Nâng cao chất lượng quá trình phân tích, thẩm định đối với khách hàng cũng như phương án vay vốn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG HABUBANK (Trang 52 - 54)

2. Về công tác nghiệp vụ

2.1. Nâng cao chất lượng quá trình phân tích, thẩm định đối với khách hàng cũng như phương án vay vốn

khách hàng cũng như phương án vay vốn

Quá trình phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa rủi ro tín dụng. Khách hàng chính là người sử dụng từ đó có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng vốn vay, cũng là người chịu trách nhiệm hoàn trả vốn vay đối với Ngân hàng. Trong thời gian qua, các chi nhánh của HABUBANK đã tăng cuờng thực hiện công tác này, tuy

nhiên kết quả đạt được vẫn còn ở mức khiêm tốn. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của công tác tín dụng, thực hiện nhiệm vụ đã đề ra trong thời gian sắp tới, Ngân hàng phải tiến hành thực hiện tốt hơn nữa việc phân tích, thẩm định đối với khách hàng và phương án vay vốn của họ để nâng cao chất lượng của hoạt động này.

- Việc thẩm định năng lực pháp lý để đưa ra quyết định khách hàng có được ký kết hợp đồng tín dụng hay không cần phải tiến hành đồng bộ với công tác đánh giá năng lực tài chính và uy tín của khách hàng. Uy tín của khách hàng là yếu tố quan trọng phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn vay sau này. Thông thường những yếu tố về năng lực, khả năng quản lý, kỹ năng chuyên môn, mối quan hệ của khách hàng với Ngân hàng và các đối tác làm ăn đều được dùng làm cơ sở để đánh giá khả năng hoàn trả nợ có đầy đủ và kịp thời hạn không. Tuy nhiên, những yếu tố này không được đề cập trong hồ sơ vay vốn, do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tìm hiểu thêm. Đánh giá uy tín của người vay là hoạt động rất khó, nó là một chỉ tiêu định tính nên không thể tiến hành đo lường được, đòi hỏi nhân viên tín dụng phải có năng lực quan sát và khả năng phân tích tốt. Ví dụ như những thông tin tìm hiểu được từ tình hình hoạt động tại văn phòng, nơi làm việc của đội ngũ nhân viên, của chủ doanh nghiệp… là những điều đơn giản nhưng có thể đem lại hiệu quả cao, không thể tìm thấy trong các bản báo cáo tài chính.

- Khi tiến hành đánh giá về khả năng trả nợ của người vay vốn, nhân viên tín dụng thường quan tâm đến các nguồn thu trong tương lai khi hợp đồng tín dụng chuẩn bị đến thời hạn thanh toán. Nguồn thu này chính là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của từng chu kỳ, nhân viên tín dụng cần nắm rõ nguồn trả nợ chính của khách hàng và các nguồn thu khác mà họ cam kết dùng để trả nợ khi nguồn trả nợ gặp sự cố. Trong đó, doanh thu hoạt động sản xuất _______________________________________________________________53

kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng phản ánh về chất lượng của quá trình tiêu thụ sản phẩm, doanh thu càng lớn thì khả năng trả nợ cho Ngân hàng càng cao. Tuy nhiên, khi phân tích doanh thu thì nhân viên tín dụng cần xem xét, nghiên cứu rõ nguyên nhân doanh thu tăng hoặc giảm là do đâu cũng như phải có sự đối chiếu doanh thu qua các thời kỳ. Trong một số trường hợp, doanh thu tăng lên chưa chắc là do tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp thuận lợi mà có thể do giá cả đầu ra tăng lên, tuy nhiên khi giá cả đầu ra tăng lên thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm do đó gây khó khăn cho việc trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG HABUBANK (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w