Hình 23 Nguyên tắc điện thấm để hạ mực nướcngầm

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà có tầng hầm ở Việt Nam (Trang 36 - 38)

e) Giải pháp đóng băng nhân tạo :

Phương pháp đóng băng nhân tạo là phương pháp tiên tiến có thể áp dụng được trong một số trường hợp đặc biệt khó khăn. Bằng cách làm lạnh đất nền xuống nhiệt độ dưới 00C, người ta có thể tạo ra tường chắn có cường độ cao trong phần lớn đất bão hoà nước, chiều dầy của tường dễ dàng thay đổi tuỳ theo yêu cầu bằng cách tăng số trục làm lạnh.

Phạm vi ứng dụng có hiệu quả của phương pháp này :

• Khi độ sâu hố đào lớn, vựơt quá giới hạn cho cọc cừ (khoảng 20m)

• Khi khó thi công cọc cừ xuyên qua những lớp đất bão hoà lớn.

• Khi việc hạ mực nước ngầm bằng các giải pháp thông thường quá đắt hoặc khi tốc độ dòng chảy của nước ngầm quá lớn (Vượt quá 2m/ngày)

A GS GS GWT ống làm lạnh Đá Cát thô T=-19oC ống làm lạnh A Các điểm lạnh

Vách bê tông dày 1m Đất đóng băng Mực nước ngầm

Hố đào Hình 24

Đóng băng nhân tạo được thi công bằng cách đưa các công thu nhiệt có đường kính

100ữ200mm theo chiều thẳng đứng xuyên xuống độ sâu thiết kế. Khoảng cách giữa các thường được lấy bằng 1ữ2,5m, tuỳ theo loại đất, nhiệt độ của đất, không khí và tốc độ làm lạnh yêu cầu. Quá trình làm lạnh tạo ra bức tường băng dày 2,5ữ3m.

Chiều dầy của tường băng được xác định theo công thức :

d =m T (6)

Trong đó : m - Hệ số xác định theo lý thuyết truyền nhiệt T - Thời gian thu nhiệt

6. Chống thấm cho tầng hầm :

Trong các công trình ngầm được xây dựng bằng bê tông cốt thép hay bằng gạch xây... thì việc chống thấm và chống rò rỉ cho tường của công trình là một việc làm hết sức quan trọng.

Việc chống thấm phải được thực hiện sao cho đảm bảo cho được quá trình sử dụng công trình không bị thấm nước, không bị ẩm ướt tường. Phải luôn luôn giữ cho tường được khô, không bị mối, bị sùi, bong lớp trát ra. Như ta đã nêu ở các chương trước, tầng hầm có hai cách thi công chính. Thứ nhất là thi công theo kiểu truyền thống nghĩa là đào đất từ trên xuống hố đào không bị sụt lở, hay làm khô hố móng để dễ thi công ta cũng đã trình bày ở các mục trước, còn đối với tường của tầng hầm hay bể bơi đường hầm... thì giữ chúng không bị thấm nước là một vấn đề sống còn của công trình. Phương pháp thứ hai là thi công theo kiểu từ trên xuống "Top down" thì việc chống thấm cho tường trong đất giữ vai trò rất quan trọng vì phần lớn các công tường này tham gia làm tường công trình, việc thi công chống thấm đòi hỏi khá nhiều công sức và tiền của.

a) Chống thấm cho tầng hầm thi công từ dưới lên :

Đối với các công trình loại này việc thi công chống thấm sẽ dễ dàng hơn vì ta có thể áp dụng thi công chống thấm cả hai mặt của tường, điều kiện để thi công cũng dễ dàng và thuận lợi hơn nữa các loại vật liệu để chống thấm cũng khá đa dạng và chất lượng khá tốt, đặc biệt là các loại vật liệu nhập ngoại có khả năng chống thấm rất cao, bền tuy nhiên giá thành cũng không phải là hợp lý lắm. Ví dụ như ở Việt Nam hiện nay đang dùng nhiều loại vật liệu khác nhau như Sika, Kova,... Kết quả cho thấy nó đáp ứng được các yêu cầu của việc xây tầng hầm hiện nay. Việc áp dụng loại vật liệu đều phụ thuộc vào yêu cầu của người sử dụng công trình, vào mức độ chống thấm, vào loại kết cấu của công trình ví dụ như là bể bơi, bể chứa ngầm, tầng hầm, đường tàu điện ngầm... Về qui trình thi công vật liệu chống thấm cũng sẽ khác nhau theo loại vật liệu khác nhau

Bể bơi Hình 25

Tầng hầm

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà có tầng hầm ở Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)