều của Luật, phù hợp với yêu cầu cam kết gia nhập WTO.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí với các đề xuất của Ủy ban Văn hóa - Giáo dục- Thanh niên- Thiếu niên- Nhi đồng của Quốc hội, nhấn mạnh yêu cầu thống nhất, đồng bộ giữa Luật Xuất bản với Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản Luật khác về các chế tài bảo đảm cho hoạt động quản lý và xử lý vi phạm…

Bên cạnh đó còn phải kể đến sự tham gia phối hợp của Ủy ban Pháp luật với Ủy ban Văn hóa - Giáo dục- Thanh niên- Thiếu niên- Nhi đồng của Quốc hội trong việc hoàn thiện Dự án Luật. Ban soạn thảo cần sớm hoàn chỉnh báo cáo sơ kết 3 năm thi hành Luật Xuất bản năm 2004, làm rõ những mặt được và chưa được trong hoạt động xuất bản, in và phát hành; tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh Dự án để đảm bảo sự đồng bộ giữa Luật Xuất bản với các Luật khác; gắn công tác xuất bản với quản lý thị trường trong nước, mở rộng hợp tác với nước ngoài. Phó Chủ tịch cho rằng hoạt động xuất bản là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, cần làm tốt công tác kiểm tra, giám sát không để tình trạng sản phẩm xuất bản tràn lan, không kiểm soát được như hiện nay.

II. PHƯƠNG HƯỚNG & GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 35 -37 )

×