Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành tập đoàn tài chính pptx (Trang 39 - 41)

Mô hình tổ chức hiện thời của BIDV

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức hiện thời của BIDV

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

KHỐI CÔNG TY

CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH (BLC)

CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH (BLC II)

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (BSC)

CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN

CÔNG TY BẢO HIỂM (BIDV (BIC)

KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (BITC)

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO (BTC)

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN MIỀN TRUNG

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN MIỀN NAM

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI CAMBODIA

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI MYANMAR KHỐI NGÂN HÀNG SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH III 107 CHI NHÁNH

KHỐI LIÊN DOANH GÓP VỐN

KHỐI LIÊN DOANH GÓP VỐN CP

NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VID – PUBLIC (MALAYSIA)

NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT (LÀO)

NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA (NGA)

CÔNG TY LIÊN DOANH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ BIDV (SINGAPORE)

CÁC ĐƠN VỊ GÓP VỐN CỔ PHẦN CỦA BIDV

Về thực chất mô hình tổ chức hiện thời hoạt động kinh của BIDV đang được tổ chức và vận hành theo mô hình công ty mẹ (BIDV) và các công ty con. Ngoài hệ thống chi nhánh hoạt động nghiệp vụ ngân hàng thương mại còn có các Công ty thành viên (công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty bảo hiểm); các đơn vị sự nghiệp; các công ty liên doanh, liên kết với định hướng phát triển theo mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng với bốn trụ cột (ngân hàng – bảo hiểm – chứng khoán – đầu tư tài chính).

Tại các Sở giao dịch/chi nhánh, mô hình tổ chức gồm có Ban điều hành và các phòng ban trực tiếp tham gia kinh doanh và phòng hỗ trợ kinh doanh. Nhìn chung, mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng hiện nay đã và đang được tổ chức theo mô hình bộ máy của một NHTM hiện đại. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại trụ sở chính được quy định rõ ràng hơn trong quy chế hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến nay mô hình vận hành vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, bộ máy còn cồng kềnh với chức năng của các bộ phận vẫn thiếu rõ ràng, thậm chí chồng chéo. Mặc dù đã áp dụng chương trình hiện đại hoá, nhưng số lượng lao động ở cả trụ sở chính và các Sở giao dịch/chi nhánh chưa được tinh giản một cách hợp lý.

Mặc dù hoạt động theo cơ chế của một doanh nghiệp nhà nước, thời gian qua BIDV đã không ngừng tìm kiếm các giải pháp nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống và thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, chính sách lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ của BIDV vẫn chưa thực sự là đòn bẩy khuyến khích người lao động làm việc và gắn bó với BIDV vì nó chưa theo kịp được các chính sách chế độ đãi ngộ của hệ thống các NHTM CP, ngân hàng nước ngoài.

Thời gian qua, việc dịch chuyển các nguồn lực lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán nói chung và BIDV nói riêng diễn ra rất phổ biến. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu:

Thị trường dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán phát triển với tốc độ cao, yêu cầu về việc mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển mạng lưới là yêu cầu cấp bách trong xu thế mở cửa và hội nhập. Điều này dẫn đến nhu cầu về lao

động đối với những lĩnh vực này tăng cao. Việc tuyển mới nhân sự sẽ không hiệu quả bằng việc thu hút các nhân sự có chất lượng cao tại các đơn vị bạn.

Đối với bản thân các nhân sự có chất lượng cao luôn nhận được sự quan tâm và mời chào của các NHTM CP, ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính khác với các chính sách, chế độ đãi ngộ vô cùng hấp dẫn. Điều này dẫn đến việc một bộ phận nhân sự có trình độ, kinh nghiệm chuyển sang làm việc ở nơi khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành tập đoàn tài chính pptx (Trang 39 - 41)