Tăng trưởng dư nợ cho vay DNNN trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 42 - 43)

Trong nền kinh tế nhiều thành phần, mọi thành phần đều có quyền bình đẳng như nhau, đều được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Trong những năm gần đây với việc Luật DN đi vào cuộc sống, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn khiến cho số lượng DNNQD không ngừng gia tăng trên mọi lĩnh vực kinh doanh và cơ cấu nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng năng động hơn. Cả Chính phủ và người dân đã dần thay đổi suy nghĩ về vai trò và chức năng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Các DNNQD đã dần tạo được lòng

tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước và không nằm ngoài xu hướng chung đó Chi nhánh đã chủ động hơn trong việc mở rộng tín dụng với khối DN này. Theo đó với số lượng vốn huy động tăng trưởng ổn định thì dư nợ DNNN sẽ giảm một cách tương ứng. Tuy nhiên trong những năm vừa qua nếu quan sát kỹ thì vẫn thấy Chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng mở rộng đối với DNNN để duy trì, mở rộng sản xuất một cách hiệu quả góp phần phát triển kinh tế đất nước ổn định, bền vững. Mức độ giảm dư nợ DNNN là chưa đáng kể thể hiện ở chỗ dư nợ cho vay DNNN vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Riêng trong năm vừa qua, Chi nhánh đã giảm tỷ trọng dư nợ theo chiều rộng và tập trung nhiều hơn vào những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế. Năm 2005 mức tăng trưởng dư nợ là 22.21% trong khi tăng trưởng dư nợ cho vay DNNN là 2%; Năm 2006 mức tăng trưởng dư nợ DNNN lên đến 18%, đây là năm mà dư nợ DNNN chiếm tỷ trọng cao nhất. Đến năm 2007, quán triệt chủ trương của NHCTVN tỷ trọng cho vay DNNN giảm, tỷ lệ tăng trưởng tương ứng là – 32.77%.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 42 - 43)