0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Một số giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CÔNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Trang 82 -98 )

Y tế

3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu

1. Chuyển đổi trường công lập sang hình thức tổ chức một pháp nhân độc lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và đưa cơ chế quản lý doanh nghiệp vào trường công lập.

Quá trình chuyển đổi này đòi hỏi nhà nước phải xác định rõ đối tượng chuyển đổi, tạo cơ sở pháp lý, có lộ trình thực hiện và theo dõi, kiểm tra và đánh giá.

Xác định đối tượng chuyển đổi

Xác định đối tượng chuyển đổi là một nhiệm vụ quan trọng để có thể tiến hành quá trình chuyển đổi. Nhà nước cần phải rà soát lại toàn bộ các cơ sở đào tạo công lập của mình, cần phải xác định rõ các đơn vị công lập cung cấp các dịch vụ giáo dục cơ bản và mang tính xã hội vẫn phải hoạt động bằng 100% tài trợ Ngân sách, các đơn vị sự nghiệp có thu do Nhà nước tài trợ kinh phí một phần và các đơn vị công lập cung cấp các dịch vụ mà không nhất thiết phải do nhà nước đứng ra cung ứng. Để từ đó Nhà nước xác định vai trò của mình trong việc đảm bảo dịch vụ giáo dục được cung cấp và đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục phổ thông đối với người nghèo, ở đây chia các trường công lập làm hai loại theo tiêu chí bậc học, gồm: (1) các trường tiểu học và trường phổ thông và (2) các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

Tạo cơ sở pháp lý

Để chuyển sang hình thức một pháp nhân và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thì các trường tiểu học và phổ thông công lập cần phải được điều chỉnh bởi một văn bản pháp luật riêng và các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp công lập cũng phải được điều chỉnh bởi một văn bản pháp luật riêng.

Để mỗi cấp học có được một văn bản pháp luật điều chỉnh thì trước hết cần rà soát lại toàn bộ các văn bản điều chỉnh hoạt động của các tổ chức công trong lĩnh vực giáo dục hiện hành. Từ đó tìm ra những điểm bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo nhau, không phù hợp hoặc không có tác động, thậm chí kìm hãm quyền tự chủ của các tổ chức này. Đồng thời cần nghiên cứu và xây

dựng một mô hình tổ chức thống nhất cho các trường phổ thông và các trường đại học phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Lộ trình thực hiện

Trong điều kiện hiện nay thì việc chuyển đổi đồng loạt toàn bộ các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục là khó khả thi. Vì vậy, cùng với quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hình thành cơ sở pháp lý để chuyển đổi, Nhà nước cần tiến hành nghiên cứu xây dựng một lộ trình chuyển đổi từng bước một và theo một số tiêu chí sau: thứ nhất là theo vùng, thứ hai là theo lĩnh vực đào tạo và thứ ba là thời điểm và thời hạn của quá trình chuyển đổi.

Theo dõi, kiểm tra và đánh giá

Nhà nước có thể thành lập một cơ quan chuyên trách về cải cách các trường công lập và giao nhiệm vụ này cho cơ quan đó hoặc có thể giao nhiệm vụ này cho một cơ quan hiện có. Khí đó cơ quan này có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện, đánh giá, báo cáo lên Chính phủ với các đề xuất cụ thể.

2. Chỉ giữ rất ít số biên chế nhà nước cho một số vị trí cần thiết ở mỗi tổ chức, chuyển sang hình thức ký hợp đồng lao động. Đối với những người thuộc diện biên chế cần trao những nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể và được hưởng quyền lợi tương ứng. Nên thực hiện cơ chế bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, đi đôi với cơ chế miễn nhiệm trong từng trường hợp rõ ràng đối với một số chức vụ quan trọng.

Đối với các trường đại học công lập, nên qui định tối đa số nhiệm kỳ cho một số chức danh quan trọng, ví dụ hiệu trưởng. Đối với nhân sự, các trường được phép linh hoạt tuyển dụng, nhưng vẫn phải tuân theo qui định về tiêu chuẩn chuyên môn của Nhà nước.

Đối với các trường phổ thông, nhất là cấp tiểu học có thể mở rộng hơn đối tượng được ký hợp đồng làm việc dài hạn, nhưng phải có chế độ thuyên chuyển giáo viên để tăng tính linh hoạt trong sử dụng đội ngũ này.

3. Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách theo số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp hàng năm và chất lượng dạy và học.

Nhà nước tiếp tục đảm bảo kinh phí để thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục phổ thông. Đối với các trường tiểu học và phổ thông trung học công lập nhà nước vẫn đảm bảo ngân sách cho các trường hoạt động, ưu tiên trước cho trường tiểu học và có thể giảm dần tới trường phổ thông trung học.

Đối với các trường đại học, trước hết cần phân loại để loại ra một số trường thuộc diện đặc biệt, nhà nước cần đảm bảo trang trải hoạt động hoàn toàn hoặc phần lớn chi phí. Số còn lại, nên qui định giảm dần tỷ trọng thu từ NSNN trong tổng thu của trường.

Đối với tất cả các trường nhà nước chỉ quản lý chi tổng ngân sách, người đứng đầu của tổ chức được quyền sử dụng số ngân sách cấp và chịu trách nhiệm trước cơ quan bổ nhiệm vị trí đó về hiệu quả hoạt động, số lượng và chất lượng dịch vụ của trường.

Nhà nước cần tách việc hỗ trợ cho học sinh nghèo ra khỏi tài chính của trường. Đồng thời, thành lập quỹ học bổng hỗ trợ cho học sinh, sinh viên nghèo và cấp học bổng theo một qui trình xét duyệt thống nhất.

4. Nhà nước cần phải quản lý nguồn ngân sách cho giáo dục tập trung hơn, phải được quy về một mối để đảm bảo hiệu quả của việc chi ngân sách cho giáo dục. Trong cơ cấu chi tiêu cho giáo dục cần phải hướng chi cho đầu tư nhiều hơn, cần phải quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính này

5. Đồng thời nghiên cứu để tìm cách thống nhất cơ sở pháp lý về thành lập và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Ngoài ra quy định chung, các cơ sở hoạt động trong giáo dục phải đáp ứng các điều kiện thành lập và chịu sự quản lý Nhà nước về chuyên môn của ngành.

Cơ sở pháp lý mới cần cho phép sự gia nhập của các đơn vị sự nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ giáo dục, thuộc mọi thành phần kinh tế.

Quan điểm ở đây là cần thống nhất về mặt pháp lý cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục nói riêng hoạt động không phân biệt chế độ sở hữu.

KẾT LUẬN

Để đạt được thành công trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà đất nước ta đang tiến hành thì việc chuận bị, cũng như đào tạo cho nền kinh tế một nguồn nhân lực chất lượng cao là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Nhưng với chất lượng đào tạo hiện nay của nền giáo dục nước nhà thật đáng lo ngại, nguyên nhân của những yếu kém, chất lượng đào tạo thấp hiện nay là do cơ chế quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực này còn nhiều bất cập, cơ chế cho giáo dục vân chưa hào nhịp được với cơ chế thị trường. Cơ chế vẫn chưa tạo điều kiện để các TCSN công trong lĩnh vực hoạt động được hiệu quả, mà thực tế còn nhiều cơ chế chính sách là nguyên nhân kèm hãm các tổ chức này phát triển.

Đứng trước tình hình nền giáo dục hiện nay, Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách đổi mới cơ chế quản lý giáo dục trong thời gian qua. Nhưng những chính sách đó vẫn chỉ là chủ trương, đường lối vẫn chưa cải thiện được tình hình thực tế. Do vậy Đảng và Nhà nước cần phải xem xét, nghiên cứu đưa ra chủ trương, chính sách mới nhằm đổi mới cơ chê quản lý giáo dục có hiệu quả hơn, đây là vấn đề mang tính cấp bách, quyết định vẫn mệnh sự nghiệp giao dục của nước nhà. Làm sao phải đưa nền giáo dục nước nhà ngày càng phát tiển và có thể hoà nhịp với sự phát triển năm châu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo Giáo dục Việt Nam - Đầu tư và cơ cấu tài chính, Hà nội,2007.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án qui hoạch xã hội hoá Giáo dục – đào tạo 2006-2010, Hà nội,2006.

3. Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003, Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/07/2003, Nghị định số

43/2006/CP, ngày 25/4/2006, Hà nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội, 2001.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, Hà nội, 2008.

7. Đại học Kinh tế quốc dân, Bài giảng Chính trị học trong Quản lý công, GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn, Hà nội, 2007.

8. Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Chính sách Kinh tế - xã hôi, PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 2006.

9. Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Khoa học quản lý, Tập 1-2, PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 2004.

10. Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Kinh tế công cộng, PGS.TS. Phạm Văn Vận, Ths. Vũ Cương, NXB Thống kế, Hà nội, 2005.

11. Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Quản lý học, tập 1, PGS.TS.Mai Văn Bưu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 2001.

12. Lê Chi Mai, Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội, 2004.

13. Liên hợp quốc, Báo cáo Phát triển con người 2007/2008, Hà nội, 2007 14. Liên hiệp quốc, Phí sử dụng, quyền tự chủ tài chính và khả năng tiếp cận

15. Macmillan (Daivid W.Pearce): Từ điển Kinh tế học hiện đại.

16. Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển thế giới 2004: Cải thiện các dịch vụ để phục vụ người nghèo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2004. 17. Ngân hàng Thế giới, Từ kế hoạch đến thị trường, Báo cáo phát triển của

NHTG, Hà nội, 1996.

18. Quốc hội Việt Nam, Luật giáo dục năm 1998, Luật giáo dục mới năm 2005, Nghị quyết số 37/2004/QH11, Hà nôi.

19. S.A.Sammuelson và W.D.Nordhaus, Kinh tế học, tập 2, ĐH KTQD, Hà nội 1989.

20. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998, Quyết định153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003, Quyết định số

08/2004/QĐ-TTG ngày 15/01/2004, Hà nôi.

21. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2004, 2005,2006.

22. Trang web: http://www.wto.org; “Danh mục phân loại các dịch vụ của GATS trong khuân khổ WTO”

23. Uỷ ban Tài chính Ngân sách Quốc Hội, Báo cáo kết quả kiểm toán niên độ ngân sách năm 2004, Hà nội 2007.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I...4

LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC...4

TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CÔNG...4

1.1. Cơ sở lý thuyết về đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công...4

1.1. Cơ sở lý thuyết về đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công...4

1.1.1. Khái niệm hàng hóa và dich vụ công, vai trò của nhà nước trong việc cung cấp loại hàng hóa này trong nền kinh tế thị trường...4

1.1.1. Khái niệm hàng hóa và dich vụ công, vai trò của nhà nước trong việc cung cấp loại hàng hóa này trong nền kinh tế thị trường...4

1.1.1.1. Khái niệm hàng hóa và dịch vụ công...4

1.1.1.1. Khái niệm hàng hóa và dịch vụ công...4

1.1.1.2.Các hình thức cung ứng dịch vụ công và vai trò của nhà nước ...6

1.2. Một số vấn đề lý luận về đổi mới cơ chế tổ chức và quản lý của các tổ chức sự nghiệp công...8

1.2. Một số vấn đề lý luận về đổi mới cơ chế tổ chức và quản lý của các tổ chức sự nghiệp công...8

1.2.1. Lĩnh vực sự nghiệp và tổ chức sự nghiệp công...8

1.2.1. Lĩnh vực sự nghiệp và tổ chức sự nghiệp công...8

1.2.1.1.Lĩnh vực sự nghiệp...8

1.1.2.2. Tổ chức sự nghiệp. ...10

1.2.1.3.Tổ chức sự nghiệp công...12

1.2.2. Cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công...13

1.2.2. Cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công...13

1.2.2.1. Khái niệm...13

1.2.2.1. Khái niệm...13

Về hình thức pháp lý: Thông thường hoạt động của các TCSN công được điều chỉnh theo một bộ luật riêng, chẳng hạn như luật về các TCSN, luật về dịch vụ công. Tuy nhiên, ở nhiều nước khác, những qui định về hoạt động của các TCSN công được thể hiện trong luật hành chính và hoặc không có luật riêng nào điều chỉnh . Các TCSN công của Việt Nam rơi vào trường hợp thứ hai, tức là chưa có luật riêng điều chỉnh các hoạt động sự nghiệp nói chung và TCSN công nói riêng. ...14

Về hình thức pháp lý: Thông thường hoạt động của các TCSN công được điều chỉnh theo một bộ luật riêng, chẳng hạn như luật về các TCSN, luật về dịch vụ công. Tuy nhiên, ở nhiều nước khác, những qui định về hoạt động của các TCSN công được thể hiện trong luật hành chính và hoặc không có luật riêng nào điều chỉnh . Các TCSN công của Việt Nam rơi vào trường hợp thứ hai, tức là chưa có luật riêng điều chỉnh các hoạt động sự nghiệp nói chung và TCSN công nói riêng. ...14

1.2.2.2. Nội dung...14

1.2.3. Tổ chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo...18

1.2.3. Tổ chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo...18

1.2.3.1. Khái niệm giáo dục và đào tạo...18

1.2.3.1. Khái niệm giáo dục và đào tạo...18

Con người là trung tâm của mọi sự phát triển, là vốn quý nhất của xã hội. Con người sáng tạo ra xã hội, làm cho xã hội phát triển đến những đỉnh cao của nền văn minh nhân loại. Trong quá trình phát triển, con người luôn luôn biết tự hoàn thiện mình, trở thành con người có trí tuệ cao và cách sống văn minh hơn. ...18

Con người là trung tâm của mọi sự phát triển, là vốn quý nhất của xã hội. Con người sáng tạo ra xã hội, làm cho xã hội phát triển đến những đỉnh cao của nền văn minh nhân loại. Trong quá trình phát triển, con người luôn luôn biết tự hoàn thiện mình, trở thành con người có trí tuệ cao và cách sống văn minh hơn. ...18

Trong các nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia, nguồn lực con người là nhân tố quyết định đối với sự phát triển, đồng thời nó cũng là mục tiêu của sự phát triển hướng tới. Đặc biệt đối với nước ta, trong quá trình phát triển đất nước, khi các nguồn lực khác còn hạn hẹp thì nguồn lực con người là nguồn lực quý báu nhất để phát triển đất nước...18

Trong các nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia, nguồn lực con người là nhân tố quyết định đối với sự phát triển, đồng thời nó cũng là mục tiêu của sự phát triển hướng tới. Đặc biệt đối với nước ta, trong quá trình phát triển đất nước, khi các nguồn lực khác còn hạn hẹp thì nguồn lực con người là nguồn lực quý báu nhất để phát triển đất nước...18

Nguồn lực con người trước hết là sức mạnh trí tuệ, tay nghề của họ. Sức mạnh của mỗicon người xét cho cùng là bắt nguồn từ những trí thức mà họ có được, từ khả năng vận dụng kiến thức đó vào hành động nhằm giải quyết các vấn đề thực tế. Song những trí tuệ và kỹ năng làm việc của con người nó không tự nhiên mà có được. Mà nó là kết quả của giáo dục và đào tạo và sự tự rèn luyên lâu dài của mỗi con người. Cthể nói giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, của cả nhân loại, nhằm đào tạo ra một nguồn nhân lực có trí tuệ cao, đáp ứng được những yếu cầu của sự phát triển

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CÔNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Trang 82 -98 )

×