Trong năm 2007, ngành thủy sản An Giang mà trong đó là ngành chăn nuôi cá tra-basa tiếp tục khẳng định vị thế, mũi nhọn then chốt trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh với mức tăng trưởng 24,60% so với mức 2,33% năm 2006, một mức tăng trưởng rất cao.
Cơ cấu ngành thủy sản so với GDP toàn tỉnh năm 2007 là 5,36% (năm 2006 là 4,67%).
Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành luôn tăng trưởng nhanh, mạnh và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế xã hội chung của tỉnh.
Tổng diện tích NTTS là 2.400 ha, trong đó diện tích nuôi cá tra- basa là 1.379 ha, chiếm tỷ trọng 57% trong tổng diện tích NTTS. Trong khi tổng diện tích NTTS đều tăng qua các năm thì diện tích nuôi cá tra- basa lại giảm vào năm 2006 rồi tăng đột biến vào năm 2007.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do vào năm 2005 thủy sản An Giang vẫn chịu những thử thách gay gắt về hàng rào kỹ thuật của thị trường quốc tế, cả người nuôi và nhà chế biến đều lận đận lao đao nhất là chất lượng cá tra-basa xuất khẩu không đạt yêu cầu của các nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, sự phát triển quá nhanh về sản lượng mà ít chú ý đến chất lượng đầu ra của sản phẩm cộng với thiếu sự kết hợp đồng bộ của các doanh nghiệp và người nuôi; cạnh tranh lẫn nhau bán giá thấp, trả đũa nhau làm cho tình hình xuất khẩu thủy sản không ổn định; giá cá nguyên liệu giảm mạnh trong thời gian dài dẫn đến người nuôi thua lỗ nặng thậm chí phá sản. Kết quả đã làm giảm số hộ nuôi cá tra-basa trong năm 2006 kéo theo diện tích nuôi cá tra-basa cũng giảm theo.
Bảng 1 : Diện tích chăn nuôi cá tra-basa
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng diện tích NTTS 1,836 ha 1,918 ha 2,400 ha
Trong đó :
+ Nuôi cá tra-basa 815 ha 807 ha 1,379 ha
+ Tỷ trọng 44% 42% 57%
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động ngành Thủy sản An Giang năm 2005, 2006 và 2007 của Sở Thủy sản An Giang)
Chỉ tiêu 2006 so với 2005 2007 so với 2005 2007 so với 2006 Chênh
lệch % Chênh lệch % Chênh lệch %
Trong đó :
+ Nuôi cá tra-basa -8 ha -1.0% 564 ha 69% 572 ha 71%
Bảng 2 : Số hộ chăn nuôi cá tra-basa
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng số hộ NTTS 13,464 hộ 11,755 hộ 14,938 hộ
Trong đó :
+ Nuôi cá tra-basa 10,539 hộ 9,007 hộ 13,334 hộ
+ Tỷ trọng 78% 77% 89%
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động ngành Thủy sản An Giang năm 2005, 2006 và 2007 của Sở Thủy sản An Giang)
Chỉ tiêu 2006 so với 2005 2007 so với 2005 2007 so với 2006 Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % Tổng số hộ NTTS -1,709 hộ -12.7% 1,474 hộ 11% 3,183 hộ 27% Trong đó : + Nuôi cá tra-basa -1,532 hộ -14.5% 2,795 hộ 27% 4,327 hộ 48%
Mặc dù diện tích và số hộ chăn nuôi cá tra-basa không tăng mà còn giảm nhưng từ bảng 3 cho thấy sản lượng chăn nuôi vẫn tăng qua 3 năm do quy mô diện tích bình quân trên một hộ nuôi tăng cao. Tuy năm 2006 có tăng so với năm 2005 nhưng tăng không nhiều (tăng 25.000 tấn tương đương tăng 21%) trong khi năm 2007 tăng 72.000 tấn tương đương tăng 50% so với năm 2006. Không chỉ có sản lượng chăn nuôi cá tra-basa tăng qua các năm mà tỷ trọng sản lượng chăn nuôi cá tra-basa chiếm trong tổng sản lượng NTTS của tỉnh cũng tăng qua các năm (năm 2005 chiếm 66%/Tổng sản lượng TSNT, năm 2006 tăng lên 80%/Tổng sản lượng TSNT và năm 2007 tiếp tục tăng lên 82%/Tổng sản lượng TSNT). Điều này cho thấy dù tình hình thị trường có biến động như thế nào thì ngành chăn nuôi cá tra-basa vẫn là ngành thế mạnh đầy tiềm năng của tỉnh.
Bảng 3 : Sản lượng chăn nuôi cá tra-basa
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng sản lượng TSNT. 180,809 tấn 182,000 tấn 264,000 tấn Trong đó :
+ Nuôi cá tra-basa 120,000 tấn 145,000 tấn 217,000 tấn
+ Tỷ trọng 66% 80% 82%
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động ngành Thủy sản An Giang năm 2005, 2006 và 2007 của Sở Thủy sản An Giang)
Chỉ tiêu