Thí nghiệm 3

Một phần của tài liệu Luận văn:Sử dụng tác tử di động phát hiện dịch vụ trong các mạng ngang hàng không có cấu trúc potx (Trang 43 - 48)

4.4.1. Mô tả thí nghiệm

Thí nghiệm đo thời gian tác tử bắt đầu xuất phát từ một host, di chuyển ngẫu nhiên trong mạng và trở về host ban đầu.

Trong thí nghiệm này ta chỉ đo với 1 tác tử. Tác tử này được gắn ban đầu vào host 0. Ta sẽđo phân bố dừng của host này, tính thời gian “hitting time” và so với kết quảđo thời gian tác tử di chuyển.

4.4.2. Thiết lập các tham số liên quan

Trong file ExperimentTemplate.java thiết lập các thông số như sau:

int num_hosts = 30; int num_agents = 1;

Agent sinh ra được gán cho host 0:

hosts[0].addAgent(new AgentTemplate(hosts[0]));

Trong file AgentTemplate.java cài đặt thêm một số thuộc tính và phương thức sau:

LinkedList track_back; // Danh sách các host mà tác tửđi qua

int times_finish = 0; // Số lần tác tử di chuyển về nguồn int sum_step = 0; //Số bước tổng cộng tác tửđi qua

Hai phương thức getTimesFinish()để lấy số lần tác tửđi về nguồn và phương thức getSumStep() lấy tổng số bước tác tửđi qua

Trong hàm run()ở mỗi bước tác tử chọn 1 hàng xóm mới để di trú tới ta thêm hàng xóm này vào danh sách track_backđể lưu vết của đường đi đồng thời kiểm tra

điều kiện xem nút hàng xóm mới có trùng với nút nguồn của tác tử. Nếu trùng tức là tác tử đã về nguồn, khi đó tăng biến times_finish lên 1. Số bước tác tử đi qua sum_step = track_back.size();

Nguyễn Thị Kim Oanh – K50MTT Trang 44 ĐH Công nghệ - ĐH Quốc Gia HN

Trong hàm khởi tạo AgentTemplate() ta cũng đặt thời gian timeout cho quá trình di trú là 500. Hết thời gian di trú tác tử sẽ phải trở về nguồn và khởi động lại quá trình di trú.

4.4.3. Kết quả thu được và đánh giá

Hình 6-Thời gian kì vọng tác tử về nguồn

Đồ thị trên cho thấy giữa 2 đường có sự tương đồng lớn trong những lần lặp

đầu. Ở nửa sau, đường tính theo thực nghiệm có sự khác biệt khá lớn với đường tính theo lý thuyết. Như vậy thời gian kì vọng mà tác tử trở về nguồn tính theo thực nghiệm và lý thuyết tương đối giống nhau. Sự sai khác ở những lần lặp sau có thể

giải thích như sau:

Trong những lần lặp đầu, khi các host di chuyển về phía trước và chưa xa nhau nhiều, topo mạng vẫn là môt đồ thị liên thông và đầy đủ. Thời gian kì vọng tác tử di chuyển về nguồn tính theo công thức lý thuyết (11) là hợp lý. Tuy nhiên trong những lần lặp sau này, khi mà các host di chuyển khá xa nhau, một số host đã không còn liên kết với những host khác thì topo mạng trở thành không đầy đủ. Công thức (11) không còn phù hợp nữa, do vậy có sự khác biệt lớn như trong hình vẽ thể hiện.

Nguyễn Thị Kim Oanh – K50MTT Trang 45 ĐH Công nghệ - ĐH Quốc Gia HN

Chương 5. KT LUN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIN

Với đề tài “Sử dụng tác tử di động phát hiện dịch vụ trong các mạng ngang hàng không có cấu trúc” tác giảđã trình bày được 4 phần rõ ràng:

• Phần đầu là cái nhìn tổng quan về mạng ngang hàng và những kĩ thuật tìm kiếm trong mạng ngang hàng không có cấu trúc.

• Phần tiếp theo giới thiệu về công nghệ tác tử di động, những lợi điểm và

ứng dụng của công nghệ này trong thực tiễn. Công nghệ này có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

• Phần thứ ba là phần ứng dụng công nghệ tác tử di động trong một lĩnh vực vô cùng quan trọng của mạng, đó là lĩnh vực tìm kiếm. Tuy trong khuôn khổ của nghiên cứu khóa luận chỉ đề cập tới một phần nhỏ của vấn đề tìm kiếm trong mạng ngang hàng đó là phát hiện dịch vụ song đây cũng là một khía cạnh chủ yếu trong lĩnh vực rộng lớn này.

• Phần cuối cùng là phần mô phỏng và làm những thí nghiệm đánh giá một số

tham số liên quan tới giải pháp phát hiện dịch vụđã trình bày ở phần trước. Trong khóa luận này, những thí nghiệm làm được chưa phải là nhiều, tuy nhiên đó là những thí nghiệm quan trọng. Những thí nghiệm đã góp phần đánh giá lại lý thuyết, mô tả lại thực tế một cách trực quan nhất.

Bài toán tìm kiếm luôn là bài toán khó. Có rất nhiều yêu cầu phải đặt ra để đảm bảo cho một thuật toán tối ưu và hiệu quả. Hơn hết mục đích cuối cùng vẫn là

đem lại lợi ích tối đa cho những người sử dụng. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin các thuật toán tìm kiếm càng cần phải thay đổi để tối ưu và phù hợp hơn với xu thếđó.

Công nghệ tác tử cũng là một hướng đi khá mới trong thời gian hiện tại. Nó đã tiến dần hơn tới những người dùng trong những ứng dụng mà họ sử dụng. Trong tương lai cùng với sự phát triển của khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo thì lĩnh vực tác tử này đang còn rất nhiều hứa hẹn.

Nguyễn Thị Kim Oanh – K50MTT Trang 46 ĐH Công nghệ - ĐH Quốc Gia HN

Những phần tác giả nghiên cứu được tuy mới chỉ nằm trên khuôn khổ lý thuyết và chưa có đủđiều kiện để thực hiện trong thực tế nhưng nó đã được những nhà nghiên cứu đi trước thực hiện và thử nghiệm rồi. Hi vọng trong tương lai sẽ có nhiều ứng dụng sử dụng những công nghệ và giải pháp mà khóa luận này đã trình bày.

Nguyễn Thị Kim Oanh – K50MTT Trang 47 ĐH Công nghệ - ĐH Quốc Gia HN

LI KT

Khóa luận này không đi theo hướng triển khai một dịch vụ thực tế, nó chỉ là những nghiên cứu lý thuyết. Song lý thuyết luôn là nền tảng cho thực tế. Với những nghiên cứu lý thuyết, khả năng tư duy của con người cũng tốt hơn và khi đã có tư

duy thì triển khai những công việc trong thực tế sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.

Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận này tôi đã rút ra được nhiều bài học bổ ích, càng thấm thía hơn “học phải đi đôi với hành”. Sau này trong bước

đường phát triển của mình những kinh nghiệm và kiến thức thu được sẽ là nền tảng tốt cho tôi.

Thông qua khóa luận này tôi xin gửi lời tri ân tới tất cả các thầy cô, bạn bè, những người đã nâng đỡ và dìu dắt, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện. Xin gửi lời chào tạm biệt mái trường Đại học Công nghệ thân yêu, nơi nuôi dưỡng những mầm xanh đất nước!

Hà nội, tháng 05 năm 2009

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Oanh – K50MTT Trang 48 ĐH Công nghệ - ĐH Quốc Gia HN

TÀI LIU THAM KHO

[1] Trần Hạnh Nhi, Lê Đình Duy, Nguyễn Đông Hà, Thái Trí Hùng, Văn Trọng Nam, Huỳnh Tấn Năng, Nguyễn Huy Thẩm, Nguyễn Thái Huy, Phan Đình Thế

Huân, Hồ Thị Mỹ Hiền, Lê Văn Triều. Tổng quan về Mobile Agent.

[2] Nguyễn Hoàng Linh Phương, Nguyễn Văn Thoại. Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow.

[3] Lê Thị Minh Nguyệt. Mobile Agent và ứng dụng trong thương mại điện tử. [4] Evan Sultanik, William Regli. Service Discovery on Dynamic Peer-to-peer networks using mobile agents.

[5] Reza Dorrigiv, Alejandro Lospez-Ortiz, Pawel Pralat. Search algorithms for Unstructured Peer-to-Peer Networks.

[6] Qin Lv, Pei Cao *, Edith Cohen, Kai Li, Scott Shenker. Search and Replication in Unstructured Peer-to-Peer Networks.

[7] Cameron Ross Dunne. Using Mobile Agents for Network Resource Discovery in Peer-to-Peer Networks.

Một phần của tài liệu Luận văn:Sử dụng tác tử di động phát hiện dịch vụ trong các mạng ngang hàng không có cấu trúc potx (Trang 43 - 48)