Thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn bong bóng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT HÀNH VI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 38 - 40)

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứ u

2.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn bong bóng

Năm 2007 được xem là mốc đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ nhất của thị

trường chứng khoán Việt Nam. Giai đoạn này thị trường chứng khoán chia làm hai giai đoạn chính:

Hình 2.1: Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007

Hình 2.1: Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007

Đầu năm 2007 đến giữa năm 2007: thị trường tăng trưởng nhanh và là một trong những thị trường thị trường tài chính mới nổi có tình hình chứng khoán nóng và đã xuất h Hiện tượng “khát chứng khoán” và hiện tượng “nổi bong bóng” khiến cho một số chuyên gia lo ngại sẽ có hiện tượng đảo chiều dòng vốn. Họ thậm chí đã nghĩ đến biện pháp kiểm soát vốn. “Qúa nóng” là từ mà các chuyên gia nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007, chỉ số P/E lên tới 38-40 trong khi thông thường chỉ ở mức 15-17 lần. Tại sao thị trường chứng khoán lại nóng như

vậy?

Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư ngoại gọi thị trường Việt Nam là “Second China” ở châu Á và nhận xét đây là điểm sáng vềđầu tư. Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là thành công, với mức tăng trưởng chỉ số VN- Index là 23.3% và HASTC Index là 33.2% so với năm 2006. Tổng giá trị vốn hàng hóa thị trường (cả hai sàn HOSE và HASTC, chưa tính đến trái phiếu) đã đạt trên 43% so với GDP, vượt xa mức so với mục tiêu của nhà nước đặt ra là tới năm 2010,

vốn hóa thị trường chiếm 35%. Hơn 330.000 tài khoản đã được mở ra so với hơn 130.000 tài khoản trong năm ngoái. Điều này thể hiện mức độ quan tâm của công chúng đầu tư lên thị trường chứng khoán ngày càng lớn. Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài gần 7900 tài khoản ( 5400 tài khoản cá nhân và 500 tài khoản tổ chức) tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Nhà đầu tư nước ngoài hiện

đang nắm giữ từ 25-30% cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết và chiếm khoảng 18% giao dịch toàn thị trường. Giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chính thức ước khoảng 7.6 tỷ USD (nếu tính cả thị trường không chính thức con số này đạt 20 tỷ USD) tăng gấp 3 lần so với năm 2006.

Nhìn lại vào đầu năm 2007, thị trường thật sựđã trở nên quá "nóng". Dồn dập những nhà đầu tư mới đã tham gia thị trường với một niềm tin rằng sẽ thu được lợi nhuận "khổng lồ", đến mức trên nhiều sàn giao dịch của các công ty chứng khoán

(vốn bấy lâu vắng khách) vào lúc đó cũng trở nên quá tải. Đỉnh điểm của sự "kỳ

vọng" là VN-Index đã lên đến 1.170,67 điểm vào ngày ngày 12-3-2007 - mức kỷ

lục cho đến tận hôm nay, tăng hơn 55% so với phiên cuối cùng của năm 2006 (VN- Index ở mức 751,77 điểm vào ngày 29-12-2006).

Liệu năm 2008 có lặp lại kịch bản hay không, chứ còn vào thời điểm tràn đầy sự hăm hở của nhà đầu tư vào lúc ấy, 90% công ty niêm yết đã tranh thủ "thời cơ" để huy động vốn.

Điều đáng nói ở đây, sự phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán không chỉ làm tốn giấy mực của báo chí trong nước mà còn thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của các báo giới nước ngoài. Thời gian trước và sau Tết, không ngày nào mà hai từ

Việt Nam không xuất hiện trên mặt báo cùng với tin tức về thị trường chứng khoán. Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam (AMCHAM) đăng tải trên website của họ bài viết “thị trường chứng khoán Việt Nam thăng hoa thiếu cơ sở”. Thời báo Tài Chính Anh (Financial Times) dẫn lời các nhà quản lý tài chính nước ngoài cảnh báo thị

trường chứng khoán TP.HCM đang rơi vào tình trạng quá nóng và vượt quá giá trị

thật. Thậm chí tuần báo Wall Street Joural – tuần báo có uy tín vào hạng bậc nhất trên thế giới cũng có bài bình luận về Thị trường chứng khoán Việt Nam với tựa

"Saigon’Miss”. Đáng chú ý là IMF cũng đã gửi bản khuyến cáo đến chính phủ Việt Nam về sự bùng nổ của TTCK.

Rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự phát triển quá nóng của Thị

trường chứng khoán Việt Nam. Nhà đầu tư trong nước đổ lỗi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài đổ lỗi cho sự "điên cuồng” của nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên quy chung lại phần lớn đồng tình cho rằng nguyên nhân chính là do tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong nước- thiếu kiến thức cũng như không có kỳ vọng riêng. Và chơi chứng khoán trong thời gian vừa qua đã được báo chí nói tới như một thứ “mốt”, một “phong trào” lan truyền nhanh hơn bất cứ dịch bệnh nào, trên khắp cả nước.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT HÀNH VI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)