Tình hình cho vay

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên (Trang 50 - 63)

Chức năng cơ bản của hoạt động ngân hàng là tổ chức tài chính trung gian, điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu. Do đó, sau khi huy động vốn, ngân hàng sẽ nhanh chóng tìm các biện pháp sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả bằng cách cho vay.

Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên, vừa trực tiếp phục vụ nhu cầu vốn cho nền kinh tế vừa mang lại thu nhập thường xuyên cho ngân hàng.

Trang 37 Kết quả tín dụng nói chung được thể hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, và nợ quá hạn. Doanh số cho vay càng lớn phản ánh quy mô càng được mở rộng, doanh số thu nợ cao cho thấy kết quả thu hồi nợ tốt và dẫn đến tỷ lệ nợ xấu sẽ thấp.

Lực lượng khách hàng đông đảo trong hoạt động cho vay này là các hộ nông dân, thường xuyên sử dụng vốn vay ngắn hạn để trồng lúa, phổ biến là 2 vụ/ năm và để phát triển chăn nuôi và trồng những cây ngắn ngày khác. Ngoài ra ngân hàng còn cho vay ngắn hạn phổ biến ở các ngành thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Để biết được tình hình cụ thể chúng ta đi vào phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên qua 3 năm như sau:

Bảng 3.4:Tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên qua 3 năm

Đơn v tính: Triu đồng Chênh lệch 2006-2007 Chênh lệch 2007-2008 Chỉ tiêu N2006 ăm N2007 ăm N2008 ăm Số tiền % Số tiền % DSCV 619,728 1,875,356 2,305,047 1,255,628 203% 429,691 23% DSTN 413,514 1,006,782 2,226,346 593,268 143% 1,219,564 121% Dư nợ 394,338 1,264,912 1,341,613 870,574 221% 76,701 6% NQH 1,127 3,046 21,930 1,919 170% 18,884 620% ( Nguồn phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp )

Biểu đồ 3.4:Tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên qua 3 năm

619,728 413,514 394,338 1,127 1,875,356 1,006,782 1,264,912 3,046 2,305,047 2,226,346 1,341,613 21,930 - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 năm 2006 năm 2007 năm 2008

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Trang 38

a. Doanh số cho vay

Nhìn vào bảng ta thấy, tổng doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng, nhưng tăng mạnh nhất là năm 2007. Trong năm 2007, ngân hàng đã thực hiện phương án tăng vốn điều lệ và kết hợp với giải pháp huy động có hiệu quả nên luôn chủ động được nguồn vốn cho vay. Tình hình biến động như sau: Năm 2007 tổng doanh số cho vay đạt 1,875,356 triệu đồng tăng 203% so với năm 2006 tương đương 1,255,628 triệu đồng đến năm 2008 doanh số cho vay đạt 2,305,047 triệu đồng tăng 23% so với năm 2007 tương đương 429,691 triệu đồng.

- Doanh s cho vay theo thi hn

Bảng 3.5:Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn

Đơn v tính: Triu đồng Chênh lệch 2006-2007 Chênh lệch 2007- 2008 Chỉ tiêu N2006 ăm N2007 ăm N2008 ăm Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 451,306 1,438,226 1,889,955 986,920 219% 451,729 31% 2. Trung hạn 168,422 437,132 415,092 268,710 160% (22,040) -5% Tổng 619,728 1,875,358 2,305,047 1,255,630 203% 429,689 23% ( Nguồn phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp )

Ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng một cách mạnh mẽ tăng tỷ lệ thuận với tổng doanh số cho vay và đây là nguồn cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay cụ thể năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 219% tương đương 986,920 triệu đồng so với năm 2006, và năm 2008 tăng 31% tương đương 451,729 triệu đồng so với năm 2008. Điều này cho thấy ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì và mở rộng loại hình cho vay ngắn hạn.

Nguyên nhân do chính sách tín dụng ngắn hạn đã được mở rộng và đóng vai trò chủ yếu trong việc sử dụng vốn của ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn có những lợi ích như: vòng quay vốn nhanh, phù hợp với cơ cấu vốn huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn. Do đó ngân hàng ưu tiên tăng trưởng tín dụng ngắn hạn hơn.

Tuy nhiên nếu ngân hàng chỉ chú trọng tập trung vào việc đầu tư cho mỗi loại hình cho vay ngắn hạn mà không quan tâm đến các loại hình khác sẽ làm giảm đi khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Vì vậy ta thấy cho vay trung hạn của ngân hàng cũng tăng nhẹ vào năm 2007 cụ thể tăng 160% tương đương 268,710 triệu đồng so với năm 2006 do khách hàng vay để đầu tư cho máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho nhu cầu mua sắm…Nhưng đến năm 2008 doanh số cho vay trung hạn giảm đi giảm 5% so với năm 2007 tương đương 22,040 triệu đồng.

Trang 39 Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ tín dụng đã làm cho người đi vay cảm thấy như mình và ngân hàng có mối quan hệ gần gũi và thân thiết, chính điều này đã làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng. Cùng vào đó là sự lãnh đạo tài tình của Ban Giám Đốc và đội ngũ cán bộ khi đưa ra nhiều chính sách cho khách hàng khi vay, và cho cả cán bộ tín dụng.

- Doanh s cho vay theo lĩnh vc kinh doanh

Bảng 3.6: Tình hình doanh số cho vay theo lĩnh vực kinh doanh

Đơn v tính: Triu đồng Chênh lệch 2006-2007 Chênh l2007-2008 ệch Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % - SXNN 339,389 1,052,696 1,013,141 713,307 210% (39,555) -4% -SXKD-DV 41,906 350,715 443,574 308,809 737% 92,859 26% -Thế chấp sổ TG 109,257 191,607 379,844 82,350 75% 188,237 98% - CVDN - 24,165 82,262 24,165 58,097 240% -CV khác 5,407 19,888 125,738 14,481 268% 105,850 532% -Góp xe - 16,968 34,476 16,968 17,508 103% -TMDV 55,438 117,422 87,136 61,984 112% (30,286) -26% -Góp CB-CNV 65,966 93,286 136,581 27,320 41% 43,295 46% - Góp khác 2,365 8,611 2,295 6,246 264% (6,316) -73% ( Nguồn phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp )

Với loại hình cho vay truyền thống nhất vẫn là cho vay sản xuất nông nghiệp do đời sống của nhân dân phụ thuộc rất nhiều vào nghề nông. Qua 3 năm phân tích ta thấy doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp và cả SXKD-DV chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua các năm. Năm 2007 là năm có sự tăng trưởng nhảy vọt về doanh số cho vay của ngành sản xuất nông nghiệp và SXKD-DV.

Tình hình biến động như sau: sản xuất nông nghiệp năm 2007 tăng 210% so với năm 2006 tương đương 13,307 triệu đồng. Nhưng đến năm 2008 cho vay sản xuất nông nghiệp giảm 4% so với năm 2007 tương đương 39,555 triệu đồng.

Trang 40 Bên cạnh đó, cho vay SXKD-DV thì tăng khá mạnh mẽ, năm 2007 tăng mạnh tăng 737% so với năm 2006 tương đương 308,809 triệu đồng. Năm 2008 tăng nhẹ tăng 26% so với năm 2007 tương đương 92,859 triệu đồng.

Có thể nói ngân hàng Mỹ Xuyên là ngân hàng thân thiết của người dân thuần nông nhưng trong thời gian gần đây các ngành sản xuất, thương mại dịch vụ phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Việc gia tăng doanh số cho vay trong SXKD-DV là xu hướng phát triển khá tốt của ngân hàng để hoà mình vào nền kinh tế mở cửa như hiện nay. Đây là điểm khởi sắc trong cơ cấu cho vay của ngân hàng.

Do năm 2007 ngân hàng Mỹ Xuyên đa dạng hoá các loại hình cho vay ngoài các loại hình cho vay truyền thống như cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, cho vay SXKD-DV,… ngân hàng còn tăng thêm: cho vay doanh nghiệp, cho vay góp xe,…tuy mới hình thành nhưng doanh số cho vay tăng vượt bậc cho thấy những loại hình này được rất nhiều người dân ủng hộ.

Bên cạnh đó thì một số loại hình khác như: thế chấp sổ tiền gởi, cho vay doanh nghiệp, cho vay khác, góp TMDV, góp khác,… cũng biến động liên tục trong đó thế chấp sổ tiền gởi, góp CB-CNV tăng liên tục qua các năm. Kết quả này cho thấy năng lực của ngân hàng trong việc thu hút khách hàng. Từ hoạt động cho vay, ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và dân cư, giúp cho đời sống của họ ngày một cải thiện đồng thời mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho ngân hàng. Thêm vào đó An Giang là vùng đất nông nghiệp, việc xác định khách hàng chính là nông dân và các hộ sản xuất nông nghiệp là hoàn toàn đúng đắn.

Doanh số cho vay tăng là do các hộ vay vốn mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, ngân hàng luôn đa dạng hóa các phương thức cho vay nhằm cung cấp tín dụng phù hợp với từng đối tượng người dân, như loại hình tín dụng kinh doanh nông thôn, doanh nghiệp nhỏ, mua bán lẻ tại các trung tâm thương mại trong thành phố, các chợ huyện, phường, xã nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

b. Doanh số thu nợ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh việc cho vay ngân hàng rất chú trọng đến việc thu nợ nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn và tránh được những rủi ro khác mà ngân hàng mắc phải. Năm 2006 đạt 413,514 triệu đồng, năm 2007 ta thu được 1,006,782 triệu đồng tăng 143% so với năm 2006 tương đương 593,268 triệu đồng, đến năm 2008 doanh số thu nợ đạt 2,226,346 triệu đồng tăng 121% so với năm 2007 tương đương 1,219,564 triệu đồng.

Ta thấy tốc độ thu nợ năm 2008 của ngân hàng tăng lên rất nhiều so với tốc độ gia tăng của doanh số cho vay, cụ thể:

Trang 41

- Doanh s thu n theo thi hn

Bảng 3.7:Tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn

Đơn v tính: Triu đồng Chênh lệch 2006-2007 Chênh lệch 2007- 2008 Chỉ tiêu N2006 ăm N2007 ăm N2008 ăm Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 327,271 785,244 1,903,508 457,973 140% 1,118,264 142% 2. Trung hạn 86,243 221,538 322,838 135,295 157% 101,300 46% Tổng 413,514 1,006,782 2,226,346 593,268 143% 1,219,564 121% ( Nguồn phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp )

Doanh số thu nợ của tín dụng ngắn hạn đạt kết quả rất khả quan: năm 2007 tăng 140% so với năm 2006 tương đương 457,973 triệu đồng, đến năm 2008 tình hình thu nợ tiếp tục sự thay đổi theo chiều hướng tích cực tăng mạnh 142% so với năm 2007 tương đương 1,118,264 triệu đồng.

Tình hình này là một dấu hiệu khả quan trong công tác thu hồi nợ. Nguyên nhân thu hồi nợ tốt khi cho vay ngắn hạn là do: nhu cầu vốn của khách hàng đối với loại hình tín dụng này rất cao như đã phân tích trong phần doanh số cho vay ngắn hạn, khách hàng vay vốn ngắn hạn chủ yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh và sau một chu kỳ sản xuất thì khách hàng đã có thể trả tiền vay cho ngân hàng để làm thủ tục xin vay lại, cũng như có thể được hưởng mức lãi suất thấp hơn khi ngân hàng giảm lãi suất.

Bên cạnh đó doanh số thu nợ trong trung hạn cũng tăng đáng kể. Năm 2007 tăng 157% so với năm 2006 tương đương 135,295 triệu đồng. Đến năm 2008 tăng 46% so với năm 2007 tương đương 101,300 triệu đồng. Tuy nhiên kết quả tốt đẹp trên chỉ có được khi việc trả nợ vay còn nằm trong khả năng của khách hàng còn khi khách hàng kinh doanh thua lỗ thật sự do tác động của thị trường thì ngân hàng vẫn không thu được nợ tốt.

Nhìn chung, ta thấy tốc độ thu nợ năm 2008 của ngân hàng tăng lên rất nhiều so với tốc độ gia tăng của doanh số cho vay. Đây là kết quả rất khả quan về tình hình thu nợ của ngân hàng. Kết quả trên chứng tỏ ngân hàng đã rất tích cực trong việc đổi mới tìm nhiều biện pháp thu hồi nợ đối với những món vay, nhờ đó kết quả thu nợ tín dụng tăng cao. Qua đó thể hiện khả năng thu nợ kịp thời của cán bộ tín dụng và ý thức trả nợ của người vay vốn. Cùng vào đó là sự điều chỉnh kịp thời doanh số cho vay lại để đảm bảo tính an toàn của các khoản cho vay khách hàng.

Trang 42

- Doanh s thu n theo lĩnh vc kinh doanh

Bảng 3.8: Tình hình doanh số thu nợ theo lĩnh vực kinh doanh

Đơn v tính: Triu đồng Chênh lệch 2006-2007 Chênh lệch 2007-2008 Chỉ tiêu N2006 ăm N2007 ăm N2008 ăm Số tiền % Số tiền % - SXNN 215,226 502,216 1,058,995 286,990 133% 556,779 111% -SXKD-DV 20,381 162,495 404,455 142,114 697% 241,960 149% -Thế chấp sổ TG 96,346 189,420 385,354 93,074 97% 195,934 103% - CVDN - 8,574 81,135 8,574 72,561 846% -CV khác 4,134 7,473 100,304 3,339 81% 92,831 1,242% -Góp xe - 1,295 17,146 1,295 15,851 1,224% -TMDV 41,727 74,973 95,222 33,246 80% 20,249 27% -Góp CB-CNV 35,183 53,731 80,211 18,548 53% 26,480 49% - Góp khác 517 6,605 3,524 6,088 1,178% (3,081) -47% ( Nguồn phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp )

Tình hình thu nợ theo các lĩnh vực của ngân hàng là tương đối tốt. Tỷ trọng thu nợ của lĩnh vực SXNN và SXKD-DV chiếm tỷ lệ cao. Lĩnh vực SXKD-DV là lĩnh vực có nhiều tiềm năng vì vậy ngân hàng cần tập trung hỗ trợ cho lĩnh vực này phát triển.

So sánh qua các năm ta thấy năm 2007 tăng 697% so với năm 2006 tương đương 142,114 triệu đồng qua năm 2008 doanh số thu nợ của lĩnh vực này tiếp tục tăng 149% so với năm 2007 tương đương 241,960 triệu đồng. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy ngân hàng đang tăng đầu tư và nâng cao hiệu quả trong hoạt động hỗ trợ các ngành kinh tế trong tỉnh phát triển. Bên cạnh đó doanh số thu nợ ngành nông nghiệp cũng tăng qua các năm, năm 2007 tăng 133% so với năm 2006 tương đương 286,990 triệu đồng, năm 2008 tăng 111% so với năm 2007 tương đương 556,779 triệu đồng. Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp tăng cho thấy ngân hàng đã chọn lọc và cho vay rất hiệu quả làm cho doanh số thu nợ của ngành này tăng.

Bên cạnh đó thì doanh số thu nợ cho vay các lĩnh vực khác cũng tăng đáng kể qua các năm. Có được kết quả trên là do ngân hàng đã có nhiều biện pháp thu hồi nợ tích cực, đồng thời

Trang 43 ngân hàng còn thu được thêm một số khoản nợ quá hạn tồn đọng nên doanh số thu nợ trong năm tăng cao. Kết quả trên chứng tỏ ngân hàng đã rất tích cực đổi mới tìm nhiều biện pháp thu hồi nợ đối với những món vay nhờ đó kết quả thu nợ tín dụng tăng cao và hiệu quả sử dụng vốn cũng tăng so với những năm trước.

c. Dư nợ

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc thù do đó, dư nợ của ngân hàng càng cao, cho thấy ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, khả năng thu lợi nhuận ngày càng tăng và cũng đi kèm theo là rủi ro tín dụng không ngừng tăng lên. Trong năm 2007, mặt dù tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao, nhưng ngân hàng vẫn duy trì chất lượng tín dụng. Tình hình cụ thể như sau:

Dư nợ năm 2007 tăng mạnh, dư nợ tăng 221% so với cùng kỳ 2006 tương đương 870,574

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên (Trang 50 - 63)