Xâydựng và hoàn thiện nghiệp vụ cho thuê

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển hoạt động cho thuê tại Công ty Cho thuê Tài chính I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam doc (Trang 68 - 72)

Mặc dù Công ty thực hiện nghiệp vụ cho thuê dựa trên quy chế 135/1998/HĐQT-QĐ ngày 15/10/1998 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Quy định về nghiệp vụ cho thuê của công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đối với khách hàng. song quy chế này cơ bản dựa trên nghị định 64/CP của Chính phủ (và trong tương lai, nghị định này được thay thế bởi Nghị định số 16/ CP của Chính phủ ban hành ngày 02/5/2001) về hoạt động cho thuê tài chính nên còn một số hạn chế.

Sau đây là một số ý kiến đề xuất nhằm xây dựng và hoàn thiện các hướng dẫn đó:

3.3.6.1. Thủ tục

Cho thuê là một trường hợp của nghiệp vụ tài trợ trung, dài hạn. Như vậy, hồ sơ xin được tài trợ cho thuê về cơ bản tương tự hồ sơ xin vay vốn cố định nhưng chỉ khác ở một số điểm chính sau:

+ Không cần cam kết thế chấp như vay vốn. Nhưng trong một số trường hợp, công ty thuê mua có thể đòi hỏi người đi thuê phải có sự bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba về việc thực hiện nghĩa vụ của người đi thuê theo theo như đã giao ước trong trường hợp đồng.

+ Nhu cầu của người đi thuê được thể hiện trong hợp đồng cho thuê theo phương thức nào.

3.3.6.2. Quy trình tài trợ cho thuê a. Thẩm định hồ sơ xin thuê:

Phải điều tra cụ thể, đảm bảo tính chính xác của các thông tin mà bên thuê cung cấp như hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ xin vay. Từ đó, cán bộ thẩm định thực hiện phân tích các hệ số đánh giá năng lực tài chính và đạo đức của bên thuê, tính khả thi của dự án và phải kết luận được các câu hỏi đặt ra.

+ Bên thuê có khả năng thanh toán tiền thuê khi đến hạn của hợp đồng cho thuê tài chính quy định hay không?

+ Bên thuê có muốn thanh toán tiền thuê hay không?

Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiêm hữu hạn thì câu hỏi thứ hai cũng rất quan trọng. Bởi vì nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, các doanh nghiệp tư nhân nói riêng và doanh nghiệp Nhà nước nói chung đều rất đói vốn. Hơn nữa, tại Việt Nam luật pháp chưa nghiêm, các doanh nghiệp tư nhân lại có tập quán “ chiếm dụng” vốn của nhau, công nợ dây dưa, vì vậy chưa chắc họ đã trả tiền ngay khi đến hạn mặc dù họ đã có tiền. Do đó, để bảo đảm cho công tác thẩm định được an toàn, các doanh nghiệp tư nhân cần phải thực hiện các biện pháp sau:

* Yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tiển Nông thôn Việt Nam, mọi hoạt động về tài chính đều có sự giám sát của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cứ đến hạn thanh toán, Ngân hàng Nông nghiệp sẽ trích tiền có trong tài khoản để thu hồi vốn lẫn lãi.

* Yêu cầu bên thuê ký quỹ tại Ngân Hàng Nông nghiệp hoặc một Ngân hàng khác một số tiền đảm bảo với tên của công ty. Nếu hợp đồng bị phá vỡ do lỗi của bên thuê thì công ty có quyền sử dụng khoản tiền này.

b. Tiến hành tài trợ.

Công ty cho thuê chưa có khảo sát kỹ càng về cung và cầu máy móc, thiết bị nên trong giai đoạn hiện nay công ty chỉ nên đóng vai trò đơn thuần là người cung cấp tài chính mà chưa nên mua trước tài sản để khi khách hàng có nhu cầu mới cho thuê được. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty đã và sẽ có trong tay những tài sản mà ngân

hàng “mẹ” đã xiết nợ chuyển sang dưới hình thức cấp vốn hoặc bán lại cho công ty để dùng cho thuê cùng với tài sản được thu hồi về khi hết hạn hợp đồng.

3.3.6.3. Phương thức xác định tiền thuê.

Việc xác định tiền thuê cần dựa trên nguyên tắc người cho thuê và người thuê cùng có lợi. Điều này có nghĩa là việc tính tiền thuê giúp người cho thuê hạn chế rủi ro nhưng vẫn thu hút được khách hàng tạo ra hiệu quả trong kinh doanh.

Có nhiều phương thức khác nhau xác định tiền thuê tuỳ thuộc vào uy tín, năng lực tài chính của người thuê, tính chất của tài sản cho thuê (hao mòn hữu hình và vô hình nhanh hay chậm, có khả năng dễ dàng phát triển trên thị trường hay không), khả năng phát huy hiệu quả của tài sản do người thuê sử dụng. Mặt khác còn có thể tuỳ thuộc vào biện pháp áp dụng chế độ lãi suất ổn định hay lãi suất thả nổi để tính toán.

3.3.6.4. Phòng ngừa rủi ro

Trong bất kỳ lĩnh vực đầu tư nào cũng có rủi ro. Tỷ lệ rủi ro cao hay thấp ngoàiphía người thuê ra còn nằm ở phía công ty cho thuê. Chính vì vậy, việc phòng ngừa rủi ro là cần thiết.

a. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong khi xét duyệt tài trợ

Đối với người thuê

- Xem xét tình hình tài chính và khả năng thanh toán của người thuê

- Xem xét năng lực điều hành, kế hoạch sản xuất kinh doanh, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu, khách hàng tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu

- Xem xét tư cách đạo đức, uy tín của người thuê thông qua thị trường, chất lượng sản phẩm chủ yếu, khách hàng tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, mức độ chấp hành các khoản vay nợ, phải trả...

Đối với tài sản và nhà cung cấp:

- Đánh giá giá trị của tài sản cho thuê.

Người cho thuê chỉ là nhà tài trợ nên trong nhiều trường hợp người cho thuê chỉ hiểu hạn chế về giá trị tương lai của thiết bị cho thuê. Do vậy , công ty cần nghiên cứu giá cả mà người thuê đề nghị tài trợ có đúng đắn không. Nếu tài sản đã qua sử dụng thì công ty không thể căn cứ vào hoá đơn của nhà sản xuất để làm căn cứ đánh giá được mà phải ước lượng theo giá cả thị trường trên cơ sở còn lại của giá trị tài sản.

- Đánh giá tính hợp pháp của tài sản cho thuê: Công ty cần nghiên cứu điều tra để nắm chắc tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà cung ứng là tài sản thuộc diện tự do trao đổi. Đối với những tài sản nhập khẩu thì cần xem những quy định nhập khẩu để tránh tình trạng tài sản mua rồi nhưng không được phép nhập vào.

- Đánh giá đặc tính kỹ thuật của tài sản cho thuê: Công ty hoặc tự mình hoặc thuê chuyên gia kỹ thuật đánh giá tài sản về cấu trúc và tuổi thọ hoạt động của tài sản, tốc độ lỗi thời, công suất sử dụng, tài sản dễ hay khó di chuyển, vấn đề bảo dưỡng. Ngoài ra , công ty còn cần lưu ý đến nơi sản suất tài sản để tránh tình trạng khó tìm phụ tùng thay thế, sửa chữa. - Đánh giá kế hoạch sử dụng tài sản của người thuê.

Đối với nhà cung ứng tài sản :

Cần phải đảm bảo khả năng cung cấp máy móc, thiết bị đồng thời có thể thực hiện các biện pháp an toàn nhằm ràng buộc nhà cung cấp với tài sản mà họ cung cấp:

+ Thoả thuận với nhà cung cấp mua lại tài sản khi có công nghệ tiên tiến hơn. + Yêu cầu nhà cung cấp bảo hành tài sản.

Trong nhiều trường hợp, việc giao nhận tài sản giữa nhà cung ứng và người thuê không có sự nhận diện của công ty. Mặt khác, công ty cũng chưa có đủ khả năng để hiểu biết về mặt kỹ thuật nên ngoài những yêu cầu nêu trên công ty cần xem xét nhà cung ứng ở các mặt đạo đức, uy tín, khả năng, trình độ của nhà cung ứng. Tài sản có thuộc lĩnh vực kinh doanh của nhà cung ứng có bảo đảm đúng các điều kiện đã được thượng lượng không.

b. Các biện pháp hạn chế rủi ro sau khi xét duyệt tài trợ:

Trong quá trình xét duyệt công ty chỉ có thể loại trừ được một số rủi ro chứ không bảo đảm hoàn toàn loại trừ tất cả mọi rủi ro. Do đó , để hoàn thiện hơn nữa công tác phòng tránh rủi ro, công ty cần lựa chọn và áp dụng một số biện pháp hạn chế rủi ro như sau:

- Bảo lãnh của người thứ ba trong việc thực hiện cam kết của hợp đồng cho thuê

+ Đối với những hợp đồng mà công ty cảm thấy không an toàn tin tưởng vào người đi thuê trong việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, công ty bắt buộc người thuê tìm người bảo lãnh có uy tín và khả năng tài chính để thực hiện cam kết của mình.

+ Mua bảo hiểm cho tài sản cho thuê.

- Ràng buộc người thuê vào tài sản thuê trong hợp đồng người thuê cần xác định rõ

+ Xác định quyền cho thuê hợp lý để giá bán cuối thời hạn khuyến kích người thuê mua lại tài sản.

- Ràng buộc nhà cung ứng vào tài sản thông qua hình thức bảo lãnh tài sản trong một thời hạn nhất định và mua lại tài sản đã bán.

- Các biện pháp về tài chính: Công ty cần phải được hoàn trả nhanh số tiền tài trợ thông qua trường hợp người thuê tham gia một phần tiền mua tài sản hoặc ký gửi một khoản tiền, hay tiền thuê được tính cao lúc đầu mà giảm dần về sau; xem xét chế độ lãi suất, trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển hoạt động cho thuê tại Công ty Cho thuê Tài chính I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam doc (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)